2.2.Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa
2.2.6.2. Khảo sát về mức độ nhờ thầy cô hướng dẫn bà
Theo tác giả, việc học sinh nhờ thầy cô hướng dẫn cách học một môn học mới sao cho đạt hiệu quả là điều rất đáng khuyến khích, nhưng có lẽ xuất phát từ sự lo ngại, tính chưa tự chủ và lo toan cho những bộ môn thi tốt nghiệp, thi vào đại học mà học sinh chưa mạnh dạn đề nghị thầy cô hướng dẫn cách học môn Tin học, điều này thể hiện rõ qua số liệu điều tra sau:
Theo bảng số liệu, tàn số xuất hiện ở hai tiêu chí thường xuyên và rất thường xuyên là 421/1247, chiếm tỉ lệ 33.8% đủ để khẳng định rằng nhận định nêu trên của tác giả là có cơ sở khoa học, hơn nữa tin học hiện nay đã được phổ cập rộng rãi trong xã hội, hiện tượng sao đổi ngôi (người lớn tuổi học tin học chậm hơn người nhỏ tuổi)
trong việc học tin học cũng là một yếu tố để học sinh ít nhờ đến sự hướng dẫn của thầy, cô. Trong thực tế, những kiến thức tin học được giảng dạy trong nhà trường phổ thông cũng được các trung tâm tin học ngoài xã hội giảng dạy rất nhiều, những trung tâm tin học có uy tín đều có khả năng hướng dẫn học sinh về kiến thức tin học nói trên khi học sinh tham gia truy cập thông tin tại các địa điểm này. Đây cũng là một trong những lý do giảm tỉ lệ học sinh nhờ thầy, cô hướng dẫn cách học môn Tin học.
2.2.6.3.Khảo sát về ý thức học tin học của học sinh
Tin học là môn học mới, ứng dụng trong đời sống thực tế nhiều nhưng do thời lượng bố trí trong nhà trường chưa cao, nội dung chưa theo kịp mức độ phát triển của tin học nên ý thức học môn Tin học của học sinh cũng đáng lo ngại.
Để có cơ sở đánh giá về thái độ của học sinh trong việc học môn Tin học, tác giả đã khảo sát ý kiên của học sinh qua bảng sô liệu sau:
Các biểu đồ minh họa cho hai nội dung khảo sát:
Biểu đồ 2.2: Học lỉnh tự đánh giá về tỉnh tự giác và ý thức bọc tin học Biển đồ 2.3: Học linh tự đánh giá về tỉnh tự giác làm bài tập môn Tin họe
Qua hai biểu đồ và bảng tự đánh giá của 1247 học sinh về hai nội dung được hỏi, ở mức độ rất tích cực chiếm tỉ lệ rất ít, 8.5% cho nội dung thứ nhất và 3.9% cho nội dung thứ hai. Nếu tính từ mức độ tích cực trở lên thì:
- Tích cực làm bài tập ở nhà : 343/1247, chiếm tỉ lệ 27.5%.
Điều này cho phép khẳng định học sinh ít có ý thức tự giác trong việc học môn Tin học, đây là một nghịch lý trong nhận thức của học sinh giữa nhu cầu, ích lợi, sự cần thiết với ý thức học tập đối với bộ môn. Để lý giải cho nghịch lý trên, tác giả cho rằng:
a- Trước hết do nội dung chương trình tin học chưa thật phù hợp với nhu cầu thực tế nên chưa gây được hứng thú đối với người học, điều này được thể hiện ở bảng 2.21 về khảo sát mức độ hứng thú của học sinh đối với bộ môn.
b- Sự chưa nhiệt tình của thầy cô giáo khi hướng dẫn thực hành, thực hiện các thao tác kỹ thuật, không quán xuyến lớp học; thầy cô giáo để học sinh tự mày mò, tự thao tác, tự tìm hiểu làm mất thời gian nhưng không đem lại hiệu quả nên học sinh chán nản học tập.
c- Học tin học muốn đạt hiệu quả cao cần thường xuyên thực hành, giao tiếp với máy tính nhưng do thời lượng bố trí thực hành quá ít đồng thời với thiếu máy tính thực hành nên góp phần làm cho ý thức học tập bộ môn của học sinh giảm sút.
d- Vấn đề quản lý việc học tập chưa sâu sát của giáo viên bộ môn và cán bộ quản lý đơn vị, đồng thời với quan niệm tin học là môn thí điểm, không quan trọng trong các kỳ thi càng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng ý thức học tập chưa tốt của học sinh.
