Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 36 - 41)

1.5.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển tin học, ứng dụng công ngh ệ thông tin và truyền thông trong trong nhà trường

1.7.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một nội dung không thể thiếu trong quản lý hoạt động của giáo viên vì "dạy - học - kiểm tra, đánh giá là một quá trình thống nhất, là ba khâu then chốt của quá trình sư phạm " [29]. Thực tiễn giáo dục cho thấy rằng cách đánh giá, thi cử thế nào thì sẽ có lối dạy và lối học thế ấy. Vì thế, cần phải đổi mới một cách đồng bộ ương các khâu nội dung, hình thức kiểm tra, chấm bài, sửa bài, đổi mới tiêu chí đo lường và đánh giá chất lượng học sinh, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

Lãnh đạo nhà trường yêu cầu giáo viên đánh giá đúng đắn, trung thực kết quả học tập của học sinh với tinh thần nghiêm túc, khách quan, vô tư và lòng thương yêu học trò.

Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế về kiểm tra, đánh giá học sinh. Tổ chức việc ra đề, đáp án đúng mức độ của yêu cầu chương trình và đối tượng học sinh. Tổ chức việc kiểm tra, thi cử, chấm bài nghiêm túc. Đổi với môn Tin học ngoài kiểm tra lý thuyết, cần tổ chức kiểm tra, thi trực tiếp trên máy bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, máy tự chấm điểm để đảm bảo tính chính xác trong kiểm tra, đánh giá học sinh.

1.7.3.4.Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới phương pháp giảng dạy

Đổi mới phương pháp dạy học là sự lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, phương tiện dạy học hiện có, đặc điểm học tập của học sinh, đặc điểm và khả năng của từng phương pháp mà chỉ đạo giáo viên xác định những phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm tổ chức, điều khiển quá trình học tập theo hướng tăng cường tính tích cực, độc lập, sáng tạo phù hợp với năng lực của học sinh [12].

Bản thân công nghệ thông tin đã là công cụ hỗ trợ dạy học thì việc giảng dạy tin học cũng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phải có các phần mềm dạy học và các phương tiện giảng bài thích hợp và hiện đại. Đổi mới phương pháp giảng dạy tin

học bằng ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm gia tăng giá trị lượng tin, trao đổi tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cho giáo viên thể hiện được năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó có thể hình thành phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, tạo hứng thú trong giờ học.

"Dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin. Học là một quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát triển thông tin. Vì vậy những người dạy (hay máy phát tin) đều nhằm mục đích là phát ra được nhiều thông tin với lượng tin lớn liên quan đến môn học, đến mục đích dạy học" [26].

Để đạt được những kết quả nhất định, lãnh đạo nhà trường cần khuyến khích giáo viên tin học soạn giáo án điện tử, soạn trên máy tính kết hợp các phương tiện nghe nhìn, sẽ làm cho bài giảng tăng cường tính trực quan sinh động, gắn với các thao tác rèn luyện kỹ năng thực hành. Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh có nhiều cơ hội truy cập vào mạng máy tính nhà trường và mạng Internet để tham khảo tài liệu học tập, trao đổi nội dung dạy học với giáo viên, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu của học sinh.

1.7.3.5.Nâng cao trình độ, năng lực giáo viên dạy tin học

Theo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoá thí điểm môn Tin học, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường. Hiện nay, đội ngũ giáo viên dạy tin học trong trường trung học phổ thông còn thiếu, năng lực chuyên môn có hạn chế. Vì vậy, quản lý việc nâng cao trình độ, đảm bảo năng lực cho đội ngũ giáo viên dạy tin học trong nhà trường là một vấn đề hết sức quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Đây là một trong những nhiệm vụ chính yếu về công tác chuyên môn của tổ tin học. Nội dung của công tác này bao gồm:

a- Lãnh đạo nhà trường cần khảo sát, đánh giá, phần loại trình độ, năng lực của giáo viên để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, cử đi đào tạo dài hạn theo yêu cầu. Đảm bảo đội ngũ giáo viên tin học đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng. Giáo viên dạy môn Tin học cấp trung học phổ thông theo qui định hiện nay phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin (đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm) hoặc tốt

nghiệp đại học sư phạm về công nghệ thông tin.

b- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ quy định của ngành. Xác định việc bồi dưỡng bằng hình thức tại đơn vị trường, tại cấp tỉnh là chủ yếu, bằng cách cập nhật các thông tin, các tri thức mới về tin học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; tổ chức trao đổi kinh nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm nghiêm túc, có nề nép; tổ chức các hội nghị báo cáo chuyên đề, trao đổi, thử nghiệm các phương pháp, phương tiện dạy học tin học, đúc kết kinh nghiệm và đưa vào áp dụng trong nhà trường.

c- Phát hiện giáo viên có khả năng, bồi dưỡng họ trở thành nòng cốt trong tổ tin học, đồng thời cũng nhận biết được những mặt yếu kém của giáo viên để kịp thời khắc phục. Phần công giáo viên có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm, trực tiếp giúp đỡ giáo viên mới ra trường.

d- Lãnh đạo nhà trường đề nghị lên Sở Giáo dục và Đào tạo để Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có những văn bản kiến nghị Nhà nước ban hành kịp thời các chính sách quy định về quyền lợi cho cán bộ quản lý phòng máy và giáo viên dạy tin học. Và trong khả năng quyền hạn của mình, lãnh đạo nhà trường cần tạo ra cơ chế thông thoáng nhằm khuyến khích cho giáo viên tin học tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tự nghiên cứu để làm ra các sản phẩm phần mềm dạy học phục vụ cho nhà trường.

1.7.4.Quản lý việc học tin học của học sinh

1.7.4.1.Xây dựng nề nếp học tập của học sinh

Nề nếp, kỷ cương học tập của học sinh là điều kiện quan trọng để thực hiện thành công nhiệm vụ dạy học tin học. Để cho hoạt động dạy học đạt kết quả tốt thì lãnh đạo nhà trường phải:

a- Xây dựng nội quy học tập, phổ biên đến từng lớp, từng học sinh.

b- Xây dựng cơ chế tổ chức trong nhà trường để theo dõi chính xác tình hình trật tự kỷ luật, tuân thủ nội quy của học sinh.

1.7.4.2.Giáo dục động cơ, thái độ học tập cho học sinh

Hoạt động học tập tin học chỉ có thể đạt được hiệu quả khi học sinh tự giác học tập với tinh thần hăng say và có thái độ đúng đắn. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, kỷ niệm các ngày lễ lớn, xây dựng phòng truyên thông của trường, thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tin học, mời chuyên gia về nói chuyện qua đó khơi dậy ước mơ, hoài bão, hình thành động cơ, thái độ học tập cho học sinh.

1.7.4.3.Quản lý hoạt động học tập trong và ngoài giờ lên lớp

Theo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và sách giáo khoa thí điểm môn Tin học, "dạy học trên lớp là khâu quyết định chất lượng dạy học. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên tin học nắm vững tình hình chuyên cần và năng lực học tập của học sinh, quản lý giờ dạy, xử lý tình huống sư phạm trên lớp. Phần công lãnh đạo trực kiểm tra giờ dạy trên lớp" [9].

Mặt khác, cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ phong phú, đa dạng, đưa học sinh vào những tình huống thực tế, như thi tin học vui, tạo nên thói quen và năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Tự học ở nhà là quá trình tiếp nối học tập trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tự học và thường xuyên kiểm tra kết quả tự học. Tự học giúp học sinh củng cố, ôn tập, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và năng lực làm việc độc lập. Lãnh đạo nhà trường cần xây dựng mối liên lạc giữa nhà trường với gia đình học sinh để làm tốt quản lý việc tự học ở nhà của học sinh.

1.7.4.4.Phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi tin học

Lãnh đạo nhà trường phải tổ chức kiểm tra đánh giá để phần loại học sinh học tin học yếu kém và chọn được học sinh giỏi. Phần công học sinh khá, giỏi hướng dẫn học sinh yếu kém, rèn luyện cho học sinh cố gắng tiếp thu kiến thức để theo kịp trình độ chung của lớp [9].

Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá, giỏi tin học. Trong số này có một bộ phận được rèn luyện để đi thi học sinh giỏi tin học, hoặc một bộ phận có năng khiếu say mê làm ra sản phẩm phần mềm tin học. Lãnh đạo nhà trường cùng giáo viên

cần phát hiện và tích cực ủng hộ những học sinh có năng khiếu làm phần mềm tin học bằng các hình thức hỗ trợ thích hợp như sinh hoạt câu lạc bộ tin học, sử dụng máy tính nhà trường làm việc, truy cập Internet.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học tại các trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa và một số giải pháp (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)