Lý luận cơ bản về tuân thủ thuế TNDN

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 27)

2.1.1 Thuế TNDN

2.1.1.1 Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ chi phí để tạo ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế và được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phảinộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau của cả nước.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế cao sẽ phải nộp thuế nhiều, ngược lại những doanh nghiệp có thu nhập thấp sẽ nộp thuế thấp, thậm chí được giảm thuế, miễn thuế trong các trường hợp khó khăn theo quy định. Do đây là loại thuế trực thu có tính chất phức tạp nên song hành với việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp cần phải có hệ thống kiểm soát của cơ quan thuế.

Từ khái niệmtrên, có thể thấy rằngthuế TNDN phụ thuộc vào cấu thành cơ bản của nó là doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thuế suất áp dụng. Do tính chất phức tạp của Luật thuế TNDN đòi hỏi NNT phải hiểu rõ luật thuế TNDN để thực hiện sự tuân thủ một cách tốt nhất, đồng thời việc kiểm soát sự tuân thủ thuế TNDN từ phía CQT hết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đãđề ra.

2.1.1.2.Vai trò của thuế TNDN

- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN và là công cụ để Nhà nước huy động một bộ phận thu nhập của nền sản xuất xã hội về NSNN. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho NSNN thông qua thuế TNDN ngày càng dồi dào và chiếm tỷ trọng tương đối lớn qua các năm(số liệuBình Dương).

Bảng 2.1: Số thu thuế TNDN qua cac năm 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Năm Số thuthuế

TNDN

Tỷ trọngthuế TNDN/Tổng các

nguồn thu thuế

2011 4.068.774 29,0%

2012 4.154.244 26,7%

2013 6.382.065 34,4%

Nguồn: Báo cáo công tác thuế năm 2011-2013 của Cục Thuế Bình Dương

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước. Các chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế vì các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hoặc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thường được lồng ghép, thiết kế trong quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp như hệ thống thuế suất và hệ thống ưu đãi miễn, giảm thuế khác nhau qua các thời kỳ. Đặc biệt, các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào các vùng khó khăn, khuyến khích phát triển các lĩnh vực theo định hướng, cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài thường được thể hiện trong chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của nhiều nước.

- Trong những năm gần đây thuế TNDN được sử dụng như công cụ hỗ trợ chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nướcthông qua hiệp định tránh đánh thuế hai

lần giúp các nhà đầu tư an tâm sản xuất đạt lợi nhuận cao, tạo ra sự công bằng, tránh thất thoát thuế, thuế không chồng thuế, phù hợp vớithông lệquốc tế.

Do vậy, khi thực hiện các chính sách thuế đúng đắn, quản lý thu thuế theo đúng hoạch định sẽ thúc đẩy những vai trò trên phát huy tác dụngmột cách rõ ràng.

2.1.2 Tuân thủ và không tuân thủ thuế TNDN2.1.2.1 Khái niệm 2.1.2.1 Khái niệm

Tuân thủ thuế

Tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được quy định trong luật theo những mức độ khác nhau [5].Trước hết tác giả phân tích hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo luật có nghĩa là NNT phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng luật phù hợp với tình hình thực tế phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị, thứ hai là mức độ chấp hành cao hay thấp, chấp hành 100% hay chấp hành một phần do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (09/2004) định nghĩa cụ thể hơn: “Tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình”. Theo đây NNT phải tuân thủcác nghĩa vụ thuế cơ bản: (1) nộp tờ khai thuế đúng hạn, (2) kê khai (báo cáo) chính xác trên tờ khai những thông tin cần thiết để xác định số tiền thuế, (3) nộp nghĩavụ thuế kịp thời. Các nghĩa vụ này thường được coi là tuân thủ về nộp tờ khai, tuân thủ về báo cáo (kê khai), và tuân thủ về thu nộp [16].

Sự tuân thủthuế của DN là hành vi chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian [11]. Tính đầy đủ tự nguyện và đúng thời gian có nghĩa là không cần có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay tác động bởi các lợi ích kinh tế khác DN vẫn tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình một cách đầy đủ và đúng thời gian. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các DN bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sựkiểm soátcủa các cơ quan thuế.

Tất cả các phân tích trên cho thấy có thể khái niệm về tuân thủ thuế như sau: Tuân thủ thuếlà sự chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng luật quản lý thuế ở các mức độ cao thấp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thực tế của DN và quá trình kiểm soát của cơ quan thuế.

Như vậytuân thủ thuế TNDN là sự chấp hành nghĩa vụ thuế theo đúng luật quản lý thuế và luật thuế TNDN của các đối tượng nộp thuế TNDN. Mức độ chấp hành khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thực tế của DN và quá trình kiểm soát của cơ quan thuế.Cụ thể tuân thủ các quy định như đăng ký, kê khai, báo cáo, nộp thuế TNDN chính xác, đúng thời hạn, đầy đủ nội dung, đúng biểu mẫu, trung thực phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Bất kỳ sự vi phạm nào ở một trong các khâu trên đều là không tuân thủ.

