3.4.3.1 Về phía NNT
Ưu điểm
NNT chủ động tìm hiểu nội dung của pháp luật thuế thông qua các phương tiện tuyên truyền (trang web), cập nhật được các thông tin liên quan đến tình hình kê khai nộp thuế cũng như các thay đổi được đăng tải trực tiếp trên trang web, NNT có thể dựa vào đó để áp dụng thực tế tại đơn vị mình.
NNT thông qua cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp nâng cao tính tự giác, từng bước chủ động tính toán kê khai chính xác, đầy đủ, đúng hạn góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế, đặc biệt là thuế TNDN.
Thông qua các cuộc thanh kiểm tra, phát hiện sai sót giúp NNT nhận thức và thực hiện sự tuân thủ thuế tốt hơn trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Hạn chế
Một số DN chưa thực hiện theo đúng quy trình đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế (DN tạm ngưng nghỉ kinh doanh chưa thông báo cho CQT, DN chuyển địa điểm chưa hoàn thành thủ tục).
Việc kê khai thuế còn sai sót, thiếu tính chính xác, ngoài ra DN cònđề nghị gia hạn nộp báo cáo tài chính năm do chưa có số liệu hoàn chỉnh.
DN chưa nộp thuế đúng hạn và nợ thuế kéo dài, ngoài ra còn nộp sai số tiền thuế (sai mục lục ngân sách, sai tài khoản, nộp nhầm cơ quan thuếquản lý).
Một số DN còn trì hoãn thời gian thanh kiểm tra do chưa tổng hợp được số liệu đầy đủ làmảnh hưởng đến kế hoạch thanh kiểm tra thuế.
Nguyên nhân
Khách quan:Khó khăn về tài chính làm DN nộp trễ hoặc chưa nộp thuế do nền kinh tế suy thoái, lãi suất ngân hàng cao hơn lãi suất phạt chậm nộp nênDN ưu tiên trả nợ vay ngân hàng hơn là nộp thuế nhằm mục đích xoay vòng vốn. Nhiều
DN không đủ sức cạnh tranh phải phá sản, bỏ trốn dẫn đến nợ thuế không thể thu được.
Tính phức tạp của luật thuế TNDN làm tăng sự lo lắng, làm tăng áp lực tâm lý, NNT không biết cách xử lý tình huống thực tế phát sinh tại DN mình.
Chủ quan: Sự hiểu biết về chính sách thuế còn hạn chế do DN mới thành lập còn non trẻ chưa hiểu rõ về chính sách thuế nên việc vận dụng các quy trình tuân thủ thuế còn nhiều thiếu sót. Chưa quan tâm đến hiệu quả thực hiện của bộ máy kế toán, đặc biệt trong giai đoạn đầu mới thành lập hồ sơ chứng từ kế toán rất quan trọng, cần tập hợp đầy đủ để đảm bảo quá trình xây dựng cơ bản được hoàn tất.
Bên cạnh đó, thiếu cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, đường truyền, phần mềm chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của DN như khi đưa dữ liệu vào phần mềm kê khai thuế thì không đọc được chữ hay dữ liệu bị lệch dòng, từ đó dẫn đến sai sót rất nhiều cần phải đối chiếu điều chỉnh làm mất nhiều thời gian.
Bộ máy kế toán tại đơn vị không hoàn chỉnh cả về nhân sự lẫn hệ thống thông tin kế toán, sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn, không hạch toán được kết quả SXKD, không thực hiện lưu trữ hồ sơ kế toán đúng quy định từ đó trì hoãn việc chấp hành thanh kiểm tra khi cơ quan thuế thông báo.
3.4.3.2 Về phía cơ quan thuếƯu điểm Ưu điểm
Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ ngày càng được chú trọng hơn
Thông tin kịp thời các thay đổi về chính sách thuế đến với NNT thông qua trang web hướng dẫn hoặc các văn bản thông báo,trả lời cho NNT.
Thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp giải quyết vướng mắc chính sách thuế giúp NNT hiểu rõ hơn đồng thời lắng nghe những khó khăn từ phía NNT để có cơ sở hỗ trợ giúp đỡ họ vượt qua giai đoạn khó khăn, xem “NNT là bạn đồng hành với cơ quan thu”.
Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Bình Dương sản xuất những chương trình truyền hình về thuế cũng được nhiềuNNT quan tâmủng hộ, đây cũng chương trình rất có ý nghĩa.
Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai tự nộp, công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Bình Dương có những chuyển biến tích cực trong việc tăng cường sự tuân thủ thuế đặc biệt là thuếTNDN.
Thực hiệntốtchức năngkiểm soát đăng lý thuế, kê khai thuế, nộpthuế
Theo dõi số lượng doanh nghiệp phát sinh (đã cấp mã số thuế) tương đối chính xác, nhận dữ liệu kê khai thuế của ĐTNN kịp thời, cập nhật số thuế phát sinh cũng như số nộp nhanh chóng, chính xác giúp kiểm soát được nguồn thu.
Thiện hực hình thức kê khai thuế qua mạng tiết kiệm được chi phí và thời gian cho CQT cũng như NNT.
Công tác thanh kiểm tra thuế ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơnthông qua kết quả các cuộc thanh kiểm tra.
Xử lý vi phạmbằng cách áp dụng các chế tài phù hợp, đúng quy định giúp NNT nhận biết sai sót và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định.
Phối hợp với các cơ quan hữu quan đối chiếu, trao đổi thông tin có kết quả tốt, xử lý được rất nhiều trường hợp gian lận thuế, trốn thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Hạn chế
Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT về hình thức đôi lúc còn đơn điệu, chưa thu hút NNT, cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa đáp ứng những yêu cầu linh hoạt và đa dạng của công việc.
Công tác kiểm soát thuế qua các khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế đôi lúc chưa kịp thời vì nhiều dữ liệu kê khai bị lỗi chưa xử lý được làm ảnh hưởng đến việc theo dõi số lượng NNT, số thuế phát sinh.
Công tác thanh tra, kiểm tra, việc lựa chọn những DN tiến hành thanh kiểm tra chưa đạt hiệu quả cao vì thiếu dữ liệu phục vụ cho việc phân tích rủi ro phải thanh kiểm tra và trìnhđộ chuyên môn của một số cán bộ thanh kiểm thuế chưa đáp ứng điều kiện đòi hỏi của hiện đại hóa công tác thanh kiểm tra thuế.
Việc áp dụng các chế tài để xử lý vi phạm về thuế còn nhiều bất cập như lúng túng trong việc xử phạt vi phạm trong quá trình thanh kiểm tra vì sự phức tạp
của luật, xử lý vi phạm nhiều giai đoạn trong một thời kỳ kiểm tra. Bên cạnh đó việc theo dõi số tiền thuế phát sinh, truy thu và phạt sau thanh kiểm tra thông qua công tác quản lý nợ còn nhầm lẫn làm mất nhiều thời gian.
Nguyên nhân
Thiếu nhân lực: DN mới thành lập ngày càng tăng với nhiều loại hình, ngành nghề, quy mô lớn nhỏkhác nhau đòi hỏi phải có đủ nguồn nhân lực tốt phục vụ công tác theo dõi quản lý nguồn thu, tránh thất thoát NSNN là vô cùng khó khăn. Theo thống kê cho thấy bình quân một cán bộ thuế quản lý trên 100 DN theo từng bộ phận như bộ phận quản lý, bộ phận tuyên truyền, bộ phận kiểm tra. Một cán bộ kiêm nhiệmnhiều công việc nên đôi lúc giải quyết chưa chính xác và thái độ phục vụ chưa nhiệt tình dẫn đến NNT chưa được hài lòng khi tiếp xúc làm việc với cơ quan thuế.
Thiếu kỹ năng tuyên truyền thông tin thuế đến NNT ở những vùng xa cơ quan quản lý thuế, những vùng này hệ thống công nghệ thông tin vẫn còn hạn chế nên việc kê khai thuế điện tử gặp nhiều khó khăn, chậm trể.
Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thuế chưa thật sự đồng đều vì theo quy định thì định kỳ 3 năm phải luân chuyển công tác giữa các bộ phận với nhau. Khi chuyển công việc mới (đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh kiểm tra thuế) phải tập trung nghiên cứu chính sách theo lĩnh vực mình được phân công vì chính sách thay đổi thường xuyên, liên tục nên đôi lúc giải quyết công việc chậm trể làm ảnh hưởng đến công tác chung.
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc kê khai thuế điện tửvẫn còn hạn chế, thường xuyên nâng cấp hệ thống hỗ trợ kê khai đôi lúc NNT chưa cập nhật được, hệ thống đường truyền đôi lúc chưa ổn định, nâng cấp thường xuyên mất nhiều thời gian.
Tóm tắt chương 3
Thực trạng tuân thủ thuế của các DN thuộc Cục Thuế Bình Dương quản lý cho thấy DN tăng nhanh, đa dạng về quy mô, ngành nghề, loại hình DN. Thu NSNN từ DN chiếm tỷ trọng cao của tổng thu NSNN trên địa bàn và có xu hướng
ngày càng tăng. Điều này phản ánh tầm quan trọng của số thu từ DN đốivới số thu NSNN địa phương. Thực trạng tuân thủ thuế TNDN được phân tích từ 2 khía cạnh của DN và Cục Thuế thông qua các nội dung đăng ký, kê khai, nộp thuế và công tác tổ chức quản lý của hệ thống kiểm soát. Qua đó cho thấy sự tuân thủ chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.Phân tích thực trạng nêu lên đượcnhững ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tuân thủ từ tình hình thực tế hoạt động của DN và đây sẽ là cơ sở để luận văn đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN và hệ thống kiểm soát thuế sẽ được trình bày trong chương 5.
CHƯƠNG 4
KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
4.1 Giới thiệu mô hình khảo sát và các giả thuyết
Nghiên cứu định tính ở chương 2 nhằm khám phá và hình thành các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách hệ thống hóa các lý luận cơ bản về tuân thủ thuế TNDN kết hợp tìm hiểu mô hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài như mô hình của Christina M. Ritsema, (2003) [2] về “Kinh tế và hành vi quyết định đến việc tuân thủ thuế” và mô hình của Võ Đức Chín, 2011 [15] về “Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp – Trường hợp tỉnh Bình Dương”.
Hai mô hình nói trên là cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài. Tác giả chọn lựa những nhân tố có tính chất thích hợp hơn để nghiên cứu đồng thời đưa ra một nhân tố mới “nhân tố đặc điểm hoạt động kế toán” để khảo sát mức độ ảnh hưởng đến tuân thủ thuế.
Như đã trình bày ở chương 1, các nghiên cứu nước ngoài về sự tuân thủ thuế chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến sử dụng kết hợp các thông tin thống kê và điều tra để phân tích. Chính vì vậy mức độ tin cậy của dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này đòi hỏi rất cao.
Cụ thể, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm năm nhân tố ảnh hưởng đếnsựtuân thủ thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
- Nhóm nhân tố về đặc điểm hoạt động của DN - Nhóm nhân tố về đặc điểm kế toán
- Nhóm nhân tố về ý thức nghĩa vụ của NNT - Nhóm nhân tố về chính sách thuế
Từ mô hình khảo sát tác giả đưa ra các giả thuyết như sau:
H1: Các nhân tố đặc điểm hoạt động có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của các DN.
H2: Các nhân tố về đặc điểm về hoạt động kế toán có tác động đến mức độ tuân thủ thuế của các DN.
H3: Nhóm nhân tố ý thức nghĩa vụ thuế của NNT tốt có tác động đến mức độ tuân thủ thuế của DN.
H4: Nhóm nhân tố chính sách thuế TNDN càng hoàn thiện càng tăng mức độ tuân thủ thuế của DN.
