2.3.Phần tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng về công tác quản lý việc gi ảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 70 - 79)

2.3.1.Nguyên nhân từ công tác chỉ đạo của Bộ và Sở

Chủ trương đưa tin học vào giảng dạy ở trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung về khoá học - công nghệ, nhưng để triển khai có hiệu quả cần chuẩn bị chu đáo rất nhiều mặt, kết hợp các lực lượng xã hội, sự đồng thuận hỗ trợ của các Bộ liên quan như Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Khoá học - Công nghệ, Bộ Bưu chính - Viễn thông, cũng như chuẩn

bị về nhân sự, về đào tạo đội ngũ giáo viên tin học của các trường đại học nói chung, các trường đại học sư phạm nói riêng.

Trong thực tế, mặc dù Bộ đã triển khai dạy thí điểm môn Tin học cho các trường trung học phổ thông (khoảng 100 trường) tham gia thí điểm phần ban từ năm học 1993-1994, nhưng việc triển khai thí điểm không được liên tục (chương trình thí điểm chấm dứt năm 2001) đồng thời đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy lại là những giáo viên của các bộ môn tự nhiên chỉ được đào tạo ngắn ngày với kiến thức tin học hết sức cơ bản để dạy một bộ môn hoàn toàn mới, có quá nhiều khái niệm trừu tượng cho học sinh trong khi bản thân giáo viên (lúc đó) có thể chưa hiểu hết những khái niệm, định nghĩa chuyên môn ương tin học. Như vậy, riêng về mặt bố trí giáo viên đã gặp phải khó khăn trong khi chế độ phụ cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy vi tính, ... Bộ cũng chưa tính đến, nhất là nội dung chương trình và thời lượng bố trí cho bộ môn chưa thật phù hợp.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, tuy đã triển khai dạy tin học từ những năm đầu tiên theo chủ trương của Bộ nhưng cũng không tránh khỏi khó khăn mà bản thân chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể nào có phương án giải quyết tốt nhất. Trước hết là lực lượng giáo viên, nếu các trường đại học chưa kịp đào tạo thì chuẩn giáo viên không thể đảm bảo, thứ đến là chế độ phụ cấp, vấn đề cung cấp máy tính, thiết bị hỗ trợ việc dạy và học tin học .... , nói chung Bộ chưa chuẩn bị chu đáo, chưa rút ra kinh nghiệm từ các năm thí điểm phần ban nhằm chuẩn bị cho việc triển khai đại trà làm ảnh hưởng không nhỏ cho địa phương trong vấn đề triển khai dạy môn Tin học trên địa bàn quản lý.

Sự không đồng bộ đó thực tế đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, do vậy khi thực hiện việc dạy đại trà môn Tin học cho tất cả các trường trung học phổ thông Ương toàn quốc kể từ năm học 2006-2007 chắc chắn gặp nhiều khó khăn, bài toán về số lượng nhân sự có thể tạm ổn định nhưng chất lượng nhân sự, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm; nội dung chương trình, thời lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy môn Tin học, ... vẫn còn nhiều lúng túng, chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu xã hội nên hiệu quả, chất lượng của bộ môn Tin học không thể đạt được mục tiêu do Bộ đề ra.

2.3.2.Nguyên nhân từ cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy bộ môn

2.3.2.1.Phòng thực hành máy tính

Rất thiếu, xây dựng không đồng bộ do khi xây dựng bỏ qua thiết kế phòng thực hành cho bộ môn Tin học, nhưng nếu xây dựng thì đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa đưa ra chuẩn một phòng thực hành máy tính. Hệ thống đèn chiếu sáng, máy điều hòa, quạt hút chưa đảm bảo môi trường lớp học. Phòng thực hành xây dựng không thể bố trí đủ cơ số máy cho một lớp thực hành dẫn đến giáo viên phải dạy thực hành nhiều ca/lớp làm ảnh hưởng đến sức khoe, thời gian và kinh phí chi giờ phụ trội.

