Phương thức vay mượn

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 51 - 53)

VI. Cấu trúc luận văn

2.5.1.3. Phương thức vay mượn

So với các phương thức cấu tạo địa danh nêu trên, phương thức vay mượn ìt được sử dụng để cấu tạo các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Về lịch sử, dân cư lâu đời nhất của Bắc Kạn chình là người Tày cổ. Ví vậy, các

địa danh chủ yếu là thuộc ngôn ngữ Tày. Tiếng Tày được sử dụng trong mọi lĩnh vực của cộng đồng dân cư Tày. Bên cạnh tiếng Tày được sử dụng phổ biến ở Bắc Kạn là ngôn ngữ tiếng Việt. Người Kinh sinh sống ở Bắc Kạn cũng khá đông. Do đó, tiếng Kinh cũng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp chung của cộng đồng dân cư. Sự tiếp xúc hai cộng đồng dân cư Tày và Kinh đã tạo nguồn cho sự tiếp xúc ngôn ngữ Tày và Việt. Kết quả là trong các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, có nhiều địa danh có nguồn gốc Tày nhưng lại được ghi bằng tiếng Việt. Chẳng hạn, theo “Đại Nam nhất thống chí”, thị trấn Chợ Rã là địa danh gốc Tày Nùng. Chợ Rã là biến âm của từ Tày Nùng “Chẻ Giả” (trong tiếng Tày Nùng thẻ Giả có nghĩa là núi sâu). Tương tự như vậy, huyện Ngân Sơn biến âm từ “Nà Ngần” (ruộng bạc). Thôn Đèo Gió có nguồn gốc từ Kéo Lồm (đèo gió). Như vậy, Chợ Rã là địa danh vay mượn theo lối biến âm, còn Ngân Sơn và Đèo gió là vay mượn theo lối dịch nghĩa.

- Mang tên làng cũ đến nơi ở mới.

Trong quá trính di dân, người miền xuôi lên Bắc Kạn rất đông và mang theo tên đất, tên làng cũ của mính đến nơi ở mới và dùng chúng để đặt ten cho vùng đất mà họ định cư. ở Bắc Kạn hiện nay có một địa danh là Thái Bính. Có lẽ, đây là địa danh được những người quê gốc Thái Bính lên định cư ở nơi ở mới mang theo. Thời Pháp thuộc dân phu mỏ từ miền xuôi lên Bắc Kạn rất nhiều (chủ yếu là người Thái Bính) và phần lớn là họ ở lại sinh cơ lập nghiệp. Sau cách mạng tháng Tám, người dân miền xuôi lên Bắc Kạn xây dựng kinh tế mới làm cho số người Kinh ở Bắc Kạn tăng lên đáng kể.

Cẩm Giàng là một tên huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Địa danh này có lẽ cũng là kết quả của các đợt di dân từ miền xuôi lên miền ngược. Theo “Bản sắc và truyền thống các dân tộc Bắc Kạn” thí những người Kinh ở Bắc Kạn hầu hết mới từ miền xuôi lên Bắc Kạn dưới mười đời.

Ngoài ra, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tỉnh Bắc Kạn kết nghĩa với tỉnh Kon Tum. Thôn Công Tum ra đời trên cơ sở sự kết nghĩa này.

Như vậy, giống như các địa danh khác trên cả nước, địa danh hành chìmh tỉnh Bắc Kạn cũng được tạo nên bằng các phương thức định danh phổ biến. Đó là phương thức cấu tạo mới, phương thức chuyển hoá và phương thức vay mượn. Điều đặc biệt, các địa danh Bắc Kạn không vay mượn từ ngôn ngữ ấn Âu như các vùng khác mà thường là dùng tiếng Việt để ghi âm hay dịch nghĩa các địa danh có nguồn gốc Tày Nùng và ngược lại. Đây chình là sự giao thoa về ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 51 - 53)