Để kiểm chứng nhận định trên, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của học sinh về cách làm thế nào để học tin học tốt hơn. Tác giả đưa ra những nội dung cần khảo sát với năm mức độ đánh giá để học sinh lựa chọn, số liệu thống kê trong bảng 2.17:
Qua ý kiến của 1247 học sinh về các nội dung được hỏi, ở mức độ từ đồng ý trở'lên có tỉ lệ cao, cụ thể như sau:
-Trang bị nhiều máy tính hơn : 1175/1247, chiếm tỉ lệ 94.2%; -Phòng thực hành đầy đủ thiết bị : 1169/1247, chiếm tỉ lệ 93.8%; -Dạy và học luôn có thiết bị hỗ trợ : 1116/1247, chiếm tỉ lệ 89.5%; -Tăng thời lượng thực hành : 1111/1247, chiếm tỉ lệ 89.1%; -Thay đổi nội dung giảng dạy : 1058/1247, chiếm tỉ lệ 84.8%; -Thầy cô luôn hướng dẫn học sinh : 1095/1247, chiếm tỉ lệ 87.8%.
Như vậy, từ số liệu này kết hợp với các bảng số liệu 2.7, 2.8 đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy môn Tin học của cán bộ quản lý, giáo viên cũng như học sinh, tác giả cho rằng muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy tin học, tăng ý thức học tập cho học sinh, những biện pháp đồng bộ cần được nghiên cứu triển khai trong thời gian đến là hết sức cần thiết, phần này tác giả sẽ đề cập cụ thể trong chương 3 của luận văn.
2.2.7.Về khả năng thực hành, tiếp thu kiến thức, ứng dụng thực tế và hứng thú của học sinh khi học môn Tin học
Từ việc nội dung chương trình và thời lượng phần bổ cho việc giảng dạy bộ môn Tin học còn nhiều điều bất cập như đã phần tích ở trên, một vấn đề tất yếu cần đặt ra là so với nội dung và thời lượng như vậy, trong thực tế trình độ học tin học của học sinh nói chung và các khả năng vê tiêp thu kiên thức, khả năng thực hành, khả năng ứng dụng tin học vào thực tế, khả năng tư duy, khả năng sáng tạo và khả năng làm bài kiểm tra sẽ thể hiện như thế nào?
Để có thể nhận định, đánh giá đúng về các tiêu chí nêu trên, tác giả đã tiến hành thăm dò ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, của giáo viên đang giảng dạy môn Tin học và của chính học sinh học môn Tin học. Tần số và tỉ lệ cho các nội dung đánh giá được thể hiện qua các bảng 2.18,2.19 và 2.20:
Đánh giá của đội ngũ giáo viên ở mức khá và giỏi cho các tiêu chí: - Tiếp thu kiến thức : 22/74, chiếm tỉ lệ 29.7%
- Khả năng thực hành : 17/74, chiếm tỉ lệ 23.0% - Ứng dụng vào thực tế : 07/74, chiếm tỉ lệ 09.5% - Khả năng làm bài kiểm tra : 12/74, chiếm tỉ lệ 16.2% - Mức độ tư duy : 09/74, chiếm tỉ lệ 12.2% - Tính sáng tạo : 08/74, chiếm tỉ lệ 10.8%
Đánh giá của đội ngũ giáo viên ở mức khá và giỏi cho các tiêu chí: - Tiếp thu kiến thức : 24/61, chiếm tỉ lệ 39.3%;
- Khả năng thực hành : 18/61, chiếm tỉ lệ 29.5%; - Ứng dụng vào thực tế : 18/61, chiếm tỉ lệ 29.5%; - Khả năng làm bài kiểm tra : 20/61, chiếm tỉ lệ 32.8%; - Mức độ tư duy : 23/61, chiếm tỉ lệ 27.7%;
- Tính sáng tạo : 11/61, chiếm tỉ lệ 18.0%.
