Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 98 - 101)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 K ết luận

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.1.1. Nâng cao nhận thức về dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

- Văn hoá Trung ương, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương xây dựng chương trình tuyên truyền về chủ trương dạy học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường, nhằm giúp các cấp lãnh đạo, các lực lượng xã hội nhận thức được một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề để cùng tham gia và hỗ trợ việc đưa tin học, công nghệ thông tin và truyền thông vào nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục và đào tạo.

2.1.2.Nghiên cứu ban hành các chính sách về dạy tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường

- Ban hành các quy định về chế độ đối với giáo viên giảng dạy tin học;

- Ban hành các quy định về tổ chức và cán bộ phục vụ việc dạy học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông;

- Ban hành chính sách đâu tư, xây dựng cơ sở vật chát vê công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường theo phương án Nhà nước và nhân dân cùng làm, khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân cùng tham gia.

2.1.3.Xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên về tin học cho giáo viên dạy tín học, cho giáo viên các bộ môn khác và cho cán bộ quản lý giáo dục

- Xây dựng chương trình bồi dưỡng tin học cho giáo viên tin học, chương trình bồi dưỡng tin học cho giáo viên các bộ môn, cho cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt chú ý đen chương trình nâng cao đê trang bị kiên thức cho giáo viên tin học có khả năng phát hiện và bôi dưỡng tài năng tin học.

- Biên soạn các loại tài liệu dạy học phục vụ các chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý vê công nghệ thông tin và truyên thông.

2.1.4.Tăng thời lượng và phần hoá chương trình cho các ban

Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời lượng dành cho bộ môn Tin học tương ứng số tiếưtuần là 2:1.5:1.5 cho 3 khối lớp lo, 11, 12. Có thể khẳng định rằng đây là thời lượng khiêm tôn khi giáo viên phải chuyển tải một khối lượng kiến thức mang nhiều ý nghĩa khoa học và khá trừu tượng như thông tin, cấu trúc tập tin và thư

mục, hệ điều hành, ... Khối lượng kiến thức truyền đạt nếu không nói là đồ sộ cho người học thì cũng rất khó để hiểu hết khi tiếp xúc lần đầu, vì bên cạnh việc phải hiểu các khái niệm, ý nghĩa của vấn đề mang thuần túy tính tin học thì để hiểu sâu các ứng dụng còn cần phải có hiểu biết các kiến thức thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân các ứng dụng này. Phần lớn các ứng dụng của tin học đòi hỏi các kỹ năng thao tác và thực hành chuẩn xác và hiểu biết chuyên ngành không thuộc tin học. Điều này được minh chứng qua thực tiễn: cũng đều là học về lập trình Pascal với thời lượng như nhau nhưng khả năng tiếp thu của học sinh có tư duy tự nhiên tốt hơn nhiều so với học sinh có tư duy thiên về khoá học xã hội, vì khi học lập trình Pascal, điều quan trọng cần truyền đạt là tư duy thuật toán để giải quyết bài toán theo cách tổng quát hoá chứ không phải trình bày một bài văn hay của một nhà văn nổi tiếng. Do vậy, cần tăng thời lượng cho bộ môn Tin học đồng thời có sự phân hoá về mặt nội dung chương trình để phù hợp với đối tượng học sinh, điều này là hoàn toàn hợp lôgic vì bản thân học sinh trước khi chọn ban để học cũng tự đánh giá được khả năng tư duy của mình.

2.1.5.Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về tin học cho giáo viên tin học, cho giáo viên các bộ môn khác và cho cán bộ quản lý giáo dục.

- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên giảng dạy môn Tin học, đủ về số lượng và đạt về chất lượng.

- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên các môn học khác về kiến thức và khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để ứng dụng vào giảng dạy, chú trọng vào các vấn đề sau: sử dụng máy tính và thiết bị đa phương tiện, khả năng khai thác các phần mềm chuyên dụng của bộ môn, phương pháp soạn bài giảng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, khả năng khai thác Intemet phục vụ giảng dạy.

- Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục kiến thức về tin học để nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các cấp về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông ương giáo dục.

2.1.6.Đánh giá, xây dựng các mô hình tốt và nhân rộng

- Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá kịp thời và thường xuyên nhăm phát hiện các điên hình tót ở các vùng miền khác

nhau về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lý nhà trường.

- Tổ chức các diễn đàn, hội thảo để chia sẻ và phổ biến các kinh nghiệm của các điển hình nhằm nhân rộng mô hình này.

- Tổ chức tốt các cuộc thi tài năng trẻ về tin học, thi lập trình sản phẩm phục vụ dạy học tin học, hỗ trợ việc học và sử dụng máy tính, ... để tạo điều kiện khuyến khích học sinh học tin học và ghi nhận kết quả học tin học.

2.1.7. Chú trọng đúng mức tới các vùng sâu, vừng xa, vùng khó khăn Việc dạy học tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cần tính đến sự khác biệt giữa các vùng miền. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành các chính sách ưu tiên có trọng điểm về thiết bị, đội ngũ giáo viên, có các hướng dẫn và các biện pháp chỉ đạo cụ thể để các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có thể từng bước thực hiện các mục tiêu của chủ trương phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của địa phương mình.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)