2.2.Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa
2.2.2. Về nội dung và thời lượng cho chương trình giảng dạy
Nhận xét về nội dung chương trình, về mức độ phù hợp với yêu cầu thực tế, thời lượng bố trí cho bộ môn Tin học, và điều kiện thiết bị hiện có, tác giả đã tham khảo ý kiến của 74 cán bộ quản lý, 61 giáo viên đang giảng dạy môn Tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa và 1247 học sinh học môn Tin học. Ý kiến nhận xét được thể hiện qua các bảng 2.4, 2.5 và 2.6:
Tần số và tỉ lệ đánh giá phù hợp và rất phù hợp cho các tiêu chí: - Yêu cầu thực tế : 23/74, chiếm tỉ lệ 31.1 %; - Trình độ phát triển tin học : 23/74, chiếm tỉ lệ 31.1 %; - Nội dung chương trình : 19/74, chiếm tỉ lệ 25.7%; - So với điều kiện thiết bị hiện có : 10/74, chiếm tỉ lệ 13.5%.
Tần số tỉ lệ đánh giá phù hợp và rất phù hợp cho các tiêu chí: - Yêu cầu thực tế : 21/61, chiếm tỉ lệ 34.4%; - Trình độ phát triển tin học : 18/61, chiếm tỉ lệ 28.5%; -Nội dung chương trình : 21/61, chiếm tỉ lệ 24.4%; - So với điều kiện thiết bị hiện có : 07/61, chiếm tỉ lệ 11.5%.
Tần số và tỉ lệ đánh giá phù hợp và rất phù hợp cho các tiêu chí: - Yêu cầu thực tế : 423/1247, chiếm tỉ lệ 33.9%; - Trình độ phát triển tin học : 535/1247, chiếm tỉ lệ 42.9%; - Nội dung chương trình : 434/1247, chiếm tỉ lệ 34.8%; - So với điều kiện thiết bị hiện có : 407/1247 chiếm tỉ lệ 32.6%.
Qua tần số xuất hiện và tỉ lệ nêu trên cho ba đối tượng điều tra, có thể thấy rằng việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nội dung chương trình dạy môn Tin học so với số tiết được phần bổ cũng như thiết bị trang bị hiện tại sẽ không đem lại hiệu quả thiết thực khi triển khai đại trà môn Tin học trong nhà trường phổ thông. Ngày nay, với sự
phát triển nhanh của công nghệ phần cứng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của phần mềm và hiệu ứng ngược về yêu cầu tốc độ xử lý dữ liệu của phần mềm đã đưa công nghệ phần cứng tăng trưởng mạnh thì những yêu cầu về nội dung chương trình do Bộ đưa ra chắc chắn không đáp ứng được yêu cầu thực tế của xã hội. Từ sự chuyển tiếp, điều chỉnh chậm chạp về chương trình đã gây ra sự mất hứng thú cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học môn Tin học.
Bên cạnh đó, sự chưa phần hoá chương trình học cho các ban làm tăng thêm tính bất cập trong truyền thụ kiến thức cho học sinh khi giáo viên phải chuyển tải cùng một lượng tri thức với nhiều định nghĩa, khái niệm mới, thuật toán theo tư duy mới của một bộ môn mới cho đồng thời một lượng học sinh không nhỏ nhưng không ngang nhau về mặt trình độ tiếp thu (do đã phần hoá theo ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn).
Điều này cũng gây không ít khó khăn cho đội ngũ cán bộ quản lý trong khi thực hiện nhiệm vụ, đó là triển khai một bộ môn văn hoá khi sự chuẩn bị về cơ sở vật chát nói riêng, sự chuân bị đông bộ cho các mặt khác đê phục vụ việc dạy và học chưa thật sự chu đáo làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu của học sinh và vân đê truyền thụ kiên thức của giáo viên.
