Cơ sở vật chất, thiết bị dạy tin học

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 33 - 36)

1.5.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển tin học, ứng dụng công ngh ệ thông tin và truyền thông trong trong nhà trường

1.7.2.Cơ sở vật chất, thiết bị dạy tin học

Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy bộ môn Tin học là điều kiện và phương tiện lao động sư phạm của giáo viên và phương tiện học tập của học sinh, là một trong những thành tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Trong nhà trường trung học thì cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy bộ môn Tin học bao gồm: phòng máy vi tính được nối mạng, có khả năng truy cập Internet; thiết bị đa phương tiện; các thiết bị tin học khác và các phần mềm dạy học.

"Các thiết bị dạy học sẽ làm thay đổi phương pháp và hình thức dạy học, làm cho nội dung dạy học sinh động, diễn cảm và hứng thú hơn, giúp giáo viên tổ chức điều khiển tối ưu quá trình nhận thức tích cực của học sinh, tạo ra trong quá trình dạy học một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý mới" [23].

Theo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoá thí điểm môn Tin học, quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy bộ môn Tin học bao gồm ba nội dung cơ bản:

a- Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh. Cơ sở vật chất – thiết bị dạy học. Có kế hoạch xây dựng và trang bị các thiết bị kỹ thuật về công nghệ thông tin trước mắt và lâu dài theo yêu cầu dạy học môn Tin học.

b- Sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học phục vụ dạy bộ môn Tin học đúng mục tiêu dạy học. Xây dựng các quy định, quy trình về sử dụng thiết bị phòng máy phục vụ cho việc thực hành tin học có hiệu quả.

c- Thực hiện việc bảo quản, bảo trì hệ thống thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin theo đúng quy trình bảo quản của các hãng sản xuất thiết bị [9].

Hiện nay, hầu như các trường trung học phổ thông chưa đủ máy tính cho học sinh thực hành, do nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Lãnh đạo nhà trường còn nhiều lúng túng trong công tác xã hội hoá giáo dục, do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ thông tin cho nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

1.7.3.Giảng dạy tin học của giáo viên

Lãnh đạo nhà trường quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên chủ yếu ở những hoạt động của cá nhân giáo viên thể hiện qua công việc soạn và chuẩn bị bài, giảng bài, đánh giá kết quả dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.

1.7.3.1.Việc chuẩn bị bài lên lớp

hiện việc giảng dạy và học tập có kết quả. Bài soạn là một bản kế hoạch lên lớp, là bản thiết kế để tổ chức cho học sinh hoạt động. Đây là sự lao động sáng tạo của người giáo viên nhằm tìm từi, suy nghĩ, lựa chọn, quyết định mục tiêu (kiến thức, kỹ năng, thái độ), nội dung, phương pháp, hình thức lên lớp... của bài học, phù hợp với đối tượng học sinh và trang thiết bị tin học hiện có.

Trong thực tế, công tác quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên không đơn giản, lãnh đạo nhà trường có thể thực hiện công việc đó thông qua các quy định về giảng dạy, phổ biến các yêu cầu về soạn bài, các quy định có liên quan đến công tác chuyên môn. Tổ chức xây dựng, thảo luận cách đánh giá một bài soạn theo hướng đổi mới, trở thành quy định nội bộ để mọi người thực hiện. Ngoài những quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về một giáo án, cần bổ sung thêm những yêu cầu về thiết kế hệ thống cách thức làm việc cho học sinh, về xây dựng hệ thống câu hỏi, về thực hành máy tính, nhằm phát huy trí lực và cảm xúc sáng tạo cho học sinh.

Ngoài ra, cần phối hợp phần công lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tin học theo dõi, kiểm tra kế hoạch giảng dạy, kiểm tra công việc chuẩn bị soạn bài của giáo viên. Tổ chức rút kinh nghiệm hàng tháng, sắp xếp thời khoá biểu cho hợp lý để giáo viên có thời gian chuẩn bị đọc tài liệu cũng như soạn bài [25].

1.7.3.2.Giờ lên lớp

Theo GS. TSKH Thái Duy Tuyên, "giờ lên lớp là một hình thức tổ chức dạy học có nhiều quy định rất chặt chẽ về nội dung, kết quả, thời gian, địa điểm học, thành phần học sinh cũng như sự tác động tương hỗ giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh" [38]. Giờ lên lớp của giáo viên là hình thức cơ bản của dạy học phổ thông, giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Giờ lên lớp của giáo viên thể hiện năng lực, kinh nghiệm tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học. Ngoài việc tiến hành bài học theo sự thiết kế, giáo viên phải biết linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra sao cho hoàn tất tốt đẹp một tiết dạy học.

Để quản lý giờ lên lớp của giáo viên đạt hiệu quả, lãnh đạo nhà trường cần tổ chức thực hiện tốt những quy định, nội quy ra vào lớp của giáo viên, học sinh. Tổ chức, phần công theo dõi tình hình giảng dạy và học tập, trật tự nề nếp dạy học. Tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên và đột xuât. Kiểm tra các loại hồ sơ giảng dạy của

giáo viên. Kiểm tra vở ghi, kiểm tra nhận thức của học sinh sau tiết dạy. Bố trí dạy thay, dạy bù kịp thời.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 33 - 36)