PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA 2.1.Khái quát v ề tình hình giáo dục đào tạo tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 41 - 43)

2.1.1.Vài nét về đặc điểm giáo dục - đào tạo của tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh giàu truyền thống hiếu học, dù cho mức sống có lúc khó khăn hay ổn định, các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em, tỉ lệ trẻ đến trường cao, nhu cầu học tập lớn.

Do tình hình kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có mức tăng trưởng ổn định nên ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo được Ủy ban Nhân dân tỉnh rất quan tâm, toàn ngành bình quân hăng năm được tỉnh đâu tư khoảng từ 235 tỉ đến 300 tỉ, chiếm tỉ lệ từ 22% đến 23% tổng ngân sách địa phương; ngoài sự đầu tư của tỉnh, ngành giáo dục - đào tạo Khánh Hòa còn tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án nước ngoài, của các tổ chức phi chính phủ và ngân sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư cho các trường trung học phần ban thí điểm. Trên cơ sở đó, các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo tỉnh nhà có điều kiện phát triển, củng cố cơ sở vật chất, xóa bỏ tình trạng học ca 3, xóa bỏ các trường tranh tre nứa lá, đã hoàn thành phổ cập tiểu học và xóa mù chữ năm 1997, năm 2006 hoàn tất phổ cập trung học cơ sở; chuẩn bị kế hoạch để triển khai phổ cập bậc trung học theo đúng tiến độ của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu.

Khánh Hòa cũng đạt được nhiều thành tích trong phong trào đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế (Huy chương bạc toán quốc tế, huy chương đồng Vật lý quốc tế), nhiều năm liền có học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học, cao đẳng và mặt bằng giáo dục ngày càng được nâng cao, hằng năm tỉnh luôn chú trọng việc vận động nhân dân đưa trẻ đến trường, hỗ trợ kinh phí cho học sinh người dân tộc thiểu số học tập, thực hiện chính sách cử tuyển để đào tạo nguồn cho những huyện miên núi, vùng nông thôn đồng thời lập quỹ học bổng cho những học sinh nghèo chịu khó vươn lên học giỏi.

2.1.2.Chất lượng giáo dục trung học phổ thông

Học sinh trong độ tuổi được tuyển vào lớp l0 đạt tỉ lệ trên 75.9%, trong đó các trường trung học phổ thông công lập luôn ở mức trên 42%, vượt chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Tỉ lệ học sinh lưu ban 0.8%, bỏ học nửa chừng ngày càng hạn chế, năm 2005 - 2006 là 0.2%, so với các tỉnh trên toàn quốc thì Khánh Hòa là tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học thấp.

Tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông qua các năm được duy trì ở mức dao động từ 81.5% đen dưới 95%, cụ thể tỉ lệ tốt nghiệp qua 6 năm học:

Qua thống kê cho thấy, kết quả đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Tin học qua các năm đều có đóng góp chung vào thành quả học tập của học sinh tỉnh Khánh Hòa, đồng thời khẳng định rằng việc duy trì giảng dạy tin học ở trường trung học phổ thông tại Khánh Hòa là chủ trương đúng đắn: vừa trang bị kiến thức môn học mới cho học sinh, vừa giữ được nguồn tài sản lớn lao về cơ sở vật chất, thiết bị máy tính, vừa giúp ổn định đội ngũ giáo viên nhằm chuẩn bị trước một bước khi tin học được Bộ Giáo

dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy chính khoá.

2.1.3.Đánh giá chung về giáo dục trung học phổ thông

a-Mặt mạnh

Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa có những bước phát triển vững chắc, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, số trường và số phòng học cao tầng, kiên cố trong 3 năm trở lại đây tăng nhanh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường trung học phổ thông tương đôi đảm bảo so với định biên cho phép. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ phần lớn đạt chuẩn và trên chuẩn. Được sự quan tâm của tỉnh ủy, ủy ban Nhân dân tỉnh, của lãnh đạo ngành giáo dục - đào tạo, trong thời gian qua, số cán bộ, giáo viên theo học các lớp chuyên đề nâng cao, thạc sĩ, tiến sĩ chiếm tỉ lệ tương đối khá so với một đơn vị giáo dục cấp tỉnh. Đa số học sinh ngoan, lễ phép, có truyền thống hiếu học, ổn định về mặt chất lượng, tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm thuộc loại khá so với toàn quốc [32].

b- Mặt hạn chế

Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến còn chậm và chưa rõ nét, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sự phần hóa chất lượng giáo dục giữa các đối tượng học sinh chưa được rút ngắn đáng kể, nhất là giữa các trường thuộc khu vực nội thành, nội thị với địa bàn khó khăn như miền núi và các vùng nông thôn.

Cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn còn ít, toàn tỉnh chỉ chiếm 2.65%. Đây là con số rất khiêm tốn, nếu không có chủ trương đúng đắn về đào tạo chất lượng nguồn nhân lực thì khó đạt được tỉ lệ 10% cán bộ, giáo viên trung học phải được đào tạo trên chuẩn vào năm 2010 như mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục nước ta đề ra [32].

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 41 - 43)