Nhóm ý nghĩa thứ hai

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 80 - 84)

VI. Cấu trúc luận văn

3.5.2. Nhóm ý nghĩa thứ hai

Nhóm nghĩa thứ hai bao gồm những địa danh có yếu tố chỉ nguyện vọng, tâm lý, tính cảm, tìn ngưỡng của con người. Đa số những địa danh này được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt và chủ yếu là tên gọi các xã. So với nhóm nghĩa thứ nhất, nhóm nghĩa này chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ có 172 địa danh.

3.5.2.1. Tiểu nhóm 1: Bao gồm những địa danh chứa các yếu tố có ý nghĩa phản ánh niềm mong ước tốt đẹp của con người cho cuộc sống và quê hương. Tiểu nhóm này có số lượng không nhiều trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn.

a. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về sự đổi mới, sự trẻ trung, khoẻ khoắn của quê hương

Trường nghĩa này được thể hiện qua các yếu tố “tân”, “xuân”, “mới”... Vì dụ: Huyện Chợ Mới; xã Cao Tân, Tân Tiến, Xuân La, Xuân Dương, Xuân Lạc; thôn Tân Thành, Tân Lập; bản Mới…

b. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước của con người về một quê hương đẹp đẽ, hữu tình

Niềm mong ước về quê hương đẹp đẽ, hữu tính được thể hiện qua các địa danh có chứa yếu tố “mỹ”. Vì dụ: Xã Mỹ Phương, Mỹ Thanh, Yên Mỹ; thôn Khuổi Mỹ, bản Nguộc (đẹp)…

c. Niềm mong ước về quê hương có cuộc sống giàu có, thịnh vượng

Niềm mong ước này được gửi gắm qua các địa danh có chứa các yếu tố „lộc”, “thịnh”, “lạc”, “lợi”... Vì dụ: Xã Phúc Lộc, Cường Lợi, thôn Cao Lộc…phản ánh niềm mong ước về một vùng quê tài lộc dồi dào; xã Yên Thịnh, Nông Thịnh thể hiện ước mơ về sự hưng thịnh, phát đạt và bính yên; xã Xuân Lạc, Yến Lạc…gợi sự đầy đủ, sung sướng…

d. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về cuộc sống nhân ái, lễ nghĩa

Trường nghĩa này được phản ánh qua các yếu tố “lễ‟, “nghĩa”…Vì dụ: Xã Cư Lễ, Hảo Nghĩa, Nghĩa Tá…đều phản ánh ý thức coi trọng lễ nghĩa của con người; xã Ân Tính, Thượng Ân; thôn Khuổi Slương (suối yêu thương) …thể hiện niềm mong muốn về một vùng quê mà ở đó con người sống với nhau hoà thuận và coi trọng ân đức, tính cảm.

e. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về một cuộc sống thanh bình, hoà hợp và yên ổn

Niềm mong ước này được gửi gắm qua các địa danh có chứa các yếu tố “an”, “yên”, “hoà‟, “bính”…Vì dụ: Các địa danh xã Yên Trạch, Yên Cư, Yên Hân, Yên Mỹ, Yên Thịnh, Yên Đĩnh, An Thắng, Thanh Bính; thôn Phiêng An…đều phản ánh niềm khát khao có được cuộc sống thanh bính, yên ả. Xã Trung Hoà, Hoà Mục; thôn Đoàn Kết…thể hiện cuộc sống hoà thuận, êm ấm…

g. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về một sức sống khoẻ mạnh

Trường nghĩa này được thể hiện qua các địa danh: Xã Cường Lợi, Nam Cường, Khang Ninh; thôn Tân Khang…với niềm mong ước về sức khoẻ của con người và sức sống dài lâu của quê hương.

h. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về sự tiến bộ của con người và quê hương

Niềm mong ước về sự tiến bộ được phản ánh qua các địa danh: Xã Tân Tiến, Văn Minh; thôn Tiến Bộ…Các địa danh này đều thể hiện ý chì phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

3.5.2.2. Tiểu nhóm hai: Bao gồm các địa danh chứa những yếu tố có ý nghĩa phản ánh nguyện vọng của con người về nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Tiểu nhóm này gồm những trường nghĩa sau:

a. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về sự rèn luyện phẩm chất trong sáng, thanh cao, liêm chính

