VI. Cấu trúc luận văn
2.5.1.1. Phương thức cấu tạo mới
Phương thức cấu tạo mới là phương thức cơ bản nhất để tạo ra địa danh. Phương thức này được tiến hành bằng cách dựa vào những yếu tố, những đặc điểm có liên quan đến đối tượng để đặt tên.
Đây là phương thức chủ đạo có vai trò quan trọng trong quá trính cấu tạo địa danh. Đồng thời nó còn là phương thức phản ánh rõ nét bản chất của địa danh. Bởi ví, sự hính thành địa danh thực chất là sự thể hiện ý thức của con người đối với ngoại cảnh xung quanh và được thể hiện trên một dạng kì hiệu ngôn ngữ đặc biệt. Địa danh đặt ra không chỉ đơn thuần nhằm khu biệt, định vị về địa lý mà còn biểu đạt tư tưởng, trao đổi về thế giới khách quan cũng như về cảm xúc hay nhận thức của con người.
Như vậy, phân loại địa danh theo phương thức cấu tạo mới là sự phân loại dựa vào sự biểu hiện ý thức, tư tưởng của các thành viên trong xã hội đối với đất nước, quê hương, núi sông, xứ sở của mính. Dựa vào tiêu chì ấy, chúng tôi chia các địa danh tự tạo thành các loại như sau:
a. Loại dựa vào đặc điểm, tính chất của đối tượng để đặt tên.
Khi định danh, người ta thường để ý đến những nhân tố trực tiếp tác động đến giác quan của con người. Đó là ngoại hính của đối tượng – những hính ảnh cụ thể, trực quan, sinh động dễ thấy ở từng khu vực. Rồi sau đó, con người lại có những liên tưởng và so sánh phong phú hơn, khi ấy xuất
hiện những địa danh chỉ hính dáng trừu tượng. Điều này thuộc phạm vi quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Ngôn ngữ là điều kiện để khái niệm hính thành, là cơ sở để khái niệm tồn tại. Nói cách khác khái niệm được định hính bởi ngôn ngữ.
Địa danh sử dụng chất liệu ngôn ngữ để biểu hiện nhận thức của con người trước mọi vật, ví vậy nó cũng có đặc điểm như nói trên.
a1. Địa danh được gọi theo hình dáng của đối tượng
- Bản Áng (trong tiếng Tày tng có nghĩa là cái vại). - Bản Bẳng (trong tiếng Tày t ẳng có nghĩa là cái ống).
- Bản Bung (trong tiếng Tày tung có nghĩa là cái dậu – một dụng cụ đi nương rẫy của người Tày Nùng).
- Bản Chảy (trong tiếng Tày thảy có nghĩa là cái ống bơ). - Bản Chiêng.
a2. Địa danh được gọi theo kích thước của đối tượng
Đây là loại địa danh được gọi theo diện tìch, kìch thước, sự to nhỏ, dài ngắn, cao thấp của đối tượng.
- Bản Cải (bản to).
- Bản Luông (bản rộng).
- Bản Tắm (bản thấp).
- Bản Lon (bản thon).
a3. Các địa danh được đặt theo tính chất của đối tượng
Đây là các địa danh được gọi căn cứ vào các tình chất như: mới, cũ, xấu,
tốt…
- Bản Mới.
- Bản Cáu (cũ).
- Bản Kén (cứng).
a4. Địa danh được gọi theo màu sắc của đối tượng
- Bản Đăm (bản đen).
-Thôn Mạ Khao (ngựa trắng)
a5. Các địa danh được gọi theo địa hình của đối tượng.
- Bản Nà (ruộng). - Bản Kéo (đèo).
b - Loại dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để đặt tên
Các sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng có thể là cây cối, cầm thú, vị trì không gian…
b1. Các địa danh gọi theo vị trí, không gian của đối tượng so với đối tượng khác
Cách gọi tên này cũng xuất hiện nhiều trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Vì dụ:
- Bản Đâng (bản trong).
- Bản Chang (bản giữa).
- Bản Nưa (bản trên).
