Kinh nghiệm tuân thủ thuế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 59 - 61)

Để nâng cao tính tuân thủ của NNT cần phải có các giải pháp đồng bộcũng như tính đơn giản, công khai, minh bạch của chính sách thuế là nhân tố quan trọng tác động tới ý thức tuân thủ của NNT, nó không chỉ góp phần giảm bớt chi phí mà còn giảm bớt các hành vi trốn thuế, tránh thuế.

Tính đơn giản, công khai, minh bạch của chính sách thuế được hiểu là sự đơn giản, rõ ràng, mang tính nhất quán trong các quy định về pháp luật thuế, chính sách thuế phải được tuyên truyền sâu rộng đến NNT để họ hiểu và tự xác định quyền, nghĩa vụ của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện đại hoá quản lý thuế cũng là một trong các nhân tốgóp phần nâng cao tính tuân thủ trong thu nộp thuế. Trong 5 năm gần đây, ngành thuế đã đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, hỗ trợ NNT thực hiện nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn tính không tuân thủ của NNT. Việc thiết lập một giao diện dễ dàng, thân thiện với NNT cũng sẽ cải thiện dịch vụ hỗ trợ NNT, theo đúng phương châm “Hỗ trợ NNT là trách nhiệm của cơ quan Thuế”. Ngoài ra, cùng với việc áp dụng côngnghệ mới trong công tác quản lý, cơ quan Thuế cũng cần tăng cường rà soát phát hiện và xử lý nhằm giảm thiểu các hành vi không tuân thủ của NNT.

Có thể thấy rằng, nâng cao mứctuân thủcủa NNTluôn là vấn đề đặt ra cho các cơ quan Thuế của mọi quốc gia. Và để khắc phục được tính không tuân thủ của NNT phụ thuộc vào cả cơ quan Thuế và NNT, đồng thời phải có những công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cả cơ quan Thuế và NNT, nhất là công cụ CNTT.

Về vấn đề này, nhiều nhà kinh tế còn gắn việc tuân thủ thuế với các vấn đề về đạo đức, và muốn giải quyết vấn đề này thì một giải pháp được áp dụng đó là giáo dục đạo đức cho NNT để họ có thể trả lời rõ ràng được câu hỏi- tại sao phải nộp thuế và thấy được sự khác nhau giữa một người nộp thuế và người không nộp thuế trong con mắt của cộng đồng, xã hội.

Bài học kinh nghiệm về tuân thủ thuế của ĐTNT có thể áp dụng cho tỉnh BìnhDương:

Tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, thay vì đưa ra những hình thức xử phạt các đối tượng trốn và tránh thuế.

Đánh giá mức độ tuân thủ thuế, từ đó có cách ứng xử phù hợp, hiệu quả trong thực tiễn điều hành quản lý thuế. Việc tăng cường kiểm soát kê khai thuế là một trong những giải pháp nâng cao tính tuân thủ thuế trong mô hình quản lý thuế hiện đại.

Phân loại lịch sử tuân thủ thuế của NNT để đưa ra cách quản lý phù hợp. Tuân thủ thuế là yếu tố cốt lõi của cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Theo đó, việc xây dựng “chiến lược tuân thủ tự nguyện” đang được đặt ra như một tất yếu trong cơ chế vận hành của mô hình quản lý thuế.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã tập hợp được những lý luận cơ bản về sự tuân thủ thuế TNDN của NNTvà hệ thống kiểm soát của cơ quan thuế, qua đây luận văn cũng đề cập đến nội dung tuân thủ, các tiêu chí để đánh giá sự tuân thủ thuế của DN và tiêu chí đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát thuế, đồng thời nêu được những nhân tố tác động đến sự tuân thủ gồm: nhân tố về đặc điểm hoạt động của DN, nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán, nhân tố ý thức nghĩa vụ thuế của NNT, nhân tố chính sách thuế, nhân tố tổ chức bộ máy quản lý thuế. Tất cả các lý luận và nhân tố này sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 3 và nghiên cứu khảo sát trong chương 4. Ngoài ra chương 2 cũng tham khảo kinh nghiệm quản lý thuế của hai quốc gia Australia và Singapore để rút ra kinh nghiệm xây dựng cho tỉnh Bình Dương.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ TNDN VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 59 - 61)