Các yếu tố và các địa danh có tần số xuất hiện cao

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 41)

VI. Cấu trúc luận văn

2.4. Các yếu tố và các địa danh có tần số xuất hiện cao

2.4.1. Các yếu tố có tần số xuất hiện cao

Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, các yếu tố có tần số xuất hiện cao là những thành tố chung chỉ loại hính đối tượng địa lý đã được chuyển hoá thành những yếu tố riêng trong tên riêng. Tiếp sau đó là những yếu tố chỉ con vật, cây cối, vị trì, tình chất của đối tượng…Hầu hết các yếu tố xuất hiện cao là những yếu tố có khả năng kết hợp, sản sinh cao. Kết quả thu thập được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thống kê các yếu tố xuất hiện cao

STT Tên các yếu tố Số lần xuất hiện

1. Nà (ruộng) 412

2. Khuổi (suối) 237

3. Cốc (gốc) 45

5. Pác (miệngm) 35

6. Lủng (lũng) 34

7. Khau, Khâu (núi) 31

8. Thôm (ao) 24 9. Cà (cỏ tranh) 23 10. Nặm (nước, dòngchảy) 19 11. Chợ 16 12. Đon (bãi) 15 13. Pò (gò) 13

14. Chang (trong, giữa) 13

15. Pù (đồi) 11 16. Phja (núi đá) 11 17. Bó (nguồn) 10 18. Kéo (đèo) 9 19. Vằng (vực) 8 20. Tổng (cánh đồng) 8 21. Vài (trâu) 7 22. Yên 6

2.4.2. Một số địa danh có tần số xuất hiện cao

Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thấy có một số địa danh trùng tên. Đó là những tên riêng vốn là tên gọi của địa hính, cây cối và động vật. Điều này được thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thống kê các địa danh có tần số xuất hiện cao

STT Địa danh Số lần xuất hiện

2 Nà Lẹng (ruộng hạn) 9

3 Nà Pài (ruộng dốc) 8

4 Nà Vài (ruộng trâu) 7

5 Nà Bản (ruộng xóm) 6

6 Nà Hin (ruộng đá) 6

7 (Bản) Chang (trong) 6

8 Khu Chợ 6

9 Nà Làng (ruộng cây đa) 5

10 Phja Khao (núi trắng) 5

11 Quan Làng 5

12 Cốc Lùng (gốc đa) 5

13 Nà Quang (ruộng nai) 4

14 Nà Đon (ruộng bãi) 4

15 Nà Coóc (ruộng góc) 4

16 (Bản) Đồn 4

17 (Bản) Mới 4

18 (Bản) Duồng (cây duồng) 3

19 Khuổi Bốc (suối cạn) 3

20 Khuổi Luông (suối to) 3

21 Nà Càng (cây Cằng) 3

22 Nà Cọ (ruộng cọ) 3

23 Nà Giảo (ruộng kho thóc) 3

24 Nà Mèo (ruộng mèo) 3

25 Nà Nghè (ruộng quýt) 3

26 Nà Pán (ruộng cây gai) 3

28 (Bản) Diếu (cây diếu) 3 29 Nà Chúa (ruộng to nhất) 3

Ngoài ra có rất nhiều địa danh có hai lần xuất hiện: Bản Cầy, bản Duồm, bản Giềng, bản Lài, bản Lanh, bản Luông, bản Luộc, bản Mún, bản Pục, bản Quăng, bản Quản, bản Váng, bản vẻn, thôn Cốc Lải, Cốc Muồi, Cốc Pái, Cốc Phja, Cốc Sả, Cốc Tộc, Chợ Lènh, Chi Quảng, Chợ Tinh, Khau Cà, Khau cưởm, Khau Chủ, Khuổi Đăm, Khuổi Đeng, Khuổi ỏ, Khuổi Chang, Khuổi Luông, Khuổi Phấy, Khuổi Quân, Khuổi Sáp, Khuổi Nằn, Nà Đeng, Nà Đúc, Nà Bjoóc, Nà Cằm, Nà Chả, Nà Chang, Nà Chuông, Nà Chom, Nà Còi, Nà Cù, Nà Deng, Nà Dụ, Nà Duồng, Nà Giàng, Nà Khoang, Nà Lào, Nà Lại, Nà Lạn, Nà Lầu, Nà Lịn, Nà Mòn, Nà Mu, Nà Muồng, Nà Nạc, Nà Nặm, Nà Pái, Nà Phai, Nà Phầy, Nà Sang, Pác Cáp, Pác San, Phiêng An, Phiêng Cà, Phiêng Chỉ, Phiêng Liềng, Pù Cà, Pù Lùng. Trong đó, có một số địa danh trùng tên do sự chia tách các thôn.

