KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 K ết luận
2.2. Đối với ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa
2.2.1.Chỉ đạo Đài phát thanh - truyền hình Khánh Hòa, báo Khánh Hòa xây dựng chương trình tuyên truyền về chủ trương dạy học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong nhà trường, nhằm giúp các ban, ngành trong tỉnh, các lực lượng xã hội nhận thức được một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề để cùng tham gia và hỗ trợ việc đưa tin học, công nghệ thông tin và truyền thông vào nhà trường.
2.2.2.Ban hành các chủ trương, chính sách kịp thời về chế độ nhằm hỗ trợ cho giáo viên dạy tin học. Nghiên cứu ban hành các qui định về đầu tư để các thành phần kinh tế tham gia việc trang bị máy tính cho các trường trung học phổ thông, thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục nhằm giảm gánh nặng về chi ngân sách cho giáo dục tỉnh nhà.
2.2.3.Có chính sách khuyến khích thoả đáng đối với cán bộ, giáo viên tin học đi học nâng cao trình độ, học sau đại học.
2.2.4.Có chính sách "chiêu hiền đãi sĩ" nhằm thu hút tài năng tin học về giúp ngành giáo dục - đào tạo tỉnh nhà phát triển từng bước vững chắc việc đưa tin học vào
nhà trường, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục, giúp đẩy nhanh việc tin học hoá công tác quản lý nhà nước.
2.2.5. Nghiên cứu phê duyệt thiết kế tổng dự toán đầu tư dự án: Tin học hóa ngành giáo dục và đào tạo Khánh Hòa, (ủy ban Nhân dân tỉnh đã có quyết định số 429/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 cho phép lập dự án đầu tư) để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào công tác quản lý hành chính nhà nước từ cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo đèn các trường trung học phổ thông, đến các đơn vị trực thuộc trong ngành. Đây cũng là tiền đề để giáo viên, học sinh các đơn vị truy cập vào kho dữ liệu của ngành nhăm nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy.
2.3.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa
2.3.1.Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo việc giảng dạy tin học trong trường trung học phổ thông.
2.3.2.Giao quyền tự chủ cho các trường trong việc chịu trách nhiệm về chất lượng mua sắm, đầu tư trang thiết bị dạy môn Tin học. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn Tin học theo hướng đồng bộ hoá, hiện đại hoá.
2.3.3.Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp đối với các tiết dạy môn Tin học để từ đó có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Động viên, khen thưởng kịp thời những cán bộ quản lý, giáo viên có đóng góp xứng đáng trong việc đưa tin học vào nhà trường. Xây dựng chỉ tiêu cử giáo viên đi học sau đại học ngành tin học để nâng cao trình độ chuyên môn, khuyến khích và đãi ngộ cán bộ quản lý tự "xóa mù và nâng cao trình độ tin học ". Đưa chứng chỉ tin học A thành một trong các tiêu chí xét bổ nhiệm cán bộ quản lý.
2.3.4.Tham mưu với Sở Nội vụ, ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tăng chỉ tiêu đào tạo giáo viên tin học, thành lập Trung tâm Tin học trực thuộc Sở để đảm trách việc bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ quản lý giáo dục, phổ cập kiến thức tin học cho giáo viên các bộ môn khác, giúp giáo viên có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời nghiên cứu, xây dựng phần mềm phục vụ công tác giảng dạy cho địa phương mình.
2.3.5.Tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm các mô hình quản lý, giảng dạy tin học tốt ở trong tỉnh và trong nước, tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi môn Tin học 2 năm/lần. Phát động phong trào ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để đổi mới phương pháp giảng dạy.
2.4.Đối với cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông, tổ bộ môn và giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học.
2.4.1.Đối vói cán bộ quản lý
a- Cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với việc triển khai bộ môn Tin học trong nhà trường nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới. Phải thật sự đổi mới cách nhìn nhận về vị trí bộ môn Tin học trong nhà trường phổ thông nói riêng, trong xã hội nói chung để từ đó đề ra những biện pháp chỉ đạo việc giảng dạy tin học trong nhà trường ngày càng tốt hơn. Cần nhanh chóng hội nhập với quá trình đổi mới mà khởi đầu là đầu tư cho hệ thống mạng ổn định để dạy và học, để tiếp cận với việc học trên mạng Intemet thay vì tập trung vào mua sắm máy tính cá nhân, bởi vì "khi Intemet được bắt đầu quan tâm đến như một công cụ học tập đầy tiềm năng cho tất cả mọi người, mọi lúc thì các trường cũng chưa hình dung được rồi đây việc dạy - học sẽ phải thay đổi như thế nào. Thay vào đó, những nơi đã bỏ tiền ra để mua máy tốt, có môđem, thì chỉ thấy thêm phần tốn kém vì phải trả thêm tiền điện thoại" [40]; vấn đề kế tiếp là làm sao tích hợp công nghệ mới trong suốt chương trình học; và cuối cùng là các trường cần đầu tư thích đáng cho việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công nghệ mới.
