Giới thiệu doanh nghiệp thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 67)

3.2.1 Giới thiệu doanh nghiệp

Tháng 3/2013 và tháng 06/2013 Cục Thuế đã bàn giao về cho các Chi Cục thuế quản lý khoảng 1.020 DNngoài quốc doanh có vốn kinh doanh từ 50 tỷ đồng trở xuống. Vì vậy, hiện tại Cục thuế tỉnh Bình Dương quản lý chủ yếu là DN Nhà nước, DN có vốn ĐTNN, các DN ngoài quốc doanh có vốn kinh doanh từ 50 tỷ trở lên và DN kinh doanh một số ngành, lĩnh vực đặc thù như: lĩnh vực Ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, các mặt hàng chịu thuế TTĐB, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp lĩnh vực ngoài công lập. Những DN thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý có số lượng, quy mô, loại hình, ngành nghề được thể hiện dưới đây:

Về số lượng doanh nghiệp

Tính đến 31/12/2013 sau khi phân cấp doanh nghiệp về cho Chi cục thuế quản lý để khai thác nguồn thu cho địa phương thì số DN thuộc phạm vi Cục Thuế Bình Dương quản lý là 2.751 DN, trong đó số DN đang hoạt động 2.654 DN, số lượng DN ngừng hoạt động 97 DN.

Bảng 3.5: Bảng số lượng DN hoạt động thuộc Cục Thuế quản lý

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Số lượng DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Cục Thuế quản lý trong những năm tới sẽ tăng nhanh. Do số lượng DN được thành lập ngày càng nhiều và còn non trẻ, thiếu kiến thức về thuế nên việc chấp hành nghĩa vụ thuế còn

STT Chỉtiêu Số lượng

1 Số lượng đối tượng nộp thuế 2.751

2 Số lượng đối tượng nộp thuế đang hoạt động 2.654 3 Số lượng đối tượng nộp thuế ngừng hoạt động 97

nhiều sai sót nên dẫn đến việc quản lý thuế rất phức tạp qua các khâu từ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán.

Số lượng DN tăng nhanh là một thách thức lớn đối với quản lý thu thuế. Nhưng đó chỉ mới là sự phức tạp về số lượng. Trong hiện tại và tương lai, ngành Thuế tỉnh Bình Dương còn phải đối mặt với sự phức tạp của DN ở nhiều tiêu chí khácnhau, đặc biệt là sự đa dạng về quy mô DN.

Về quy mô doanh nghiệp

Quy mô DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương rất đa dạng được phân loại theo tiêu chí nguồn vốn hoặc nguồn lao động. Số lượng DN tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu là DN quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ. Đây cũng là đặc điểm chung của DN trên cả nước vàở nhiều địa phương khác.

Nếu lấy tiêu chí về vốn, tỷ lệ DN nhỏ (quy mô vốn dưới 20 tỷ đồng) năm 2011 là 66,7% nhưng đến năm 2013 giảm còn 64,1%. Ngược lại những DN vừa (vốn từ 20 tỷ đến 100 tỷ đồng) lại tăng từ 28,5% lên 30,9%. Số lượng DN lớn (vốn trên 100 tỷ đồng) tăng từ 4,8% lên 5%. Qua số liệu cho thấy,số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừachiếm tỷ lệ rất lớn đặt ra nhiều vấn đề khó khăn đối với quản lý thu thuế cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Trong khi đó DN quy mô lớn chiếm tỷ lệ rất nhỏ mà chủ yếu là DN nhà nước và một số DN có vốn đầu tư nước ngoài,là nhóm đóng góp chủ yếu vào NSNN trên địa bàn. Do đó việc quản lý thu thuế vô cùng phức tạp đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ số lượng từng nhómdoanh nghiệp.

Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu niên giám thống kê của Tổng cục Thống Kê về thực

trạng DN và số liệu của Cục thuế Bình Dương năm 2011-2013

Các DN nhỏ và vừa đại diện cho nhóm có rủi ro cao nhất bởi vì số lượng các DN này rất lớn, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không cố định và trong hầu hết các trường hợp đều không thể xác minh với dữ liệu của bên thứ ba (ví dụ như ngân hàng,...). Ngoài ra, các DN này không có một hệ thống kế toán tốt, không có kiểm toán độc lập và các khoản chi tiêu thường xuyên sử dụng tiền mặt dẫn đến việc kê khai thiếu, kê khai sai thu nhập và tăng chi phí là thường xuyên xảy ra. Việc kê khai sai như vậy dẫn đến nghĩa vụ nộp thuế cũng không đầy đủ, không phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại đơn vị. Từ đó cơ quan thuế cũng rất khó kiểm soát nếu DN cố tình trốn thuế.

Đặc điểm quản lý DN nhỏ và vừa này là thiết lập hệ thống lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế theo những tiêu chí thích hợp như nhiều năm chưa kiểm tra, thường xuyên kê khai sai, nộp chậm tiền thuế để tiến hành kiểm tra thuế.