2.5. Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn

Khi nghiên cứu đặc điểm cấu tạo địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi xem xét trên hai mặt: Mặt nội dung và mặt hính thức.

Về mặt nội dung, cũng như các địa danh khác địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn được cấu tạo chủ yếu theo ba phương thức:

- Phương thức cấu tạo mới. - Phương thức chuyển hoá. - Phương thức vay mượn.

Trong đó, phương thức cấu tạo mới và phương thức chuyển hoá chiếm tỉ lệ cao, phương thức vay mượn chiếm tỉ lệ thấp.

Về mặt hính thức, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn vừa có cấu tạo đơn vừa có cấu tạo phức. Các yếu tố trong địa danh có cấu tạo phức có quan

hệ với nhau theo quan hệ đẳng lập, quan hệ chình phụ và quan hệ chủ vị. Khác với nhiều địa danh hành chình trên cả nước, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn chủ yếu được tạo ra bởi ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (hầu hết là ngôn ngữ Tày Nùng). Ngoài ra, còn có một số địa danh ghép giữa yếu tố thuộc ngôn ngữ này với yếu tố thuộc ngôn ngữ khác. Một số ìt là địa danh thuần Việt và Hán Việt.

2.5.1. Đặc điểm cấu tạo nội dung

2.5.1.1. Phương thức cấu tạo mới

Phương thức cấu tạo mới là phương thức cơ bản nhất để tạo ra địa danh. Phương thức này được tiến hành bằng cách dựa vào những yếu tố, những đặc điểm có liên quan đến đối tượng để đặt tên.

Đây là phương thức chủ đạo có vai trò quan trọng trong quá trính cấu tạo địa danh. Đồng thời nó còn là phương thức phản ánh rõ nét bản chất của địa danh. Bởi ví, sự hính thành địa danh thực chất là sự thể hiện ý thức của con người đối với ngoại cảnh xung quanh và được thể hiện trên một dạng kì hiệu ngôn ngữ đặc biệt. Địa danh đặt ra không chỉ đơn thuần nhằm khu biệt, định vị về địa lý mà còn biểu đạt tư tưởng, trao đổi về thế giới khách quan cũng như về cảm xúc hay nhận thức của con người.

Như vậy, phân loại địa danh theo phương thức cấu tạo mới là sự phân loại dựa vào sự biểu hiện ý thức, tư tưởng của các thành viên trong xã hội đối với đất nước, quê hương, núi sông, xứ sở của mính. Dựa vào tiêu chì ấy, chúng tôi chia các địa danh tự tạo thành các loại như sau:

a. Loại dựa vào đặc điểm, tính chất của đối tượng để đặt tên.

Khi định danh, người ta thường để ý đến những nhân tố trực tiếp tác động đến giác quan của con người. Đó là ngoại hính của đối tượng – những hính ảnh cụ thể, trực quan, sinh động dễ thấy ở từng khu vực. Rồi sau đó, con người lại có những liên tưởng và so sánh phong phú hơn, khi ấy xuất

hiện những địa danh chỉ hính dáng trừu tượng. Điều này thuộc phạm vi quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Ngôn ngữ là điều kiện để khái niệm hính thành, là cơ sở để khái niệm tồn tại. Nói cách khác khái niệm được định hính bởi ngôn ngữ.

Địa danh sử dụng chất liệu ngôn ngữ để biểu hiện nhận thức của con người trước mọi vật, ví vậy nó cũng có đặc điểm như nói trên.

a1. Địa danh được gọi theo hình dáng của đối tượng

- Bản Áng (trong tiếng Tày tng có nghĩa là cái vại). - Bản Bẳng (trong tiếng Tày t ẳng có nghĩa là cái ống).