Niềm mong ước này được phản ánh qua các địa danh chứa các yếu tố “minh”, “liêm”, “phúc”…Vì dụ: Xã Côn Minh, Văn Minh, Liêm Thuỷ, Quảng Bạch, Đồng Phúc, Cư Lễ, Cao Thượng; thôn Tân Minh…Những yếu tố này vừa phản ánh niềm mong ước về cuộc sống tuân thủ những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa tiếp thu những sự tiến bộ của thời đại để rèn luyện phẩm chất tốt đẹp hơn.

b. Trường nghĩa phản ánh ý chí phấn đấu vươn lên

Trường nghĩa này được thể hiện trong các địa danh: Chì Kiên, Tiến Bộ, Tân Tiến, Tân Thành, Tiền Phong…

3.5.2.3. Tiểu nhóm 3: Bao gồm những địa danh có chứa những yếu tố phản ánh tâm lý, tính cảm của con người hướng tới những mong ước về vùng đất thiêng, về sự cậy nhờ ơn đức và về những tính cảm sâu nặng dành cho quê hương cội nguồn gốc gác xưa. Tiểu nhóm này gồm các trường nghĩa sau:

a. Trường nghĩa phản ánh mong ước về một vùng đất thiêng có khả năng giúp con người ăn nên làm ra, học hành tiến bộ

Điều này được phản ánh qua các địa danh có chứa các yếu tố “linh”, “rồng”…Vì dụ: Xã Địa Linh, Phương Linh, Cò Luồng (cổ rồng)…

b. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về điềm lành, cậy nhờ ơn đức

Trường nghĩa này phản ánh qua các địa danh có chứa yếu tố “ân”, “phúc”, “lộc”, “cát”…Vì dụ: Xã Thượng Ân, Nguyên Phúc, Đồng Phúc, Địa Cát, Phúc Lộc, Ân Tính, Phúc Trạch, Bằng Phúc…

3.5.2.4. Tiểu nhóm 4: Bao gồm những địa danh có ý nghĩa phản ánh tính cảm trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc và sự ghi nhớ công lao của những người có công với đất nước, những người con của Bắc Kạn đã hi sinh anh dũng . Điều này thể hiện qua 3 tên phường: Nguyễn Thị Minh Khai, Đức

Xuân, Phùng Chì Kiên, 1 tên thôn: Nam Đội Thân. Trong đó, Đức Xuân và Phùng Chì Kiên là hai người con của Bắc Kạn đã hi sinh anh dũng trong kháng chiến chống Pháp. Đội Thân là tấm gương liệt sĩ hi sinh trong trận đánh ở Lanh Chang, xã Lục Bính năm 1945.

3.5.2.5. Tiểu nhóm 5: Bao gồm 15 địa danh chứa các yếu tố phản ánh

tìn ngưỡng, tôn giáo của con người. Tiểu nhóm này gồm những địa danh chứa các yếu tố chỉ lực lượng siêu nhiên hoặc các công trính xây dựng của phật giáo. Vì dụ: Nà Chùa, Nà Đình (đính), Kéo Pụt (đèo bụt), Nà Giàng, Đèo Giàng, Đông Lẻo (rừng thiêng - chôn cất những người chết trẻ), Khuổi Tinh (suối thần linh)...

Qua nghiên cứu 35 trường nghĩa được thống kê, sắp xếp trong hai nhóm ý nghĩa lớn, chúng tôi nhận thấy nhóm địa danh mô tả chiếm tỉ lệ cao so với địa danh ước vọng. Trong đó, trường nghĩa về địa hính, cây cối và động vật xuất hiện rất nhiều trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Điều này có thể lý giải rằng, ngay từ khi xuất hiện con người đã muốn đặt tên cho các sự vật, hiện tượng xung quanh mính. Cách định danh đơn giản nhất là đặt theo thuộc tình của đối tượng hoặc đặt theo các sự vật, hiện tượng có liên quan tới đối tượng. Bắc Kạn là một vùng đất có địa hính đa dạng, có hệ động thực vật phong phú. Điều này đã được con người thời đó phản ánh rõ nét trong địa danh. Một lần nữa chúng ta thấy rằng, địa danh chình là bộ từ điển sống về một vùng đất.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 80 - 84)