Về loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp thuộc Cục Thuế Bình Dương quản lý hiện nay chủ yếu là DN có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 12/2013 (sau khi phân cấp chuyển về các chi cục thuế chủ yếu các DN ngoài quốc doanh) số lượng DN Nhà nước là 279 DN chiếm 10%, số lượng DN ngoài quốc doanh là 285 DN chiếm 9%, DN có vốn đầu tư nước ngoài 2.187 DN chiếm 81% trên tổng số DN. Với loại hình DN đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn mang lại nguồn thu cho NSNN cũng lớn nhưng việc quản lý cũng rất khó khăn do đây là DN có nguồn vốn từ nước ngoài nên việc tránh thuế hơn trốn thuế có thể xảy ra thông qua các giao dịch liên kết.

Bảng 3.6: Bảng phân loại DN 2011-2013

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Loại hình DN 2011 2012 2013 Số lượng Tỷ lệ

DN Nhà nước 264 271 279 10%

DN ngoài quốc doanh 1.216 1337 285 9%

DN đầu tư nước ngoài 2.098 2.151 2.187 81%

Tổng cộng 3.578 3.759 2.751 100%

Về ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề hoạt động ở Bình Dương rất đa dạng, bên cạnh ngành sản xuất còn có các ngành dịch vụ xây dựng, du lịch đây là các ngành khó kiểm soát doanh thu, chi phí, đòi hỏi hệ thống kiểm soát phải có kinh nghiệm, linh hoạt mới có thể xử lý được các trường hợp kê khai thiếu doanh thu, khai khống chi phí dẫn đến thiếu số thuế phải nộp.

3.2.2 Nội dung tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp

Khi DN bắt đầu hoạt động phải thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế theo quy định hiện hành. Hiện nay (năm 2013) các DN thực hiện theo những văn bản hướng dẫn sau:

Đăng ký thuế:

Hồ sơ đăng ký thuế theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2012 về việc hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế. Thông tư này quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trách nhiệm quản lý và sử dụng mã số thuế.

Hoàn thành khâu đăng ký giấy phép kinh doanh tại Sở kế hoạch NNT đến Cục Thuế nhận:

- Thông báo mục lục ngân sách, đây là thông báo được phát hành từ Cục Thuế sau khi nhận dữ liệu truyền từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đối với DN mới thành lập NNT căn cứ vào mục lục này để biết cơ quan nào quản lý thuế (Cục Thuế hay Chi cục thuế). Qua đó, cơ quan thuế xác nhận DN bắt đầu hoạt động theo địa chỉ, ngành nghề kinh doanh và thực hiện kê khai thuế.

- Thông báo mục lục ngân sách đối với DN đang hoạt động có thay đổi nội dung đăng ký thuế (tên, địa chỉ, vốn đầu tư, ngành nghề,..). Sau khi xác định những thông tin cần thay đổi của NNT, bộ phận cấp mã số thuế sẽ cập nhật dữ liệu và phát hành thông báo mục lục ngân sách mới cho NNT.

Kê khai thuế:

- Hàng quý DN có trách nhiệm kê khai qua mạng tờ khai thuế TNDN tạm tính quý theo mẫu số 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số

128/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài Chính.

- Hàng năm DN có trách nhiệm kê khai tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư số 128/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài Chính. Riêng đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp kèm theo báo cáo tài chính đãđược kiểm toán.

Nộp thuế:

- Thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế khai theo quý là ngày thứ 30 củaquý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ và nộp thuế khai theo năm là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Sau khi tính toán kê khai thuế TNDN theo loại tờ khai quý (năm), NNT thực hiện nộp thuế, có thể nộp bằng chuyển khoản qua ngân hàng theo quy định hoặc thông qua chương trình nộp thuế điện tử được mở tại một số NH theo quy định (chương trình này đã được hỗ trợ cùng với việc kê khai thuế qua mạng và đang được áp dụng rộng rãi trên cả nước).

Ngoài các nghĩa vụ trên sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh đơn vị phải có trách nhiệm cung cấp thông tin (báo cáo) và lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán theo quy định.

Thực hiện quản lý kê khai thuế theo quy trình ban hành kèm theo QĐ số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 và quy trình quản lý đăng ký sử dụng và khai thuế điện tử được ban hành kèm theo QĐ số 1390/QĐ-TCT ngày 13/10/2011 của Tổng Cục thuế.

3.3 Tổ chức kiểm soát thuế TNDN

Tổ chức kiểm soát thuế TNDN gồm có tổ chức hệ thống kiểm soát, chức năng nhiệm vụ và quy trình nghiệp vụ.

3.3.1 Tổ chức hệ thống kiểm soát

Song hành với việc DN thực hiện nghĩa vụ thuế thì có hệ thống kiểm soát thuế. Hệ thống này thực hiện chức năng kiểm soát thuế đối với DN đồng thời kết hợp với các cơ quan hữu quan khác để phối hợp đối chiếu cung cấp thông tin được mô tả theo sơ đồ 3.4 phía dưới.

(1) Người nộp thuế: đăng ký, kê khai, nộp thuế, lưu giữ sổ sách kế toán và cung cấp giải trình theo yêu cầu thanh kiểm tra.