Tự đánh giá của học sinh ở mức khá và giỏi cho các tiêu chí: - Tiếp thu kiến thức : 449/1247, chiếm tỉ lệ 36.0% - Khả năng thực hành : 501/1247, chiếm tỉ lệ 40.2% - Ứng dụng vào thực tế : 434/1247, chiếm tỉ lệ 34.8% - Khả năng làm bài kiểm tra : 563/1247, chiếm tỉ lệ 45.1% - Mức độ tư duy : 431/1247, chiếm tỉ lệ 33.1% - Tính sáng tạo : 282/1247, chiếm tỉ lệ 22.6%
Qua khảo sát ở 74 cán bộ quản lý và 61 giáo viên tin học, cho thấy rằng trình độ tin học của học sinh đạt mức khá, giỏi còn nhiều hạn chế, đặc biệt là khả năng ứng dụng thực tế và tính sáng tạo, chiếm bình quân không quá 20% thậm chí chỉ có 9.5% cho nội dung khả năng ứng dụng thực tế (theo đánh giả của cán bộ quản lý).
Mặt khác, đối tượng học sinh tỏ ra rất trung thực về việc tự đánh giá trình độ tin học của bản thân qua số liệu nêu trong bảng 2.20. Có thể nêu ra một nhận xét:
Chương trình học tin học hiện nay chưa đem lại hiệu quả cao cho người học, chưa đáp ứng được mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.
Ngày nay, tin học không chỉ phổ biến trong nhà trường (nhưng thực tế cũng chưa phải là phổ biến) mà tin học đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống; số lượng người học tin học, học qua mạng Intemet trong xã hội đã tăng lên đáng kể, những vấn đề ứng dụng trong thực tế cuộc sống từng bước được tin học hoá, và dần
thể hiện vai trò không thể thiếu được của tin học trong thời đại khoá học - công nghệ. Từ đây đặt ra một nhiệm vụ hết sức lớn lao cho công tác quản lý việc giảng dạy tin học trong nhà trường phổ thông là làm sao để trình độ tin học của học sinh không lạc hậu với mặt bằng xã hội, để học sinh có thể vận dụng kiến thức tin học cơ bản ứng dụng vào cuộc sống, tạo hứng thú và niềm say mê đối với môn học mới.
Vì thời lượng hạn chế nên có nhiều nội dung đáng lẽ được dạy chính khoá nhằm mục đích tạo hứng thú, say mê ứng dụng cho học sinh lại phải chuyển sang bài đọc thêm, mà đã là bài đọc thêm thì khó phát huy tác dụng khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa cải tiến phương pháp thi cử một cách triệt để, học sinh hiện nay có quá nhiều "cái phải học" hơn học tin học khi không phải đến lớp. Đây cũng là một trong những lý do theo tác giả đã góp phần hạn chế trình độ tin học của học sinh.
Có thể tham khảo về mức độ hứng thú của học sinh khi học môn Tin học:
Bảng số liệu trên chứng minh một thực tế là hứng thú của học sinh khi học môn Tin học chưa đáng kể, chỉ có 31.3% hứng thú và 15.2% rất hứng thú trong khi tỉ lệ từ mức bình thường đến hoàn toàn không hứng thú chiếm đến 53.5%.
Biểu đồ thể hiện tự đánh giá của học sinh về mức độ hứng thú đối với bộ môn Tin học:
Biểu đồ 2.4: Học sinh tự đánh giá về mức độ hứng thú đối với môn học
Đánh giá về mức độ hứng thú của học sinh trong việc học tin học của 135 cán bộ quản lý và giáo viên dạy tin học cũng đồng quan điểm với học sinh, cụ thể qua tần số và tỉ lệ trong bảng 2.22 như sau:
Ở bảng số liệu này, mức độ hứng thú và rất hứng thú được đánh giá tương đối khá với tần số 81/135 người, chiếm tỉ lệ 60%, đặc biệt không xuât hiện một tần số nào cho rằng học sinh hoàn toàn không hứng thú khi học bộ môn Tin học, nghĩa là việc giảng dạy tin học trong nhà trường nói chung trong giai đoạn đầu triển khai tuy còn khó khăn ở một số mặt như chế độ, nội dung, ... nhưng nếu có biện pháp chỉ đạo thích họp sẽ đem lại kết quả khả quan.
Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh đối với bộ môn Tin học:
Qua 07 lần dự giờ lý thuyết và 14 lần (2 lần/trường) quan sát học sinh thực hành tại 07 trường, tác giả có nhận xét:
a-Về các tiết dạy trên lớp: giáo viên vận dụng linh hoạt nhiêu phương pháp giảng dạy để thực hiện bài giảng, tập trung vào phương pháp dạy và học tích cực, sử dung thiết bị để minh họa cho học sinh quan sát, theo dõi bài học một cách trực quan sinh động. Đa số giáo viên cho rằng, việc kết hợp các phương pháp giảng dạy và sử dụng thiết bị minh họa giúp giáo viên chủ động hơn trong khi thực hiện nội dung bài giảng; buộc giáo viên phải đầu tư nhiều hơn vào khâu soạn bài, dự đoán những khả năng xảy ra để xử lý. Tiết dạy có thiết bị hỗ trợ tạo hứng thú cho học sinh, không khí học tập sôi động, giúp học sinh tiếp thu tri thức nhanh hơn, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh; tránh lối dạy một chiều, thầy đọc trò ghi.
Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị hỗ trợ sẽ làm giáo viên mất nhiều thời gian hơn trong công tác chuẩn bị trước khi lên lớp trong điều kiện thiết bị hỗ trợ còn thiếu, nếu thời khoá biểu bố trí nhiều giáo viên dạy trùng giờ, việc cung cấp thiết bị sẽ không đảm bảo, đây cũng là một trong những lý do làm cho giáo viên không thể ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào đổi mới phương pháp giảng dạy, và vận dụng các phần mềm dạy học để kích thích óc tìm tòi, khám phá của học sinh.
b-Trao đổi với 07 cán bộ quản lý và 14 giáo viên dạy tin học, tất cả đều có cùng nhận định, học sinh trong giờ học lý thuyết có thiết bị hỗ trợ sôi động, linh hoạt hơn
rất nhiều so với tiết học không có thiết bị. Qua phỏng vấn trực tiếp 90 học sinh cũng thể hiện rõ điều này, 100% học sinh đều đồng ý nhà trường cần bố trí thời khoá biểu sao cho các tiết học tin học đều có thiết bị hỗ trợ, tạo điều kiện tiếp thu kiến thức nhanh hơn và phát huy trí lực tốt hơn. Thực hiện được việc này trong điều kiện hiện nay là rất khó, vì qua số liệu khảo sát trong bảng 2.7, thiết bị hỗ trợ giảng dạy bộ môn Tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa còn thiếu nhiêu, mức độ đây đủ chiêm tỉ lệ 13.3%.
c-Về khả năng thực hành của học sinh: sau 14 lần quan sát tại phòng máy tính, tác giả rất đồng thuận với nhận xét của cán bộ quản lý và giáo viên dạy tin học, mức độ thực hành khá, giỏi chỉ chiếm tỉ lệ 25.9%. Đa số học sinh còn yếu về thao tác và xử lý kỹ thuật. Kỹ năng trình bày văn bản chưa thông thạo một phần do giáo viên chưa nắm bắt các qui định về thể thức cũng như hình thức văn bản, chủ yếu học sinh tập gõ bàn phím và thực hành các chức năng của phần mềm được học. Học sinh còn nhiều lúng túng trong cách chuyển tư duy toán học sang tư duy lập trình và không biết xử lý lỗi cú pháp khi thực thi chương trình.
2.2.8.Về hình thức kiểm tra và học môn Tin học
Nhằm mục đích tìm ra hình thức kiểm tra và phương pháp học tin học một cách có hiệu quả, tạo hứng thú cho cả người dạy lẫn người học, tác giả đã tiến hành khảo sát cả ba đối tượng: 74 cán bộ quản lý, 61 giáo viên dạy tin học và 1247 học sinh. Số liệu khảo sát được cho theo các bảng sau:
Qua các bảng số liệu 2.23, 2.24 và 2.25, tác giả nhận thấy rằng hình thức ra bài kiểm tra "Kết hợp kiểm tra viết và thực hành" được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá cao và được sự đồng thuận của học sinh, tần số và tỉ lệ tính từ mức độ phù hợp đến rất phù hợp cho các đối tượng như sau:
- Cán bộ quản lý : 58/74, chiếm tỉ lệ 78.4%. - Giáo viên dạy tin học : 44/61, chiếm tỉ lệ 72.1%. - Học sinh : 782/1247, chiếm tỉ lệ 62.7%.
Về hình thức học, qua khảo sát ý kiến của học sinh, hai hình thức học: kết hợp lý thuyết với thực hành và học nhóm được học sinh tán đồng nhất. Tần số xuất hiện và tỉ