Không tuân thủ thuế

Ủyban các vấn đề về thuế, OECD (2004) viết: “ Nghĩa vụ cụ thể của người nộp thuế có thể khác nhau về trách nhiệm thuế và giữa các cơ quan thuế khác nhau, nhưng có bốn loại nghĩa vụ mà NNT chắc chắn phảithực hiện dùở bất kỳ nước nào là: đăng ký thuế, nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời hạn, báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách), nộp nghĩa vụ thuế đúng hạn”.

Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong bốn nghĩa vụ trên đây thì có thể coi là không tuân thủ. Tuy nhiên, mức độ không tuân thủ là khác nhau rõ ràng [16]. Nguyên nhân của sự không tuân thủ thuế thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: NNT không hiểu biết về luật thuế (đặc biệt là luật thuế TNDN), không thực hiện hệ thống kế toán tại đơn vị, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đối tượng khác nhau, do chính sách thuế phức tạp, từ đó ảnh hưởng đến tuân thủ thuế.

2.1.2.2 Phân loại

Tuân thủ thuế

Dựa vào mức độ tuân thủ thuế có thểchia thành hai loại tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có kiểm soát.

Tuân thủ tự nguyện:

Theo James, S.; Alley, C, (1999) viết: “Có câu hỏi đặt ra là sự tuân thủ có được là do hành vi tự nguyện hay bắt buộc? Nếu người nộp thuế tuân thủ vì sự đe dọa hoặc do các biện pháp hành chính, hoặc do cả hai,thìđiều này không được cho là hoàn toàn tuân thủ ngay cả khi khoản thu từ thuế đạt đến 100% so mức phải nộp theo luật định. Vì vậy quan điểm cho rằng cơ quan quản lý thuế thành công khi gia tăng được sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế mà không cần dùng đến các hình thức kiểm tra, thẩm tra, nhắc nhở hoặc lo sợ bị áp dụng các biện pháp hành chính”[5]. Tuy nhiên, sự tuân thủ tự nguyện này có thể có sai sót do không hiểu rõ quy định củachính sách.

Tuân thủ có kiểm soát: Quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết DN về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế.Nếu có sự ràng buộc, nhắc nhỡ hay có chế độ kiểm soát thì NNT mới chấp hành. Tuy nhiên, mức độ chấp hành là khác nhau.

Dựa vào phạm vinghĩa vụ tuân thủcó thể chia thành các khâu:

Đăng ký thuế. Kê khai thuế. Nộpthuế.

Không tuân thủ thuế.

Khi phân tích hành vi không tuân thủ thuế cần phải xem xét hai hành vi sau:

Không tuân thủ do thiếu hiểu biết (hành vi không tuân thủ không dự tính):

Nhiều người nộp thuế sẵn lòng hợp tác toàn diện nhưng lại không thực hiện được vì họ không biết cách hoàn thành các tờ khai thuế chính xác hoặc không hiểu hết phạm vi nghĩa vụthuế của họ hoặc họ hiểu sai luật [5].

Không tuân thủ do cố ý (hành vi tuân thủ thuế dự tính) bao gồm tránh thuế và trốn thuế bằng việc tạo ra các giao dịch giả tạo để trốn thuế, tìm mọi kẽ hở hợp pháp để giảm thuế, dùng những thủ đoạn và chống chế ở mọi lúc để trì hoãn và để giảm số tiền thuế phải nộp [5].

Không tuân thủ sẽ dẫn đến có vi phạm, mức độ vi phạm tùy thuộc vào từng NNT. Kiểm soát được tình trạng không tuân thủ thuế TNDN của từng đối tượng cụ thể cho phép CQTáp dụngchiến lược quản lý thuế hợp lý.

Với những đặc thù trên đòi hỏi hệ thống kiểm soát của cơ quan thuế phải tạo điều kiệndễ dàng đối vớisự chấp hành tự nguyện, kèm theo tuyên truyền để hạn chếsai sót do thiếu hiểu biết, sử dụng các biện pháp chế tài để xử lý những hành vi cố tình không tuân thủ thuế, cố tình làm sai luật vì mục đích lợi nhuận.

Đối tượng phải tuân thủ thuế TNDN bao gồm người nộp thuế chấp hành các nghĩa vụ về pháp luật thuế và cơ quan quản lý thuế thực hiện chức năng kiểm soát thuế.

2.1.3 Nội dung về sự tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp

Để giúp DN hiểu rõ được trách nhiệm của việc tuân thủ thuế ở từng khâu trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh thì luật có quy định từng bước nội dung sự chấp hành tuân thủthuế từ khâu đầu tiên là đăng ký thuế cho đến khâu cuối cùng là bảo quản lưu trữ tất cả những tài liệu chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kỳ. Nội dung bao gồm:

Đăng ký thuế TNDN: người nộp thuế sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư liên hệ cơ quan thuế nhận thông báo mục lục ngân sáchđối với trường hợp cấp lần đầu, xác nhận thông tin của NNT (tên, địa chỉ, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh,…).

