Kiểm soát các hoạt động đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế (phạt)

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 49 - 54)

(phạt)

Kiểm soát đăng ký thuế TNDN: là việc cơ quan thuế tiếp nhận dữ liệu đăng ký thuế của doanh nghiệp từ Sở Kế hoạch & Đầu tư và sử dụng các biệp pháp nghiệp vụ để kiểm tra phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế.

Việc đăng ký thuế hiện nay thực hiện theo Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 về việc hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế. Thông qua hệ thống đăng ký và cấp mã số thuế, Phòng Kê khai & Kế toán thuế sẽ nhận thông tin đầy đủ về đối tượng nộp thuế và phân cấp quản lý thông qua việc cấp mục lục ngân sách cho đối tượng nộp thuế (giúp NNT biết đơn vị mình thuộc cơ quan thuế cấp nào quản lý).

Thông qua hệ thống thông tin các phòng quản lý doanh nghiệpphối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành khác (hải quan, quản lý thị trường, công an,...) thường xuyên kiểm tra đối chiếu nhằm phát hiện đối tượng nộp thuế chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế hoặc thay đổi địa điểm, ngành nghề kinh doanh mà không đăng ký lại.

Tổ chức đăng ký thuế giúp cơ quan thuế thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình tăng giảm, ngừng hoạt động, tái hoạt động, bỏ trốn của đối tượng nộp thuế nhằm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tình trạng doanh nghiệp “ma“ hoạt động trên thị trường làmảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.

Kiểm soát kê khai thuế TNDN: là hoạt động của cơ quan thuế để kiểm soát, đối chiếu, đánh giá tính đúng đắn, trung thực, đúng quy định trong hoạt động kê khai thuế TNDN của đối tượng nộp thuế.

Công tác kiểm tra việc kê khai thuế TNDN thông qua các nội dung: kiểm tra đối tượng nộp thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN, kiểm tra thời hạn kê khai thuế TNDN.

Hoạt động kiểm tra việc kê khai thuế do Phòng Kê khai & Kế toán thực hiện. Hàng quý, hàng năm theo sự phân công cán bộ trực tiếp nhận tờ khai thuế qua mạng do đối tượng nộp thuế gửi thông qua website Tổng cục Thuế www.gdt.gov.vn. Cán bộ kiểm tra sẽ xử lý cập nhật dữ liệu tự động, tránh được sai sót trong khâu nhập liệu, tạo điều kiện cho cơ quan thuế lưu trữ hồ sơ dạng điện tử, tiết kiệm được NSNN trong công tác luân chuyển, lưu trữ hồ sơ. Đồng thời khi nhận dữ liệu cán bộ sẽ phát hiện ra những tờ khai có sai sót không nhận trực tiếp vào hệ thống quản lý thuế thì kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, đúng thủ tục bằng cách yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, giải trình số liệu đã kê khaiđể có cơ sở xử lý dữ liệu kịp thời đúng quy định. Trường hợp phát hiện dữ liệu kê khai có dấu hiệu nghi vấn (kê khai sai nhiều kỳ, doanh thu, chi phí không hợp lệ...) thì chuyển bộ phận kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra doanh nghiệp.

Thứ nhất, kiểm tra đối tượng nộp thuế: thông qua phần mềm hỗ trợ kê khai và hệ thống quản lý thuế (TINC) cán bộ thuế phụ trách phối hợp với các cơ quan liên quan (đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư) để nắm bắt đối tượng nộp thuế (tên, mã số thuế, địa chỉ, hồ sơ thuế TNDN phải kê khai và nộp cho cơ quan quản lý thuế).

Thứ hai,kiểm tra hồ sơ khai thuế TNDN: kiểm tra số lượng hồ sơ khai thuế TNDN được nộp. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng, thể hiện sự tuân thủ pháp luật thuế TNDN của doanh nghiệp như số tờ khai thuế TNDN phải nộp, số tờ khai thuế TNDN đã nộp, chưa nộp,số tờ khai thuế TNDN không nộp. Trên cơ sởthống kê số liệu về kê khai, cơ quan thuế có thể nhận định và đánh giá tình hình kê khai thuế

TNDN của NNT. Đồng thời, các số liệu trên được tổng hợp và so sánh hàng năm, giúp cơ quan thuế đánh giá mức độ và xu hướng tuân thủ trong kê khai thuế TNDN.

Hồ sơ khai thuếTNDN có hai loại: Hồ sơ khai thuế TNDN theo quý và hồ sơ khai thuế TNDN theo năm.

- Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý. Cơ quan quản lý thuế căn cứ vào tờ khai này để theo dõi và đôn đốc số thuế TNDN tạm tính mà NNT phải nộp trong kỳ. Kết thúc năm tài chính căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế TNDN năm NNT nộp thêm số thuế TNDN chênh lệch giữa số thuế TNDN xác định phải nộp trên tờ khai so với số thuế TNDN đã tạm nộp hàng quý. Với việc kiểm soát này giúp cơ quan quản lý thuế đảm bảo được số thu thuế TNDN vào NSNN theo từng kỳ mà không bị tồn đọng vào cuối năm tài chính.