- Bản Bung (trong tiếng Tày tung có nghĩa là cái dậu – một dụng cụ đi nương rẫy của người Tày Nùng).

- Bản Chảy (trong tiếng Tày thảy có nghĩa là cái ống bơ). - Bản Chiêng.

a2. Địa danh được gọi theo kích thước của đối tượng

Đây là loại địa danh được gọi theo diện tìch, kìch thước, sự to nhỏ, dài ngắn, cao thấp của đối tượng.

- Bản Cải (bản to).

- Bản Luông (bản rộng).

- Bản Tắm (bản thấp).

- Bản Lon (bản thon).

a3. Các địa danh được đặt theo tính chất của đối tượng

Đây là các địa danh được gọi căn cứ vào các tình chất như: mới, cũ, xấu,

tốt…

- Bản Mới.

- Bản Cáu (cũ).

- Bản Kén (cứng).

a4. Địa danh được gọi theo màu sắc của đối tượng

- Bản Đăm (bản đen).

-Thôn Mạ Khao (ngựa trắng)

a5. Các địa danh được gọi theo địa hình của đối tượng.

- Bản Nà (ruộng). - Bản Kéo (đèo).

b - Loại dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để đặt tên

Các sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng có thể là cây cối, cầm thú, vị trì không gian…

b1. Các địa danh gọi theo vị trí, không gian của đối tượng so với đối tượng khác

Cách gọi tên này cũng xuất hiện nhiều trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Vì dụ:

- Bản Đâng (bản trong).

- Bản Chang (bản giữa).

- Bản Nưa (bản trên).

- Bản Hậu.

- Thôn Trung Tâm.

b2. Các địa danh gọi theoloại cây cối được trồng hoặc mọc nhiều tại khu vực đó

Đối với địa danh hành chình Bắc Kạn, cách định danh này rất phổ biến. Vì dụ:

- Bản Bây (trám đent).

- Bản Lạ (dứa dại).

- Bản Mòn (cây dâu dại).

- Bản Nghè (cây quýt).

- Bản Phát (cây nhội).

- Bản Noỏng (cây sui).

b3. Các địa danh gọi theo con vật nuôi hoặc xuất hiện nhiều ở đó

Bắc Kạn là vùng núi cao, nhiều dộng vật sinh sống. Ví vậy cách định danh này cũng khá phổ biến. Vì dụ:

- Bản Hán (ngỗng).

- Bản Cạu (con cú).

- Bản Ca (quạ).

- Bản Ngù (rắn).

- Bản Mạ (ngựa).

c. Loại dựa theo biến cố lịch sử hay danh nhân có liên quan trực tiếp đến đối tượng

- Thôn Tân Lập: thôn này do dân từ nơi khác đến đây sinh sống và lập nghiệp.

- Bản Đồn: do thực dân Pháp sau khi chiếm đóng đã xây dựng đồn bốt ở đây.

- Phường Đức Xuân: Đức Xuân là người chiến sĩ cách mạng, anh đã chiến đấu rất anh dũng và bị giặc bắt, chém đầu treo tại đây. Để ghi nhớ công ơn của anh, nơi đây được mang tên anh.

d. Loại đặt theo tín ngưỡng của dân chúng trong vùng

- Bản Nản (ám): Theo quan niệm cũ của đồng bào dân tộc, nơi đây có ma quỷ ám, quấy rầy.

- Bản Rả: bản bị chết do dịch.

- Thôn Đông Lẻo: Theo quan niệm của đồng bào dân tộc đây là rừng thiêng, có ma của những người chết trẻ.

Ngoài những loại địa danh được đặt theo cách nêu trên, trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn còn có những địa danh được tạo thành bằng cách

ghép các yếu tố Hán Việt.