Kê khai thuế TNDN: hàng quý, hàng năm người nộp thuế thực hiện kê khai thuế TNDN theo qui định của Luật thuế TNDN. Hiện nay người nộp thuế đều phải kê khai thuế qua mạng (không nộp trực tiếp tại cơ quan thuế). NNT có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các chỉ tiêu trên tờ khai và gửi tờ khai thuế TNDN qua mạng đúng thời hạn.

Việc kê khai thuế định kỳ giúp cho hệ thống kiểm soát thuế nắm được số thuế phát sinh song hành với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Nộp thuế TNDN: người nộp thuế tự nộp đầy đủ, đúng hạn số thuế TNDN phải nộp theo tờ khai đã kê khai (quý, năm) bằng cách chuyển khoản hoặc thông

qua hệ thống nộp thuế điện tử đã được cơ quan thuế hỗ trợ thông qua chương trình kê khai thuế qua mạng.

Cung cấp thông tin (báo cáo): người nộp thuế tự tính đúng số thuế TNDN phát sinh phải nộp trong kỳ kê khai thuế theo qui định của Luật thuế TNDN và có trách nhiệm cung cấp các hồ sơ và chứng từ liên quan đến việc xác định số thuế TNDN phải nộp.

Lưu giữ đầy đủ chứng từ sổ sách kế toán: DN có trách nhiệm ghi chép nghiệp vụ kế toán phát sinh chính xác, đúng quy định và lưu trữchứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, đây cũng là cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra thuếvề sau.

Việc thực hiện tốt những khâu trên của NNT đòi hỏi phảicó hệ thống kiểm soát của cơ quan thuế đồng hành. Khi NNT thực hiện sự tuân thủ đúng theo quy địnhvề kê khai thuếsẽ giúp chohệ thống kiểm soát của cơ quan thuế nắm được quá trình hình thành hoạt động vận hành của DN cho đến khi có những thay đổi về mặt hành chính. Tuân thủ đúng theo quy định nộp thuếgiúp cho hệ thống kiểm soát thuế tính được số thu thực tế so với phát sinh theo từng giai đoạn hoạt động của DN. Ngoài ra DN còn có nghĩa vụ cung cấp thông tinbáo cáođể hệ thống kiểm soátthuế có thể kiểm tra tính đúng đắn của các khâu trên. Lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán là cơ sở tạo điều kiện cho hệ thống kiểm soát thực hiện các cuộc thanh tra kiểm tra thuế sau khi quá trình tuân thủ thuế của DN được thực hiện.

2.1.4 Tiêu chí đánh giá sự tuân thủ thuế TNDN của DN

Sự tuân thủ thuế TNDN của DN được đánh giá thông qua những tiêu chí nhưsau:

- DN chấp hành nghĩa vụthuế qua các khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng luật,chính xác, phù hợp vớiquy trình và kết quảhoạt động SXKDcủa xã hội.

- Nộp số thuế phát sinh hay số tiền phạt vào NSNN đúng, đủ, kịp thời gian. - Chấp hành nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, chứng từ hóa đơn theo đúng quy định. Lưu giữ các chứng từ kế toán nhằm mục đích phục vụ cho công tác báo cáo và thanh kiểm tra.

- Chấp hành quyết định thanh kiểm tra, quyết định xử lývà cung cấp tài liệu cho CQT theo yêu cầu nhằm phục vụ công tác thanh kiểm tra thuế.

2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế TNDN

Muốn nâng cao tính tuân thủ của NNT thì cần phải hiểu tính tuân thủ bị tác động bởi nhữngnhân tốnào và mức độ tác động của những nhân tốnàyra sao để từ đó có biện pháp nâng cao tính tuân thủ thuế (đặc biệt thuế TNDN). Hành vi tuân thủ của NNT không phải là một yếu tố độc lập, bất biến nó chịu tác động của các nhân tố trong môi trường hoạt động như đặc điểm hoạt động kế toán, chính sách thuếvà các nhân tốý thức nghĩa vụ thuế của NNT, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị kết hợp với sự hiểu biết về luật thuế...

Sự hiểu biết và nhận thức của NNT đối với hệ thống thuế là cơ sở để hiểu những động cơ phía sau hành vi của NNT. Trong một DN, thực tế cá nhân là những chủ sở hữu DN, là người quyết định phạm vi, mức độ tuân thủ của DN. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra những nhân tố có thể tác động đến sự tuân thủ thuế TNDN như sau:

2.1.5.1 Nhân tố về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Quy mô:

Quy mô doanh nghiệp là phạm trù phản ánh độ lớn của doanh nghiệp. Dựa theo quy mô có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp có quy mô lớn, nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ. Mỗi nhóm doanh nghiệp theo quy mô có những đặc điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)