2.2.3.Về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy học bộ môn Tin học
Cơ sở vật chát - thiêt bị dạy học phục vụ dạy bộ môn Tin học là điêu kiện và phương tiện lao động sư phạm của giáo viên và phương tiện học tập của học sinh, là một trong những thành tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tin học là một môn học gắn liền với công cụ là máy vi tính, không thể dạy và học tin học mà không có máy vi tính.
Trong điều kiện hiện nay, việc trang bị máy vi tính phục vụ việc dạy học môn Tin học là khó khăn chung của ngành giáo dục. Mặc dù tỉnh Khánh Hòa đã triển khai dạy tin học từ năm 1993-1994 nhưng bài toán về trang bị cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy học môn Tin học đến nay vẫn chưa có hướng giải quyết tốt.
Đánh giá về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy học môn Tin học, tác giả đã thống kê qua số liệu điều tra cán bộ quản lý, giáo viên dạy tin học và học sinh ở các bảng 2.7 và 2.8:
Theo đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá ở mức đầy đủ và rất đầy đủ cho các tiêu chí:
-Số lượng máy vi tính : 30/135, chiếm tỉ lệ 22.2%; -Máy điều hoà không khí : 19/135, chiếm tỉ lệ 14.1%; -Các thiết bị hỗ trợ giảng dạy : 18/135, chiếm tỉ lệ 13.3%; -Phần mềm giảng dạy : 15/135, chiếm tỉ lệ 11.1%; -Mạng LAN : 29/135, chiếm tỉ lệ 21.5%; -Kết nối Internet : 30/135, chiếm tỉ lệ 22.2%. -Phòng thực hành : 27/135, chiếm tỉ lệ 20.0%.
có thể khẳng định rằng việc cung cấp máy vi tính, thiết bị để giảng dạy môn Tin học trong nhà trường rất khó đảm bảo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay tại tất cả các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa phòng thực hành tin học đều quá tải, phòng máy phải hoạt động ít nhất 7 ca/ngày, mỗi ca 1 tiếng chưa kể thời gian ra vào và giải lao giữa các ca thực hành. Bên cạnh sự hoạt động liên tục của phòng thực hành máy tính làm cho tuồi thọ máy vi tính giảm nhanh nhưng kinh phí sửa chữa lại hạn chế trong khi các thiết bị hỗ trợ kèm theo cũng rất thiếu
thốn, ví dụ như máy điều hòa không khí, máy chiếu projector, các phần mềm giảng dạy, ... đặc biệt là vấn đề kết nối Internet để dạy về mạng và tạo điều kiện cho học sinh truy cập Internet.
Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tất cả các trường trung học phổ thông toong toàn quốc cần có kế hoạch kết nối Intemet để giảng dạy cho học sinh, việc két nôi sẽ đơn giản nêu chỉ dành cho máy chủ hoặc máy của giáo viên qua một môđem và một đường điện thoại, thế nhưng nếu như vậy thì không phải là kết nối Internet để phục vụ việc giảng dạy tin học.
Vấn đề kết nối Internet hiện nay cần một đường chuyển tải nhanh, hiệu quả (băng thông rộng với đường truyền ADSL) trên cơ sở một hệ thống máy tính đã được kết nối với nhau để người học khai thác và chia sẻ tài nguyên; để tiếp xúc một cách hiệu quả kho tàng tri thức nhân loại; để có điều kiện tiếp cận với thế giới đầy biến động và thay đổi từng ngày, từng giờ; để rèn luyện tính ham khám phá cái mới, đồng thời phát huy tính sáng tạo, hứng thú trong việc học tin học của học sinh.
