Về phía cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 85 - 89)

Ưu điểm

Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ ngày càng được chú trọng hơn

Thông tin kịp thời các thay đổi về chính sách thuế đến với NNT thông qua trang web hướng dẫn hoặc các văn bản thông báo,trả lời cho NNT.

Thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp giải quyết vướng mắc chính sách thuế giúp NNT hiểu rõ hơn đồng thời lắng nghe những khó khăn từ phía NNT để có cơ sở hỗ trợ giúp đỡ họ vượt qua giai đoạn khó khăn, xem “NNT là bạn đồng hành với cơ quan thu”.

Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình Bình Dương sản xuất những chương trình truyền hình về thuế cũng được nhiềuNNT quan tâmủng hộ, đây cũng chương trình rất có ý nghĩa.

Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai tự nộp, công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Bình Dương có những chuyển biến tích cực trong việc tăng cường sự tuân thủ thuế đặc biệt là thuếTNDN.

Thực hiệntốtchức năngkiểm soát đăng lý thuế, kê khai thuế, nộpthuế

Theo dõi số lượng doanh nghiệp phát sinh (đã cấp mã số thuế) tương đối chính xác, nhận dữ liệu kê khai thuế của ĐTNN kịp thời, cập nhật số thuế phát sinh cũng như số nộp nhanh chóng, chính xác giúp kiểm soát được nguồn thu.

Thiện hực hình thức kê khai thuế qua mạng tiết kiệm được chi phí và thời gian cho CQT cũng như NNT.

Công tác thanh kiểm tra thuế ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao hơnthông qua kết quả các cuộc thanh kiểm tra.

Xử lý vi phạmbằng cách áp dụng các chế tài phù hợp, đúng quy định giúp NNT nhận biết sai sót và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng quy định.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan đối chiếu, trao đổi thông tin có kết quả tốt, xử lý được rất nhiều trường hợp gian lận thuế, trốn thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Hạn chế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT về hình thức đôi lúc còn đơn điệu, chưa thu hút NNT, cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa đáp ứng những yêu cầu linh hoạt và đa dạng của công việc.

Công tác kiểm soát thuế qua các khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế đôi lúc chưa kịp thời vì nhiều dữ liệu kê khai bị lỗi chưa xử lý được làm ảnh hưởng đến việc theo dõi số lượng NNT, số thuế phát sinh.

Công tác thanh tra, kiểm tra, việc lựa chọn những DN tiến hành thanh kiểm tra chưa đạt hiệu quả cao vì thiếu dữ liệu phục vụ cho việc phân tích rủi ro phải thanh kiểm tra và trìnhđộ chuyên môn của một số cán bộ thanh kiểm thuế chưa đáp ứng điều kiện đòi hỏi của hiện đại hóa công tác thanh kiểm tra thuế.

Việc áp dụng các chế tài để xử lý vi phạm về thuế còn nhiều bất cập như lúng túng trong việc xử phạt vi phạm trong quá trình thanh kiểm tra vì sự phức tạp

của luật, xử lý vi phạm nhiều giai đoạn trong một thời kỳ kiểm tra. Bên cạnh đó việc theo dõi số tiền thuế phát sinh, truy thu và phạt sau thanh kiểm tra thông qua công tác quản lý nợ còn nhầm lẫn làm mất nhiều thời gian.

Nguyên nhân

Thiếu nhân lực: DN mới thành lập ngày càng tăng với nhiều loại hình, ngành nghề, quy mô lớn nhỏkhác nhau đòi hỏi phải có đủ nguồn nhân lực tốt phục vụ công tác theo dõi quản lý nguồn thu, tránh thất thoát NSNN là vô cùng khó khăn. Theo thống kê cho thấy bình quân một cán bộ thuế quản lý trên 100 DN theo từng bộ phận như bộ phận quản lý, bộ phận tuyên truyền, bộ phận kiểm tra. Một cán bộ kiêm nhiệmnhiều công việc nên đôi lúc giải quyết chưa chính xác và thái độ phục vụ chưa nhiệt tình dẫn đến NNT chưa được hài lòng khi tiếp xúc làm việc với cơ quan thuế.

Thiếu kỹ năng tuyên truyền thông tin thuế đến NNT ở những vùng xa cơ quan quản lý thuế, những vùng này hệ thống công nghệ thông tin vẫn còn hạn chế nên việc kê khai thuế điện tử gặp nhiều khó khăn, chậm trể.

Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thuế chưa thật sự đồng đều vì theo quy định thì định kỳ 3 năm phải luân chuyển công tác giữa các bộ phận với nhau. Khi chuyển công việc mới (đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh kiểm tra thuế) phải tập trung nghiên cứu chính sách theo lĩnh vực mình được phân công vì chính sách thay đổi thường xuyên, liên tục nên đôi lúc giải quyết công việc chậm trể làm ảnh hưởng đến công tác chung.

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc kê khai thuế điện tửvẫn còn hạn chế, thường xuyên nâng cấp hệ thống hỗ trợ kê khai đôi lúc NNT chưa cập nhật được, hệ thống đường truyền đôi lúc chưa ổn định, nâng cấp thường xuyên mất nhiều thời gian.

Tóm tắt chương 3

Thực trạng tuân thủ thuế của các DN thuộc Cục Thuế Bình Dương quản lý cho thấy DN tăng nhanh, đa dạng về quy mô, ngành nghề, loại hình DN. Thu NSNN từ DN chiếm tỷ trọng cao của tổng thu NSNN trên địa bàn và có xu hướng

ngày càng tăng. Điều này phản ánh tầm quan trọng của số thu từ DN đốivới số thu NSNN địa phương. Thực trạng tuân thủ thuế TNDN được phân tích từ 2 khía cạnh của DN và Cục Thuế thông qua các nội dung đăng ký, kê khai, nộp thuế và công tác tổ chức quản lý của hệ thống kiểm soát. Qua đó cho thấy sự tuân thủ chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau.Phân tích thực trạng nêu lên đượcnhững ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tuân thủ từ tình hình thực tế hoạt động của DN và đây sẽ là cơ sở để luận văn đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của DN và hệ thống kiểm soát thuế sẽ được trình bày trong chương 5.

CHƯƠNG 4

KHẢO SÁT SỰ TUÂN THỦ THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)