- Hồ sơ khaithuế TNDN theo năm (quyết toán thuế năm):

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (kèm theo một số phụ lục liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế: phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ lục chuyển lỗ, các phụ lục ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, phụ lục giao dịch liên kết...)

Báo cáo tài chính năm (Báo cáo kiểm toán đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

Mục tiêu của việc kiểm tra này là giúp cơ quan quản lý thuế theo dõi được số thuế TNDN phải nộp trong kỳ cũng như tình hình lãi lỗ, tình hình ưu đãi, miễn giảm thuế, chuyển lỗ… của NNT. NNT phải nộp đủ cho cơ quan quản lý thuế2 loại hồ sơ khai thuếnói trên (Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm, BCTC và các phụ lục kèm theo). Đối với tờ khai thuế xác định số thuế TNDN phải nộp của NNT, BCTC giúp cơ quan thuế theo dõi được thông tin chi tiết về kê khai của NNT như: tình hình hoạt động của NNT, hình thức kế toán, chi tiết các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế, thuế suất… mà NNT đang áp dụng. Các phụ lục giúp cơ quan thuế nắm được tình hình cụ thể về số thuế TNDN kê khai của NNT như: thu

nhập, thuế suất được hưởng ưu đãi, miễn giảm, tình hình đăng ký chuyển lỗ của NNT (nếu có)…. Ngoài ra, nó còn là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện (nếu có). Việc giám sát này sẽ phục vụ cho các bộ phận khác khai thác đặc biệt là bộ phận thanh tra, kiểm tra khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Như vậy, kiểm tra kê khai thuế, cơ quan thuế không chỉ kiểm tra về số lượng tờ khai, thời hạn nộp tờ khai, mà còn kiểm tra chất lượng kê khai thuế. Cuối cùng, việc theo dõi các loại sai sót trong kê khai thuế TNDN cũng giúp cơ quan thuế có thông tin để điều chỉnh NNT một cách kịp thời.

Thứ ba, kiểm tra thời hạn kê khai thuế TNDN. Mục tiêu của kiểm tra này giúp cơ quan quản lý thuế theo dõi tình hình nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN của người khai thuế như: tờ khai thuế TNDN nộp đúng hạn, tờ khai thuế trễ hạn, tỷ lệ tờ khai thuế TNDN đã nộp/phải nộp (trong đó tỷ lệ nộp đúng hạn, tỷ lệ nộp chậm), tỷ lệ tờ khai thuế TNDN đúng hạn/đã nộp và các trường hợp không nộp tờ khai nhằm phát hiện NNT đã bỏ trốn, mất tích, ngừng hoạt động … trên cơ sở đó cơ quan quản lý thuế có biện pháp xử lý sai phạm đối với NNT.

Đối với thuế TNDN, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định cụ thể như sau:

- Hồ sơkhai thuế TNDN tạm tính theo quý thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Hồ sơ khai thuế TNDN năm thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

- Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.

Căn cứ vào quy định trên cơ quan quản lý thuế theo dõi đối tượng kê khai thuế TNDN và có cơ sở để đánh giá thực trạng tuân thủ trong kê khai của NNT.

Sự ra đời của các Quy trình quản lý kê khai thông qua hệ thống kê khai thuế điện tử của Tổng cục thuế đã tạo điều kiện cho công tác quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, kế toán thuế của cơ quan quản lý thuế đạt được hiệu quả rất rõ nét. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuế đã rất quan tâm và có sự đầu tư lớn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế như các phần mềm, chương trình ứng dụng phục vụ cho việc quản lý thuế có hiệu quả cao.

Kiểm trakê khai thuế là nội dung ban đầu rất quan trọng làm cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người khai thuế cũng như của cơ quan quản lý thuế, là tiền đề để thực hiện các nội dung kiểm tra thuế tiếp theo của cơ quan quản lý thuế.

Kiểm soát nộp thuế: kiểm tra việc nộp thuế TNDN phát sinh phải nộp vào NSNN qua việc kê khai thuế hàng quý, hàng năm theo chương trình quản lý thuế của CQT đã cập nhật, đồng thời đôn đốc các khoản nợ thuế, nợ tiền phạt để yêu cầu NNT nộp đầy đủ vào NSNN. Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp tự kê khai tự nộp. Hiện nay CQT đang thực hiện hướng dẫn NNT nộp thuế điện tử thông qua website của Tổng Cục Thuế (www.gdt.gov.vn)

2.2.3.3 Thanh kiểm tra

Được thực hiện định kỳ, đột xuất, theo chuyên đề, theo vụ việc hoặc theo đơn thư khiếu nại tố cáo. Kiểm tra, thanh tra thuế TNDN là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý thuế, góp phần kiểm soát nguồn thu thuế. Kiểm tra, thanh tra thuế được tiến hành sau các bước cơ bản như đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế dưới sự hỗ trợ của chức năng tuyên truyền. Kiểm tra thuế nhằm phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Luật thuế như khai man trốn thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế, góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật thuế cho NNT và công chức thuế khi thi hành công vụ. Nội dung kiểm tra thuế được mô tả khái quátqua sơ đồsau:

Hình 2.1: Sơ đồ nội dung quy trình thanh kiểm tra NNT

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 49 - 54)