2.3.2.2.Trang bị máy tính, thiết bị hỗ trợ

Không đồng bộ do trang bị nhiều lần, nhiều năm vì không đủ kinh phí và do sự phát triển quá nhanh của công nghệ phần cứng. Số lượng máy vi tính bố trí không đủ cho một lớp thực hành do khâu thiết kế xây dựng phòng thực hành không đúng qui cách, bên cạnh máy vi tính hư phần cứng không kịp bảo trì, bị lỗi phần mềm chưa kịp cài đặt, sửa chữa do thiếu người phụ trách thiết bị.

Phòng thực hành máy tính chưa trang bị đầy đủ máy chiếu projector hoặc overhead, máy tính trong phòng thực hành các trường hiện nay đa số là máy đơn, chưa két nối với nhau lý do máy không cùng cấu hình và kinh phí xây dựng mạng LAN chưa cho phép dẫn đến việc quản lý và giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn, nhất là hướng dẫn phần thực hành về mạng và truy cập Internet, chính điều này làm cho học sinh giảm hứng thú khi học môn Tin học.

2.3.3.Nguyên nhân từ công tác quản lý việc giảng dạy bộ môn

2.3.3.1.Về nội dung chương trình

Theo tác giả, nội dung chương trình tin học hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, ngoài những lý do mang tính khách quan như công nghệ phần cứng, công nghệ phần mềm phát triển nhanh còn có những lý do mang tính chủ quan như sau:

a- Về lôgic xây dựng bộ môn: không đi theo trình tự như các bộ môn khác, xuất phát điểm là cấp trung học phổ thông, do vậy phần nền ở cấp dưới hoàn toàn không đáp ứng được cho nội dung ở cấp cao hơn, đồng thời việc chồng chéo kiến thức giữa các cấp học là điều không tránh khỏi khi cùng một lúc học sinh phải học nhiều chương

trình liên quan đến tin học: tin học chính khoá trong nhà trường, nghề phổ thông tin học tại các trung tâm kỹ thuật - tổng hợp - hướng nghiệp, chương trình tin học theo chứng chỉ A, B tại các trung tâm giáo dục thường xuyên hay các trung tâm dạy nghề ngoài xã hội. Trong thực tế, tác giả nhận thấy rằng, việc xây dựng bộ môn Tin học trong trường phổ thông nói chung không có sự xuyên suốt cả 3 cấp, mỗi cấp xây dựng theo một hướng riêng, dẫn đến sự bị động trong việc chỉ đạo ở các cơ quan quản lý giáo dục trong việc thực hiện chủ trương đưa tin học vào giảng dạy ở trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b- Về nội dung chương trình: còn nặng về kiến thức hàn lâm trong khi thời lượng rất hạn chế và yêu cầu đáp ứng của xã hội lại rất cao. Bên cạnh những định nghĩa, khái niệm hết sức mới mẻ như tập tin, thư mục, hệ điều hành, thông tin, dữ liệu... học sinh phải chuyển tải những thuật toán theo tư duy toán học sang tư duy máy tính, điều này quả không giản đơn khi có một sự khác biệt lớn giữa ngôn ngữ viết bình thường và ngôn ngữ lập trình cho máy tính thực hiện, khi giữa hai ngôn ngữ này không chỉ khác nhau về mặt cú pháp mà còn khác nhau vê mặt ngoại ngữ (do các phần mềm chưa được Việt hoá hoàn toàn trong khi vấn đề Việt hoá lại khó thực hiện được!).