- Bản Hậu.
- Thôn Trung Tâm.
b2. Các địa danh gọi theoloại cây cối được trồng hoặc mọc nhiều tại khu vực đó
Đối với địa danh hành chình Bắc Kạn, cách định danh này rất phổ biến. Vì dụ:
- Bản Bây (trám đent).
- Bản Lạ (dứa dại).
- Bản Mòn (cây dâu dại).
- Bản Nghè (cây quýt).
- Bản Phát (cây nhội).
- Bản Noỏng (cây sui).
b3. Các địa danh gọi theo con vật nuôi hoặc xuất hiện nhiều ở đó
Bắc Kạn là vùng núi cao, nhiều dộng vật sinh sống. Ví vậy cách định danh này cũng khá phổ biến. Vì dụ:
- Bản Hán (ngỗng).
- Bản Cạu (con cú).
- Bản Ca (quạ).
- Bản Ngù (rắn).
- Bản Mạ (ngựa).
c. Loại dựa theo biến cố lịch sử hay danh nhân có liên quan trực tiếp đến đối tượng
- Thôn Tân Lập: thôn này do dân từ nơi khác đến đây sinh sống và lập nghiệp.
- Bản Đồn: do thực dân Pháp sau khi chiếm đóng đã xây dựng đồn bốt ở đây.
- Phường Đức Xuân: Đức Xuân là người chiến sĩ cách mạng, anh đã chiến đấu rất anh dũng và bị giặc bắt, chém đầu treo tại đây. Để ghi nhớ công ơn của anh, nơi đây được mang tên anh.
d. Loại đặt theo tín ngưỡng của dân chúng trong vùng
- Bản Nản (ám): Theo quan niệm cũ của đồng bào dân tộc, nơi đây có ma quỷ ám, quấy rầy.
- Bản Rả: bản bị chết do dịch.
- Thôn Đông Lẻo: Theo quan niệm của đồng bào dân tộc đây là rừng thiêng, có ma của những người chết trẻ.
Ngoài những loại địa danh được đặt theo cách nêu trên, trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn còn có những địa danh được tạo thành bằng cách
ghép các yếu tố Hán Việt.
Cách này thường dùng để đặt cho các địa danh xã. Hầu hết là những yếu tố có ý nghĩa tốt đẹp như Tân, An, Mỹ, Lộc…
Vì dụ: xã Mỹ Phương (Ba Bể), Tân Sơn (Bạch Thông), Tân Tiến (Bạch Thông), An Thắng (Ba Bể), Yên Hân (Chợ Mới), Yên Cư (Chợ Mới)…
ổTng nhiều địa danh Hán Việt, yếu tố Hán Việt đặt ở đầu địa danh có tác dụng phân biệt như: Nam, Bắc, Thượng, Hạ…
Vì dụ: Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn), Nông Hạ (Chợ Mới), Nam Đội Thân (thị xã Bắc Kạn), Bắc Đội Thân, Nam Lang Chang, Bắc Lanh Chang… đ. Loại dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên.
Trong địa danh hành chình, người ta thường dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên. Ưu điểm của cách đặt tên này là có hệ thống, ngắn gọn và dễ nhớ nhất là khi đặt tên cho các tổ dân phố hay các tiểu khu.
Vì dụV: Tổ 1, tổ 2, tổ 3…; Tiểu khu 1, tiểu khu 2, tiểu khu 3…
Để phân biệt hai thôn có tên gọi giống nhau, chỉ khác nhau về vị trì (trước đây có thể là một thôn tách ra), người ta thường dùng số Arập như: Thạch Ngoã 1, Thạch Ngoã 2; bản Đồn 1, bản Đồn 2; Pác Nghè 1, Pác Nghè 2…
Ngoài ra, dùng chữ cái Latinh để đặt tên cũng là cách người ta thường làm trong địa danh hành chình.
Vì dụ: Tổ phố A, tổ phố B… thôn Khu C, thôn Khu Chợ AB, thôn Khuổi Tấy A, Khuổi Tấy B, Nà Cà A, Nà Cà B…