Về vấn đề cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy môn Tin học, ngoài điều tra tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên dạy tin học, tác giả cũng đã tiến hành điều tra số liệu qua 1247 học sinh. Tần số và tỉ lệ trong các tiêu chí như sau:
Ý kiến của học sinh về các tiêu chí cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy môn Tin học rất tương đồng với đánh giá của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giảng dạy tin học, mức độ đầy đủ và rất đầy đủ chiếm số lượng cao nhất là 457 học sinh, tỉ lệ 36.6% cho tiêu chí phòng thực hành, còn các tiêu chí khác dao động từ
11.5% đến 35.1%; tất cả đều ở dưới mức trung bình một khoảng rất xa. Đánh giá chung:
a- Qua số liệu điều tra tháng 8/2006 do tác giả tiến hành khảo sát, tổng số máy vi tính được trang bị cho 30 trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh là 1.350 máy, tính bình quân mỗi trường có 45 máy, như vậy với 28.826 học sinh đồng loạt học thực hành sẽ có 21 học sinh ngồi chung 01 máy tính, còn nếu chia theo qui định tối đa của Bộ Giáo dục và Đào tạo: 02 học sinh/01 máy/ca thực hành thì một phòng máy phải hoạt động 11 ca thực hành/ngày mới phục vụ hết nhu cầu thực hành của học sinh. Với mức độ hoạt động thường xuyên, máy vi tính nhanh chóng giảm thời gian sử dụng, chưa kể đến khả năng máy vi tính bị lỗi phần mềm (do sử dụng không có bản quyền), hỏng phần cứng (do trang bị không đằng bộ), virus phá hoại (do học sinh cài chương trình bị nhiễm virus từ bên ngoài) ... dẫn đến tình trạng ngưng hoạt động, cần thời gian xử lý làm giảm số lượng máy tính trong ca thực hành vốn đã thiếu nay lại càng thiếu hơn.
b- Phòng máy thực hành do được trang bị không đồng bộ nên cơ số máy tính trong phòng thực hành được bố trí không như nhau, phòng thực hành thứ nhất 30 máy, phòng thực hành thứ hai có 20 máy trong khi sĩ số các lớp học gần như nhau dẫn đến khó khăn khi bố trí máy tính cho học sinh thực hành, ở đây chưa tính đến hỏng hóc đột xuất của máy tính do được trang bị từ những năm trước đến nay chưa có kinh phí nâng cấp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
c- Do yếu tố về phòng học nên việc bố trí ca thực hành của học sinh thường trái buổi học lý thuyết, học sinh học buổi sáng thực hành buổi chiều và ngược lại nên giáo viên dạy tin học thường xuyên đi dạy hai buổi, không có thời gian để sửa chữa bảo trì thiết bị, cài đặt các phần mềm bị lỗi, ... trong khi chế độ phụ cấp chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và đời sống của giáo viên.
Trên cơ sở đánh giá về hiện trạng thiết bị, tác giả đã thăm dò ý kiến về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập môn Tin học cho đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên dạy tin học, và tỉ lệ 91.9% với tần số đồng thuận cho ý kiến này rất cao 124/135 người ở mức đồng ý và rất đồng ý, cụ thể qua bảng 2.9:
2.2.4.Về trình độ đội ngũ giáo viên dạy tin học
Không như các bộ môn khác, môn Tin học được đưa vào giảng dạy thí điểm ở trường trung học phổ thông từ năm 1993-1994, tính đến nay là 13 năm. Những năm đầu, do chưa chuẩn bị chu đáo về nhân sự, đa số giáo viên dạy tin học là giáo viên các bộ môn tự nhiên được các Sở Giáo dục và Đào tạo cử đi học một thời gian ngắn để về dạy tin học, số giáo viên này hiện nay đã ít dần, đa số trở về giảng dạy bộ môn được đào tạo trước đây tại các trường đại học sư phạm, và được thay thế bởi đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo hoàn chỉnh, đúng chuyên môn trong những năm gần đây ở các trường đại học.