(2) Hệ thống kiểm soát thuế: tuyên truyền, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm dựa vào các chế tài được quy định đối với NNT chưa chấp hành tốt, đồng thời tuyên dương khen thưởng NNT chấp hành tốt (tuân thủ tốt) nghĩa vụ thuế.

(3) Cơ quan hữu quan: phối hợp với các cơ quan hữu quan như Sở kế hoạch đầu tư để đối chiếu số DN đăng ký cấp phép, Kho bạc Nhà nước liên quan đến chứng từ nộp thuế và công tác kế toán thuế, Công an kinh tế và Quản lý thị trường, Tòa án để kiểm tra tình hình hoạt động, gian lận thuế trốn thuế, Hải quan đối chiếu tình hình hàng hóa XNK, Cục Thống kê đối chiếu các số liệu DN hoạt động, Sở Tài chính về số thu/chi NSNN...

(1)Người nộp thuế (2) Hệ thống kiểm soát (3)Cơ quan hữu quan (2) Ph

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Hình 3.4: Sơ đồ tóm tắt thực hiện tuân thủ thuế TNDN Trách nhiệm NNT Đăng ký thuế Trách nhiệm CQT Kê khai thuế Nộp thuế Lưu giữ SSKT Công tác tuyên truyền hỗ trợ Thanh kiểm tra

Chế tài Khen thưởng

Công cụ hỗ trợ khác

- VB luật

-Hướng dẫn ứng dụng CNTT

- Phối hợp các cơ quanchức năng

Phối hợp cơ quan hữu quan

SởKế hoạch đầu tư

Kho bạc Nhà nước CA kinh tế Tòa án Quản lý thị trường Hải quan Sở Tài chính Bảo hiểm XH Cục Thống kê

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ

Các phòng ban Cục Thuế đều thực hiện chức năng quản lý thu thuế, trong đó một số phòng ban trực tiếp thực hiện chức năng kiểm soát thuế. Cụ thể như sau:

Bảng 3.7: Chức năng nhiệm vụ của Hệ thống kiểm soát thuế TNDN

Phòng Nhiệm vụ

Tuyên truyền hỗ trợ Tuyên truyền hỗ trợ NNT Kê khai và kế toán

thuế

Cập nhật dữ liệu kê khai và nộp thuế

Kiểm tra thuế số 1 Quản lý thu thuế các DN nhà nước

Kiểm tra thuế số 2 Quản lý thu thuế các DN ngoài quốc doanh Kiểm tra thuế số 3 Quản lý thu thuế các DN đầu tư nước ngoài

Thanh tra thuế số 1 Thực hiệncông tác thanh tra theo kế hoạch được giao Thanh tra thuế số 2

Kiểm tra nội bộ Xử lý khiếu nại tố cáo và phối hợp công tác thanh kiểm tra thuế

Phòng tuyên truyền hỗ trợ:

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ cho người nộp thuế, công tác đối thoại, đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc cho người nộp thuế về chính sách pháp luật thuế.

Phòng Kê khai và kế toán thuế

Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế và thống kê thuế trên địa bàn. Thực hiện công tác kế toán thuế đối với người nộp thuế (cập nhật chứng từ nộp thuế).

Thực hiện kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối vớ NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Xây dựng nội dung chương trình, thực hiện công tác kiểm tra thuế (kiểm tra tại trụ sở NNT, hoàn thuế, miễn giảm thuế, xử lý vi phạm,...) và báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra theo quy định.

Phòng thanh tra:

Triển khai thực hiện công tác thanh tra thuế, việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thuế hàng năm, xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua thanh tra, lập hồ sơ khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định...

Phòng Kiểm tra nội bộ:

Triển khai thực hiện công tác thanh tra thuế, việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thuế hàng năm, xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua thanh tra, lập hồ sơ khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định...

3.3.3 Quy trình nghiệp vụ

Sau khi hướng dẫn NNT hiểu về chính sách thuế, NNT có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định. Nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời NNT có hành vi vi phạm gian lận thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện chức năng thanh kiểm tra. Quy trình thanh kiểm tra hiện nay thực hiện theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/05/2008 của Tổng cục Thuế. Quy trình này quy định rõ công việc phải thực thi và phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân trong bộ phận quản lý thu và được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 2: Tổ chức thực hiện phân tích sâu các DN trong kế hoạch thanh tra kiểm tra (kiểm tra tại cơ quan thuế).

Bước 3: Kiểm tra thanh tra tại trụ sởNNT

Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện thanh kiểm tra(xử lý vi phạm)

Trường hợp NNT có vi phạm cơ quan thuế sẽ áp dụng các chế tài phù hợp để xử lý theo Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

3.4 Thực trạng tuân thủ thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2013

3.4.1 Thực trạng tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp

Sau khi DN được cấp giấy phép kinh doanh từ Sở Kế hoạch đầu tư thì bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh và thực hiện việc kê khai thuế qua các khâu như sau:

Đăng ký thuế

Việc thực hiện quy định đăng ký thuế được thực hiện khá tốt, ngoài những DN đã đến đăng ký thuế tại cơ quan thuế còn có một số DN có mã số thuế nhưng

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)