b- Phấn đấu học tin học, tiếp cận với những thành tựu mới của công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúp bản thân có điều kiện tự tập hợp thông tin một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất để ra những quyết định quản lý kịp thời với mức độ tin cậy cao nhất. Đồng thời có thể chỉ đạo ngày một tốt hơn việc giảng dạy tin học ở đơn vị mình phụ trách.
c- Xây dựng môi trường sư phạm thực sự đoàn két, đông thuận, tạo sự nhát trí cao, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, tận dụng các điều kiện có thể để sớm trở thành đơn vị tiên tiến trong việc dạy môn Tin học. Đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách đối với giáo viên tin học theo hướng dẫn của cấp trên.
2.4.2.Đối với tổ bộ môn
a- Xây dựng kế hoạch giảng dạy chi tiết cho tổ, phần bổ giáo viên đứng lớp hợp lý trên cơ sở đánh giá đúng trình độ chuyên môn giáo viên bộ môn.
b- Tổ chức những buổi báo cáo chuyên đề, những buổi ngoại khoá, thi tài năng trẻ tin học nhằm phát hiện tài năng tin học, xây dựng những chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế cho đơn vị như giải quyết các bài toán đơn giản: đánh giá xếp loại học sinh cuối học kỳ, lập sổ điểm điện tử,... nhằm thúc đẩy và nâng cao vị trí bộ môn Tin học trong nhà trường.
c- Vận động giáo viên các bộ môn khác học tin học để ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đôi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giờ dạy, khơi đậy hứng thú học tập, tính sáng tạo của học sinh.
2.4.3.Đối vói giáo viên giảng dạy môn Tin học
a- Tích cực học tập nâng cao trình độ. Tin học là một ngành khoá học có Sự biên đôi nhanh chóng theo xu hướng đi lên, không cập nhật kiên thức sẽ nhanh chóng lạc hậu, đặc biệt trong tin học có hiện tượng "sao đổi ngôi", đó là hiện tượng trong môi trường tin học, học trò tiếp cận tin học nhanh hơn nhiều so với các thầy CÔ giáo. Do vậy, giáo viên tự rèn luyện, tự đào tạo là việc làm bát buộc và hét sức cần thiết trong sự nghiệp trồng người của mình.
b- Một mục tiêu lớn của việc đưa tin học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào nhà trường, đó là đổi mới phương pháp giảng dạy. Hơn ai hết, giáo viên tin học là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Có thể khẳng định: việc đưa máy tính vào nhà trường không phải chỉ nhằm vào việc dạy môn Tin học. Công nghệ thông tin sẽ còn giúp giáo viên dạy và học các môn học khác. Thí dụ điển hình nhất là dạy ngoại ngữ, toán, lý, hoá ... Công nghệ thông tin đang và sẽ làm thay đổi một cách căn bản phương pháp dạy và học, giúp cho quá trình dạy và học trở nên tích cực hơn, học sinh sẽ trở thành con người sáng tạo hơn, chủ động hơn, ham say học tập hơn. Đó chính là nhờ công nghệ Multimedia và mạng Internet.
c- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào soạn giáo án và tài liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học trong quá trình dạy học và thực
hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng công nghệ thông tin. Tích cực khai thác nguồn tư liệu qua mạng Internet và trao đổi với đồng nghiệp. Xây dựng trang thông tin điện tử (website) để giới thiệu trường, giới thiệu những phần mềm hay, những kinh nghiệm trong việc giảng dạy tin học, tạo lập cơ sở dữ liệu để mọi người tham khảo, học tập nâng cao trình độ.
d- Hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh theo định hướng xây dựng môi trường học tập giàu yếu tố công nghệ trong nhà trường. Tạo điều kiện cho học sinh từng bước sử dụng thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông để học tập theo năng lực và nhu cầu của mình.
e- Hướng dẫn học sinh khai thác tài liệu học tập qua Intemet hay mạng nội bộ nhà trường: bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi trắc nghiệm khách quan để học sinh có thể tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu của mình.
Trong luận văn này, tác giả đã đề xuất 5 nhóm biện pháp và một số kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, với ủy ban Nhân dân tỉnh, với Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, với cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông, tổ bộ môn và giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học tỉnh Khánh Hòa với hy vọng làm sao để việc đưa tin học vào nhà trường đạt kết quả tốt nhất; góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, giai đoạn hiện đại hoá, công nghiệp hoá.