H5: Bộ máy quản lý thuế tốt có tác động tích cực đến sự tuân thủ thuế của DN.
Nguồn: đề xuất của tác giả
Hình 4.1: Mô hình khảo sát Sự tuân thủ thuế của DN H3 H5 H1 Nhóm nhân tố về đặc điểm
hoạt động của doanh nghiệp
Nhóm nhân tố về hoạt động kếtoán Nhóm nhân tố về ý thức nghĩa vụ nộp thuế Nhóm nhân tố về chính sách thuế Nhóm nhân tố về bộ máy quản lý thuế
H2 H4 Sự tuân thủ thuế TNDN của DN
Để tăng thêm tính chặt chẽ tác giả đã trao đổi, phỏng vấn thử 13 cá nhân bao gồm 5 cán bộ thuế có chuyên môn tốt và 8 DN đến liên hệ công tác tại Cục Thuế để kiểm tra về hình thức và mức độ rõ ràng của các câu hỏi. Sau đó, phiếu khảo sát được hoàn chỉnh (xem Phụ lục 1) và được gởi đến các DN.
Do vậy, luận văn có thể sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua điều tra để tiến hành khảo sát mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế của DN.
Mục tiêu: đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tuân thủ thuế.
Phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN được thực hiện theo quy trình sau:
Hình 4.2 Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN
- Kiểm tra phương sai trích
- Kiểm tra các nhân tố rút trích
- Loại các biến có mức tải
nhân tố nhỏ
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s
alpha biến tổng
- Loại các biến có hệ số tương
quan biến tổng nhỏ
Đo lường độ tin cậy Cronbach’s
Alpha
Phân tích nhân tố
khám phá EFA
Cơsở lý thuyết
Nghiên cứu định lượng (n =224)
Phân tích mô hình hồi quytuyến tính
Kiểm định mô hình
4.2 Quy trình khảo sát
4.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Trên cở sở nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế TNDN của DN trong Chương 2, Phiếu khảo sát được thiết kế gồm ba phần như sau:
Phần I: Các câu hỏi thu thập về thông tin chung của doanh nghiệp
Phần II: Các câu hỏi đánh giá mức độ tác động của các nhân tố và đánh giá mức độ tuân thủ thuế của DN (bao gồm 26 biến quan sát).
Phần III: Một số ý kiến khác nếu có
4.2.2 Xác định kích thước mẫu và thang đo
Kích thước mẫu
Kích thước mẫu dự tính là n = 240. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vấn đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng sử dụng trong từng nghiên cứu cụ thể. Theo Hair & và các tác giả, để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát [6]. Mô hình nghiên cứu trong luận văn là 26 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu tối thiểu phải là 26 x 5 = 130 mẫu trở lên. Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát của luận văn là n = 240 là phù hợp cho việc phân tích.
Thang đo
Như đã trình bày trong chương 2, thang đo nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế TNDN của DN gồm5 thang đo thành phần: (1) Đặc điểm hoạt động của DN, (2) Đặc điểm hoạt động kế toán, (3) Ý thức nghĩa vụ thuế của DN, (4) Chính sách thuế, (5) Bộ máy quản lý thuế.
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn đối với người trả lời. Thang đo được quy ước từ 1 “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 “hoàn toàn đồng ý”.Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả phỏng vấn các cán bộ Cục Thuế và DN đến làm việc tại Cục Thuế đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, nhóm trả lời trên hiểu được nội dung và ý nghĩa từng câu hỏi của tất cả
các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.3 Gửi và nhận phiếu khảo sát
Gửi phiếu khảo sát:
Thông tin được thu thập thông qua gửi phiếu khảo sát, 240 phiếu khảo sát được phát cho DN đến làm việc tại P. Kê khai và Kế toán thuếCục Thuế tỉnh Bình Dương và một số gửi qua email đến bộ phận kế toán DN. Mỗi phiếu khảo sát tác giả gửi kèm một bản giải thích các khái niệm về tuân thủ thuế TNDN (ngắn gọn) giúp