Cách này thường dùng để đặt cho các địa danh xã. Hầu hết là những yếu tố có ý nghĩa tốt đẹp như Tân, An, Mỹ, Lộc…

Vì dụ: xã Mỹ Phương (Ba Bể), Tân Sơn (Bạch Thông), Tân Tiến (Bạch Thông), An Thắng (Ba Bể), Yên Hân (Chợ Mới), Yên Cư (Chợ Mới)…

ổTng nhiều địa danh Hán Việt, yếu tố Hán Việt đặt ở đầu địa danh có tác dụng phân biệt như: Nam, Bắc, Thượng, Hạ…

Vì dụ: Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn), Nông Hạ (Chợ Mới), Nam Đội Thân (thị xã Bắc Kạn), Bắc Đội Thân, Nam Lang Chang, Bắc Lanh Chang… đ. Loại dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên.

Trong địa danh hành chình, người ta thường dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên. Ưu điểm của cách đặt tên này là có hệ thống, ngắn gọn và dễ nhớ nhất là khi đặt tên cho các tổ dân phố hay các tiểu khu.

Vì dụV: Tổ 1, tổ 2, tổ 3…; Tiểu khu 1, tiểu khu 2, tiểu khu 3…

Để phân biệt hai thôn có tên gọi giống nhau, chỉ khác nhau về vị trì (trước đây có thể là một thôn tách ra), người ta thường dùng số Arập như: Thạch Ngoã 1, Thạch Ngoã 2; bản Đồn 1, bản Đồn 2; Pác Nghè 1, Pác Nghè 2…

Ngoài ra, dùng chữ cái Latinh để đặt tên cũng là cách người ta thường làm trong địa danh hành chình.

Vì dụ: Tổ phố A, tổ phố B… thôn Khu C, thôn Khu Chợ AB, thôn Khuổi Tấy A, Khuổi Tấy B, Nà Cà A, Nà Cà B…

Chuyển hoá là cách thức dùng tên gọi ban đầu để gọi tên một hay nhiều địa danh khác. Kết quả của sự chuyển hoá này là địa danh mới có thể giữ nguyên dạng hoặc thêm một số yếu tố mới so với địa danh cũ. Địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới. ở địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, phương thức này có ba dạng: chuyển hoá giữa các loại địa danh, chuyển hoá trong nội bộ địa danh, chuyển hoá nhân danh thành địa danh.

- Chuyển hóa trong nội bộ địa danh.

Đối với địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chuyển hoá trong nội bộ địa danh xuất hiện không nhiều. Vì dụ:

Tỉnh Bắc Kạn -> Thị xã Bắc Kạn.

Huyện Chợ Mới -> Thị trấn Chợ Mới. Huyện Bạch Thông -> Thị trấn Phủ Thông. Huyện Ngân Sơn -> Thị trấn Ngân Sơn.

- Chuyển nhân danh thành địa danh.

Sự chuyển hoá này xuất hiện chủ yếu ở địa danh phường.Vì dụS: Đức Xuân -> phường Đức Xuân.

Phùng Chì Kiên -> phường Phùng Chì Kiên.

Nguyễn Thị Minh Khai -> phường Nguyễn Thị Minh Khai. Đội Thân -> thôn Nam Đội Thân.

- Chuyển hoá giữa các loại địa danh

Các địa danh được cấu tạo theo phương thức này chiếm tỉ lệ rất lớn, gồm 897 đơn vị. Việc chuyển hoá thường được diễn ra theo cách dùng địa danh địa hính tự nhiên (sơn danh, thuỷ danh) để gọi tên đơn vị hành chình. Điều đáng chú ý là hầu hết những địa danh hành chình này được chuyển hoá từ toàn bộ phức thể địa danh địa hính tự nhiên.

Theo thống kê của chúng tôi, có 410 địa danh chỉ địa hính tự nhiên mang yếu tố “Nà” (ruộng) được chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ:

Nà Lẹng (ruộng cạn) -> thôn Nà Lẹng. Nà Cà (ruộng cỏ tranh) -> thôn Nà Cà. Nà Bẻ (ruộng dê) -> thôn Nà Bẻ.

Có 31 địa danh chỉ địa hính tự nhiên mang yếu tố “Khau” (núi), 11 địa danh mang yếu tố “Phja” (núi đá), vốn là các sơn danh, đã chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ:

Khau Luông (núi to) -> thôn Khau Luông. Khau Mạ (núi ngựa) -> thôn Khau Mạ. Phja Khao (núi đá trắng) -> thôn Phja Khao.

