Vấn đề thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 36 - 38)

VI. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Vấn đề thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn

Kạn

Đối với địa danh hành chình, danh từ chung gồm hai nhóm: Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của chình quyền: Tỉnh, huyện, thị xã, thị trấn, phường, tiểu khu, tổ dân phố. Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của tổ chức làng xã: Thôn, bản.

Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn khá đơn giản. Loại ìt nhất là một âm tiết, loại nhiều nhất là 3 âm tiết. Kết quả tổng hợp số lượng các thành tố chung được thể hiện trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kết quả thống kê cấu tạo của các thành tố chung

Số âm tiết Số lượng Tỉ lệ % Ví dụ

Một âm tiết 1383 90,9 Thôn Đon Cọt Hai âm tiết 42 2,7 Thị trấn Chợ Mới

Ba âm tiết 96 6,4 Tổ dân phố 1

2.2.3. Các thành tố chung có khả năng chuyển hoá thành những yếu tố riêng và đứng ở các vị trí khác nhau trong tên riêng

Không chỉ thực hiện chức năng đi kèm, phân biệt loại hính cho địa danh, các thành tố chung đã vượt ra ngoài phạm vi của mính để xâm nhập và chuyển hoá thành một hoặc một vài yếu tố trong địa danh. Sự chuyển hoá này làm tăng thêm tình đa dạng, phong phú cho địa danh.

Xét về mối quan hệ với các yếu tố trong địa danh thí thí các thành tố chung có cấu tạo đơn thường dễ hoạt động xâm nhập và chuyển hoá thành địa danh hơn là các thành tố có cấu tạo phức. Tuy vậy, có một vài trường hợp các thành tố chung có cấu tạo phức vẫn có thể chuyển hoá thành địa danh. Vì dụ: Thôn Lâm Trường, thôn Xì Nghiệp…

Trong tổng số 1521 địa danh hành chình của tỉnh Bắc Kạn, có 989 trường hợp thành tố chung chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng, chiếm tỉ lệ 65,02%. Có thể thấy sự phân bố của các yếu tố chung khi chuyển hoá thành các yếu tố trong địa danh ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả thống kê sự phân bố của các thành tố chung khi chuyển hoá thành các yếu tố trong địa danh

Vị trí Yếu tố 1 Yếu tố 2

Số lượng 897 92

Tỉ lệ % 90,69 9,31

Việc chuyển hoá này có thể xảy ra các trường hợp sau:

a. Thành tố chung chuyển hoá thành tên riêng: bản Nà (ruộng), bản Đồn, bản Đình (đính), bản Phố, thôn Chợ…

b. Chiếm vị trì 1 trong tên gọi mới: Thôn Dài Khao (cát trắng), thôn

Đon Bây (bãi trám đen), thôn Đèo Giàng (Bạch Thông), thôn Đông Lẻo (rừng cấm), thôn Lẹng (ruộng hạn), thôn Khuổi Chủ (suối cây sấu), thôn

rơi), thôn Khâu Luông (núi rộng), thôn Lải (bãi cây lai), tổ Bản Bia (Na Rí), tổ Phố Mới (Na Rí)…

c. Chiếm vị trì 2 trong tên riêng: Huyện Ngân Sơn, thôn Ba Phường,

tổ Bản (bản đồi), thôn Nà Bản (ruộng bản), thôn Nà Chùa, thôn Nà Khâu

(ruộng núi), thôn Khuổi (suối ruộng), thôn Đon Dài (bãi cát), thôn Nưa

Phja (trên núi)…

Như vậy, thành tố chung là danh từ chỉ loại hính đối tượng địa lý, các danh từ này có tần số xuất hiện cao nhưng đã chuyển hoá thành tên riêng hoặc là một bộ phận của tên riêng. Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, hầu hết các thành tố chung của địa danh chỉ loại hính tự nhiên được chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng của địa danh hành chình.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 36 - 38)