Nhân tố ý thức về nghĩa vụ thuế của NNT

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 39 - 41)

Ngoài những nhân tố tác động từ bên ngoàiảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của DN còn có nhân tố bên trong DN cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế. Một số nhân tố dưới đây:

Mức độ hiểu biết về luật thuế TNDN, quy trình kế toán thuế

Cơ quan thu thuế nội địa Hoa Kỳ (IRS, 1994) đã tuyên bố rằng hành vi không tuân thủ không dự tính chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số NNT không tuân thủ. Nghiên cứu của Christina M. Ritsema, (2003) cũng kết luận là có mối liên hệ giữa kiến thức về thuế và tuân thủ thuế. Sự thiếu hiểu biết về thuế dẫn đến hành vi không tuân thủ không dự tính [2].

Mức độ hiểu biết về luật thuế, quy trình kế toán thuế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ vì mức độ hiểu biết của NNT hạn chế do không cập nhật kịp thời hoặc hiểu nhầm khi áp dụng chính sách thuế sẽ dễ xảy ra sự vi phạm về kê khai và phải chịu xử lý phạt. Do đó NNT cần phải hiểu rõ luật,vận dụng vào tình hình hoạt động thực tế tại DN mình, tránh xảy ra sai sót hoặc giảm thiểu sai sót từ đó góp phần nâng cao tính tuân thủ.

Theo Webley, Paul (2004), có sự tác động qua lại giữa niềm tin của NNT với cơ quan thuế. Nếu cơ quan thuế hoạt động không hiệu quảvà không nhiệt tình giúp đỡ thì có nhiều khả năng NNT sẽ không tuân thủ[8].

Khi cơ quan thuế được nhận thức là người đại diện và hoạt động vì lợi ích tập thể, coi NNT là khách hàng thì sự tuân thủ thuế sẽ đạt được. Mặt khác, sự đại diện của cơ quan thuế còn được NNT nhận thức là sự công tâm, trong sạch, không tham nhũng [14].

Phương châm của ngành thuế hiện nay “Cơ quan thuế và người nộp thuế là hai người bạn đồng hành” có nghĩa xem người nộp thuế như một khách hàng, cơ quan thuế là người cung cấp dịch vụ. Vì vậy khi NNT hài lòng với dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp thì chứng tỏ dịch vụ rất tốt, đáp ứng được nhu cầu của NNT. Khi NNT hiểu rõ chính sách thuế, thực hiện đúng chính xác các quy định và kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình từ phía cơ quan thuế thì mức độ hài lòng tăng lên rất nhiều, ngược lại nếu NNT không hài lòng sẽ ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.

Các hình thức khuyến khích sự tuân thủ thuế (Khen thưởng, tuyên dương)

Kirchker, E., Macielovsky, B., Schneider, F. (2001) cho rằng sự tuân thủthuế có thểcải thiệnbằng những phầnthưởng bằng tiền đối với DN. Tính động viên, thúc đẩy, mà đặc trưng là các hình thức khuyến khích, tuyên dương NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, công nhận bằng các phần thưởng vật chất, tinh thần. Nếu cơ quan quản lý có cáchình thức động viên phù hợp sẽ có tác dụng góp phần nâng cao tính tuân thủ của NNT [6].

Cơ quan thuế áp dụng các hình thức tuyên dương khen thưởng NNT hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế sẽ góp phần tăng thêm uy tính cho NNT trên thương trường có thể giúp NNT nâng cao tính tuân thủ thuế.

Nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng của hệ thống thuế TNDN

Sự công bằng của hệ thống thuế là mối quan tâm hàng đầu của NNT. Thế nhưng, công bằng là mục tiêu khó xác định: công bằng đối với tôi thì không công bằng đối với anh [13]. Do vậy cảm nhận sự không công bằng của NNT đối với hệ thống thuế luôn tồn tại tất yếu.

Christina M.Ritsema (2003) nghiên cứu kết luận: “ Những người trốn thuế ở mức độ lớn phát biểu rằng việc không tuân thủ thuế của họ là do hệ thống thuế không công bằng“ [2].

NNT phải nhận thức được tính công bằng của hệ thống thuế thông qua việc thực hiện các chính sách thuế và biện pháp xử lý hành chính của cơ quan thuế. Nếu NNT nhận thấy có sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế khi cùng thực hiện một chính sách thuế chung thì NNT sẽ đồng tình và tin tưởng vào luật thuế cũng như hệ thống kiểm soát thuế, từ đó sẽ tự nguyện chấp hành sự tuân thủ một cách tốt nhất. Nếu NNT không nhận thức được sự công bằng và không tin tưởng vào cơ quan thuế họ sẽ không tự nguyện chấp hành thuế và cố tình trốn thuế sẽ ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế.

Chi phí tuân thủ thuế

Chi phí tuân thủ thuế theo nghĩa hẹp gồm chi phí tiền và thời gian để tuân thủ các nghĩa vụ về thuế. Chi phí tuân thủ thuế cao sẽ cản trở quyết định tuân thủ và ngược lại chi phí tuân thủ thấp sẽ dẫn đến mức độ tuân thủ tự nguyện tăng lên. Ví dụthời gian phải bỏ ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí về kế toán thuế, chi phí trên kể cả thuê tư vấn để tuân thủ nghĩa vụ thuế… và có thể bao gồm cả chi phí về mặt tâm lý như căng thẳng thần kinh do NNT không nắm chắc họ có đáp ứng được các quy định của các luật thuế hay không. Do đó tổng số tiền mà NNT phải chi ra lớn hơn số thuế thực nộp vào NSNN làmảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế[1].

Một phần của tài liệu Thực trạng tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh bình dương (Trang 39 - 41)