Theo các bảng điều tra số liệu 2.4, 2.5 và 2.6 cho thấy, chương trình tin học hiện nay ngoài tính hàn lâm, còn yêu cầu học sinh phải "học thuộc lòng" những định nghĩa, khái niệm mà lẽ ra chỉ cần hiểu bản chất để phát triển tư duy, phát huy tính sáng tạo tiếp thu những kiến thức liên quan khác của bộ môn. Hơn nữa, tin học là môn học có tốc độ phát triển nhanh, luôn biến động theo sự phát triển của công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm do yêu cầu về tốc độ xử lý dữ liệu ngày càng cao, càng nhanh, do vậy nếu nội dung quá cứng, quá đóng khung, không mềm dẻo sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo đồng thời không đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

Đặc thù lớn nhất của tin học chính là sự phát triển quá nhanh trên cả hai mặt ứng dụng và công nghệ, do vậy nêu chỉ chuyên tâm vào kiến thức hàn lâm ở một khía cạnh nào đó sẽ không cung cấp đủ kiến thức nền cho học sinh khi tiếp xúc với xã hội, với cuộc sống mà khoa học - kỹ thuật luôn biến động theo xu thế đi lên, tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với thành tựu của các

ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và bản thân ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là kiến thức về khoa học và công nghệ tăng nhanh như vũ bão, nhà trường không còn đủ khả năng dạy tất cả kiến thức cần thiết cho cả cuộc đời của người học sau khi tốt nghiệp; hơn nữa kiến thức được nhà trường trang bị lại bị lạc hậu rất nhanh. Do vậy, giáo dục trong nhà trường cần phải giải quyết theo hướng :

- Cung cấp kiến thức cơ bản, vốn tối thiểu để phục vụ việc học tập suốt đời. - Trang bị phương pháp tự học, phương pháp làm việc, phương pháp tư tưởng, phương pháp tìm kiếm kiến thức khi cần đến.

2.3.3.2.Về thời lượng thực hiện chương trình

Thông thường khi thiết kế nội dung chương trình, một vấn đề không thể không tính đến là phần bổ thời lượng để chuyển tải kiến thức phù hợp cho người học. Kiến thức tin học hiện nay là quá tải so với thời lượng được Bộ Giáo dục và Đào tạo phần bổ với số tiết/tuần tương ứng 2:1.5:1.5 cho 3 khối 10, 11 và 12.

a- Khối 10: cung cấp cho học sinh :

+ Các khái niệm cơ bản của tin học và máy tính điện tử;

+ Các kỹ năng ban đầu về sử dụng máy tính thông qua các ứng dụng phổ biến: hệ soạn thảo văn bản Microsott Offíce Word, mạng máy tính và Internet.

b- Khối 11: cung cấp cho học sinh : + Các khái niệm về giải thuật;

+ Các kỹ năng ban đâu vê lập trình thông qua một ngôn ngữ minh họa là ngôn ngữ lập trình Pascal.

c- Khối 12: cung cấp cho học sinh :

+ Các khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu; + Các kỹ năng khai thác một hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông qua một hệ quản trị cơ sở dữ liệu minh họa là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Office Access.

Với nội dung kiến thức phải truyền thụ như trên nhưng thời lượng phần bố lại không tương xứng, đồng thời không phân hoá trình độ học sinh, nên trong thực tế không thê cung cáp đủ cho học sinh những kiên thức, kỹ năng cân thiêt càng làm tăng áp lực cho giáo viên; lý thuyêt yêu cầu cao bên cạnh giờ thực hành hạn chế là điều mâu thuẫn lớn đối với bộ môn Tin học.

Một đặc trưng khác của tin học là ngoài thời gian học lý thuyết thì thời lượng để thực hành trên máy tính là khâu quan trọng mang lại kết quả học tập và khả năng ứng dụng thực tế của học sinh, học sinh sẽ dễ dàng quên kiến thức khi không được rèn luyện thường xuyên trên máy tính. Tiếp xúc với máy tính là điều kiện không thể thiếu khi dạy và học môn Tin học, tiếp xúc với máy tính để vừa giúp học sinh ôn tập lý thuyết vừa rèn luyện kỹ năng thao tác, xử lý tình huống thực tế, giúp học sinh tư duy đồng thời phát huy tính sáng tạo, nhất là khi học sinh tiếp xúc với những ứng dụng về soạn thảo văn bản, ngôn ngữ lập trình hay hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp để cải tiến nội dung chương trình, tăng thời lượng giảng dạy cho môn Tin học là việc làm quan trọng và cấp bách, là bài toán mà những nhà quản lý giáo dục phải luôn nghĩ đến.