Có 237 địa danh mang yếu tố “Khuổi” (suối), 24 địa danh có yếu tố “Thôm” (ao), 19 địa danh có yếu tố “Nặm” (sông - dòng chảy), 10 địa danh có yếu tố “Bó” (nguồn nước) …thuộc địa danh địa hính tự nhiên (thuỷ danh) chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ:

Khuổi Căng (suối vượn mặt đỏ) -> thôn Khuổi Căng. Khuổi Khún (suối chàm) -> thôn Khuổi Khún. Thôm Bó (ao nguồn) -> thôn Thôm Bó. Nặm Dài (sông cát) -> thôn Nặm Dài. Bó Bủn (giếng phun) -> thôn Bó Bủn.

Như vậy, có thể nói phương thức chuyển hoá là phương thức định danh chủ yếu trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn.

2.5.1.3. Phương thức vay mượn.

So với các phương thức cấu tạo địa danh nêu trên, phương thức vay mượn ìt được sử dụng để cấu tạo các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Về lịch sử, dân cư lâu đời nhất của Bắc Kạn chình là người Tày cổ. Ví vậy, các

địa danh chủ yếu là thuộc ngôn ngữ Tày. Tiếng Tày được sử dụng trong mọi lĩnh vực của cộng đồng dân cư Tày. Bên cạnh tiếng Tày được sử dụng phổ biến ở Bắc Kạn là ngôn ngữ tiếng Việt. Người Kinh sinh sống ở Bắc Kạn cũng khá đông. Do đó, tiếng Kinh cũng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp chung của cộng đồng dân cư. Sự tiếp xúc hai cộng đồng dân cư Tày và Kinh đã tạo nguồn cho sự tiếp xúc ngôn ngữ Tày và Việt. Kết quả là trong các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, có nhiều địa danh có nguồn gốc Tày nhưng lại được ghi bằng tiếng Việt. Chẳng hạn, theo “Đại Nam nhất thống chí”, thị trấn Chợ Rã là địa danh gốc Tày Nùng. Chợ Rã là biến âm của từ Tày Nùng “Chẻ Giả” (trong tiếng Tày Nùng thẻ Giả có nghĩa là núi sâu). Tương tự như vậy, huyện Ngân Sơn biến âm từ “Nà Ngần” (ruộng bạc). Thôn Đèo Gió có nguồn gốc từ Kéo Lồm (đèo gió). Như vậy, Chợ Rã là địa danh vay mượn theo lối biến âm, còn Ngân Sơn và Đèo gió là vay mượn theo lối dịch nghĩa.

- Mang tên làng cũ đến nơi ở mới.

Trong quá trính di dân, người miền xuôi lên Bắc Kạn rất đông và mang theo tên đất, tên làng cũ của mính đến nơi ở mới và dùng chúng để đặt ten cho vùng đất mà họ định cư. ở Bắc Kạn hiện nay có một địa danh là Thái Bính. Có lẽ, đây là địa danh được những người quê gốc Thái Bính lên định cư ở nơi ở mới mang theo. Thời Pháp thuộc dân phu mỏ từ miền xuôi lên Bắc Kạn rất nhiều (chủ yếu là người Thái Bính) và phần lớn là họ ở lại sinh cơ lập nghiệp. Sau cách mạng tháng Tám, người dân miền xuôi lên Bắc Kạn xây dựng kinh tế mới làm cho số người Kinh ở Bắc Kạn tăng lên đáng kể.

Cẩm Giàng là một tên huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Địa danh này có lẽ cũng là kết quả của các đợt di dân từ miền xuôi lên miền ngược. Theo “Bản sắc và truyền thống các dân tộc Bắc Kạn” thí những người Kinh ở Bắc Kạn hầu hết mới từ miền xuôi lên Bắc Kạn dưới mười đời.

Ngoài ra, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tỉnh Bắc Kạn kết nghĩa với tỉnh Kon Tum. Thôn Công Tum ra đời trên cơ sở sự kết nghĩa này.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)