Mối quan hệ giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 65 - 67)

VI. Cấu trúc luận văn

3.1. Mối quan hệ giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh

ánh

Địa danh được coi là vật hoá thạch, là tấm bia bằng ngôn ngữ về thời đại mà nó chào đời. Ngoài chức năng định danh sự vật, cá thể hoá đối tượng, địa danh còn có chức năng phản ánh, chức năng bảo tồn. “Tập hợp những ý nghĩa có trong hệ thống địa danh ở một quốc gia, một khu vực, một địa bàn…có thể cho những thông tin khái quát về nhiều lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ và lịch sử quốc gia, khu vực, địa bàn đó nhất là lịch sử cổ xưa”

[31, tr .90].

Mỗi địa danh đều ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nên nó phản ánh nhiều mặt đời sống, xã hội xung quanh. Qua địa danh, ta có thể biết được đặc điểm địa hính, cây cỏ, cầm thú nơi mà nó mang tên, biết được thời gian xuất hiện của địa danh và những đặc điểm, tình chất… của địa danh ấy. Như vậy, có thể nói, địa danh là bức tranh sinh động, là bộ từ điển sống về một vùng đất.

Địa danh có chức năng phản ánh hiện thực nhưng ý nghĩa của địa danh và hiện thực được phản ánh không trùng khìt lên nhau. Chẳng hạn§, địa danh Kim Lư không có nghĩa ở đó có chiếc lư bằng vàng. Người ta định danh như vậy với mong muốn mảnh đất này giàu có, thịnh vượng. Địa danh ra đời là có lý do, tuy nhiên lý do không phải bao giờ cũng có ở trong bản thân đối tượng được định danh. Với lý do khách quan, ta có thể nhận ra ngay ở đối tượng. Vì dụ: Thôn Nà Lẹng (ruộng hạn), Phja Khao (núi đá vôi trắng), Khuổi Coóng (suối cong) …Còn với lý do chủ quan thí ta phải suy ra mới

hiểu được, bởi lý do này không thể hiện ở bản thân đối tượng. Vì dụ: địa danh xã Công Bằng, Ân Tính…không có nghĩa là con người ở đó hoàn toàn sống tính nghĩa hay không có tính trạng bất công. Tuy nhiên, đây là nguyện vọng tốt đẹp mà người đặt tên cho địa danh gửi gắm vào đó. Như vậy, giữa hiện thực và tên gọi có thể có những khoảng cách nhất định.

Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy rằng, các địa danh thôn bản phản ánh hiện thực đậm nét hơn (chủ yếu bằng từ ngữ của các dân tộc thiểu số). Bởi các địa danh này thường phản ánh những đặc điểm của chình đối tượng hoặc các sự vật có liên quan đến đối tượng. Đây là cách định danh theo lối trực quan sinh động. Cụ thể là những đặc điểm nào có ở đối tượng đập vào mắt người định danh thí người ta thường lấy cái đó làm lý do đặt tên. Chẳng hạn, các đối tượng địa lý mà địa danh phản ánh luôn đi đôi với hiện thực: sông, suối, ruộng, núi…hay cây cỏ, cầm thú tồn tại trên địa bàn cũng được phản ánh hiện thực vào địa danh. Chẳng hạn, thôn Khuổi Kheo (suối xanh), Nà Khau (ruộng núi), Cốc Thốc (gốc mai), bản Ngù (rắn), Nặm Cắm (nước tìm)…

Các địa danh xã do chình quyền đặt ìt phản ánh hiện thực hơn, chúng được tạo nên chủ yếu bằng các từ ngữ Hán Việt. Nói cách khác, những địa danh này không phản ánh hiện thực một cách trực quan sinh động mà nó phản ánh hiện thực trong nhận thức, tư tưởng của con người. Để giải mã nghĩa của từng yếu tố trong những địa danh này là việc làm không đơn giản, nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người định danh ở thời điểm đó. Tuy nhiên, ta có thể dựa vào địa danh để biết được tâm lì, tính cảm, nguyện vọng của con người thời địa danh ra đời. Chẳng hạn, địa danh thôn Tiến Bộ, Đoàn Kết…không có nghĩa là con người ở đó có cuộc sống tiến bộ, đoàn kết hơn nơi khác nhưng qua đó ta thấy được mong muốn của con người về cuộc sống gắn bó, đùm bọc, về ý chì vươn lên. Ngoài ra, những địa danh tiểu khu, tổ

dân phố chủ yếu được cấu tạo bằng những số, cho ta rất ìt thông tin về địa danh, vì dụ: Tiểu khu 1, tổ dân phố 2…Những địa danh này có khả năng phản ánh hiện thực thấp nhất.

Như vậy, địa danh có thể phản ánh hiện thực một cách đậm nét, như nó vốn có trong hiện thực khách quan. Nhưng cũng có khi địa danh phản ánh tâm lý người sử dụng và của xã hội về đối tượng địa lý được đặt tên.

Nguyện vọng của người sử dụng với những ý tưởng gửi gắm vào địa danh bao giờ cũng có một khoảng cách khá xa với hiện thực của đối tượng được đặt tên.

3.2. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố trong địa danh thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)