Sự trẻ hoá đội ngũ gắn liền với thâm niên còn ít, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhưng do ý thức cầu tiến, khả năng tự học tốt nên đội ngũ giáo viên đã khắc phục được các mặt hạn chế để đảm nhiệm trách nhiệm truyền thụ kiến thức cho thế hệ trẻ. Nhận định trên tác giả rút ra từ khảo sát ý kiến của 74 cán bộ quản lý qua bảng thống kê:
Qua thống kê cho thấy, các nội dung tìm hiểu từ mức khá trở lên xuất sắc có tần số xuất hiện và tỉ lệ trên mức trung bình, cụ thể như sau:
-Kiến thức chuyên ngành : 58/74, chiếm tỉ lệ 78.4%. -Phương pháp giảng dạy : 49/74, chiếm tỉ lệ 66.2%. -Khả năng xây dựng kế hoạch : 51/74, chiếm tỉ lệ 68.9% -Khả năng tổ chức thực hiện : 55/74, chiếm tỉ lệ 74.3% -Khả năng ứng dụng vào thực tế : 44/74, chiếm tỉ lệ 59.5% -Khả năng tự học : 51/74, chiếm tỉ lệ 68.9% -Khả năng hướng dẫn học sinh : 51/74, chiếm tỉ lệ 68.9%
Số liệu trên ngoài tiêu chí "khả năng ứng dụng vào thực tế" chiếm tỉ lệ khiêm tốn (59.5%), các tỉ lệ còn lại minh chứng rằng dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giáo viên có thâm niên giảng dạy, có nhiều kinh nghiệm trước đây, nay với sức trẻ của mình, đội ngũ giáo viên tin học dần đảm nhận được những nhiệm vụ do cấp trên giao phó, khẳng định được chuyên môn, giúp Sở thực hiện chủ trương đưa tin học vào giảng dạy ở trường phổ thông; hoàn thành việc phổ cập tin học cho cán bộ, giáo viên trong ngành nói riêng, cho xã hội nói chung.
Để kiểm chứng, tác giả đã khảo sát trực tiếp 61 giáo viên dạy tin học với yêu cầu tự đánh giá chính bản thân về những nội dung trên nêu. Qua thống kê, tần số xuất hiện và tỉ lệ khá tương thích với đánh giá của 74 cán bộ quản lý. số liệu được nêu trong bảng 2.11:
2.2.5.Về công tác quản lý việc giảng dạy môn Tin học
năng lực của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Đây là hoạt động không thể thiếu của các nhà quản lý giáo dục, cần thông qua hoạt động quản lý để khảo sát, đánh giá, phần loại trình độ, năng lực của giáo viên để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: thường xuyên, chuyên đề,...
Tác giả đã khảo sát ý kiến của 61 giáo viên dạy tin học để rút ra những nhận định khách quan về công tác này của đội ngũ cán bộ quản lý. Số liệu thống kê biểu thị qua bảng 2.12:
Theo số liệu thống kê, tần số và tỉ lệ các nôi dung được đánh giá từ mức quan tâm đến rất quan tâm ở các tiêu chí như sau:
- Soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp : 49/61, chiếm tỉ lệ 80.3%; - Đổi mới phương pháp giảng dạy : 48/61, chiếm tỉ lệ 78.7%; - Quản lý giờ lên lớp của giáo viên : 44/61, chiếm tỉ lệ 72.1%; - Trình độ, năng lực của giáo viên : 53/61, chiếm tỉ lệ 86.9%; - Chất lượng học tập của học sinh : 50/61, chiếm tỉ lệ 82.0%; - Chế độ phụ cấp cho giáo viên : 42/61, chiếm tỉ lệ 68.9%.
Tần số và tỉ lệ các nội dung tham khảo đều xuất hiện cao, ít nhất là 72.1%, điêu này nói lên răng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa được cán bộ quản lý quan tâm đúng mực, đặc biệt ở các tiêu chí: trình độ, năng lực; soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nhăm mục đích
nâng cao chất lượng học tập của học sinh đúng theo khoản 2, điều 28 - Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh"[10].
Tin học là bộ môn đặc thù trong giảng dạy cần có thiết bị đi kèm là máy vi tính và chính bản thân công nghệ thông tin đã là công cụ hỗ trợ cho dạy học thì việc giảng dạy tin học cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy là điều tất yếu. Có thể khẳng định rằng, đổi mới phương pháp giảng dạy tin học bằng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm gia tăng lượng tin, trao đổi tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đồng