Đánh giá chung: nội dung chương trình và thời lượng môn học chưa sát với thực tiễn, chưa đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập, giảng dạy của học sinh lẫn giáo viên. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và thực hiện chủ trương đưa tin học vào trường phổ thông.

2.3.3.3.Về công tác quản lý và phương pháp dạy của giáo viên

Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc phần lớn vào trình độ và năng lực của giáo viên, do đó nếu công tác quản lý tốt sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

Thực tế, công tác quản lý giáo viên tin học của lãnh đạo đơn vị tập trung vào một sô mặt như dự giờ, thăm lớp, phần bố thời khoá biểu, theo dõi phiêu báo giảng, ... đây chỉ là hoạt động bề nổi chưa mang tính toàn diện vì việc đánh giá giờ dạy của giáo viên không thật sự khách quan, còn nể nang, châm chước; việc kiểm tra hồ sơ, giáo án còn hình thức. Chính việc đánh giá không thực chất trình độ, năng lực của giáo viên nên chưa động viên được nhân tố tích cực, đồng thời tạo tâm lý trung bình chủ nghĩa

trong đội ngũ giáo viên, không cầu tiến dẫn đến giảm sút về mặt chuyên môn bởi vì tin học là môn học bắt buộc cập nhật kiến thức liên tục, nếu không sẽ nhanh chóng lạc hậu.

Một nguyên nhân không thể không nói đến là từ bản thân giáo viên. Xuất phát từ chế độ tiền lương thấp, không thể dựa vào lương để nuôi sống bản thân cùng gia đình, nhiều giáo viên phải đi dạy tại các trung tâm để tăng thu nhập nên không có thời gian nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức mới cập nhật, chủ yếu là đối phó khi tổ bộ môn hay lãnh đạo nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá, bình xét thi đua, ... và như vậy trình độ chuyên môn dần bị mai một làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ lên lớp, và đương nhiên không cải tiến chuyên môn thì không thay đổi phương pháp giảng dạy toong khi đây là yêu câu hàng đâu của việc đôi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới tư duy để thực hiện chương trình tin học nói riêng.

Cán bộ quản lý là những người chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, cần trân trọng, ủng hộ, khuyên khích mọi sáng kiến, cải tiến của giáo viên, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp với bộ môn Tin học làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được mở rộng và có hiệu quả hom. Dạy tin học mà không vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đồng thời không sử dụng các thiết bị hỗ trợ thì kết quả chắc chắn không cao, chẳng những mục tiêu không thực hiện được mà còn làm cho học sinh có nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của bộ môn Tin học so với các bộ môn khác từ đó có thái độ học tập không tốt vê bộ môn.

2.3.4.Nguyên nhân từ ý thức, thái độ học tập môn Tin học của học sinh

Không có gì để bàn luận thêm khi tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của học sinh về lợi ích; về ý thức, thái độ; về mức độ hứng thú của việc học tin học tại các bảng 2.14, 2.15 và 2.21. Trong tất cả các bảng số liệu trên cho thấy một nghịch lý là học sinh thấy được ích lợi của môn Tin học nhưng hứng thú, ý thức và thái độ học tập đôi với bộ môn không tót. Điêu nghịch lý này tác giả cũng đã phần tích. Để kiểm chứng thêm, tác giả đã điều tra điểm bài thi tin học gần nhất của 1247 học sinh, kết quả điều tra như sau:

Qua thống kê, tần số xuất hiện điểm từ trung bình xuống kém có 660/1247 học sinh, chiếm tỉ lệ 52.9%, trong khi mức điểm khá, giỏi chỉ chiếm 47.1%, điều này khẳng định rằng chất lượng đầu ra môn Tin học còn phải quan tâm nhiều hơn, chủ yếu vẫn tập trung vào năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên và công tác quản lý

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)