VI. Cấu trúc luận văn
3.6.3. Địa danh thôn Nà Tu
Nà Tu là địa danh thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, nằm cạnh quốc lộ số 3 cách thị xã Bắc Kạn 10km về phìa Bắc. Trong kháng chiến chống Pháp đây là nơi tổng đội thanh niên xung phong công tác trung ương 312 đóng quân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông – vận tải phục vụ kháng chiến.
Là địa phương được giải phóng sớm nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bắc Kạn nhanh chóng trở thành hậu phương căn cứ kháng chiến của cả nước. Sau chiến thắng biên giới thu đông năm 1950, quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chình đã về tay ta. Biên giới được khai thông, thế bao vây cả trong lẫn ngoài bị phá vỡ, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng giúp ta có điều kiện mở rộng nhiều chiến dịch lớn. Để ngăn chặn sự chi viện từ biên giới, từ căn cứ địa Việt Bắc cho các chiến trường, giặc Pháp dùng máy bay bắn phá các tuyến đường giao thông,
trong đó đoạn đường số 3 đi qua Bắc Kạn là một trọng điểm. Vấn đề đảm bảo giao thông vận tải trở thành nhiệm vụ trọng yếu của tỉnh Bắc Kạn cũng như của toàn cuộc kháng chiến.
Đầu năm 1950, Trung ương Đảng đã chủ trương sửa chữa, khôi phục đường số 3 và phát động chiến dịch cầu đường ở ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Nhiều đội thanh niên xung phong công tác trung ương, trong đó có đội 312, được phân công nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù và đoạn đường từ thị xã Bắc Kạn lên thị trấn Phủ Thông. Mặc dù công việc nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm lại thiếu thốn mọi bề nhưng họ đã cùng nhân dân Bắc Kạn hoàn thành tốt công việc Đảng và nhà nước giao phó.
Cuối tháng 3-1951, Hồ Chủ Tịch đã đến Nà Tu, tại đây Người đọc bốn câu thơ bất hủ:
Không có việc gí khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chì ắt làm nên.
Lời của Người dạy trong bài thơ đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên cho các thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp và giữ nước.
Ngày 18 tháng 3 năm 1996, di tìch lịch sử Nà Tu được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng di tìch lịch sử cấp Quốc gia. [5].
3.7. Tiểu kết
Qua nghiên cứu các trường nghĩa được thể hiện ở các yếu tố cấu thành địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, có thể rút ra một số nhận xét về đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố đó như sau:
3.7.1. Khi định danh cho một đối tượng địa lý, người ta thường dựa vào kết quả tri giác, quan sát, nhận thức, đánh giá và miêu tả đối tượng trong thực tế về các mặt vị trì tồn tại, phương hướng, đặc điểm, loại hính…để tạo
nên những địa danh có khả năng có sức gợi tả cao thông qua những nét nghĩa biểu niệm của từ được dùng để định danh; đồng thời gửi vào đó những cách nhín, quan niệm, tính cảm, ước nguyện của mính để tạo nên ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh.
Các yếu tố nghĩa trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn rất phong phú. Chúng tạo nên một hệ thống địa danh theo các trường nghĩa khác nhau. Ngoài ý nghĩa phản ánh những vấn đề có liên quan đến đối tượng địa lý như phương hướng, vị trì, đặc điểm, tình chất, màu sắc, động thực vật thí ý nghĩa phản ánh tâm lý, nguyện vọng của con người dành cho quê hương, cho cuộc sống cũng được thể hiện rõ nét.
3.7.2. Địa hính Bắc Kạn cao hơn so với một số tỉnh lân cận. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhín chung họ chưa có sự hiểu biết nhiều về địa lý, ngôn ngữ nên họ định danh cho các đối tượng xung quanh bằng cách riêng của mính. Đó là cách định danh theo lối trực quan, cụ thể, sinh động và gọi tên đối tượng một cách dân dã, đơn giản bằng việc phản ánh những đặc điểm, tình chất hoặc những mối liên hệ với các đối tượng, sự vật, hiện tượng xung quanh. Trong đó, hệ động thực vật phong phú của rừng núi Bắc Kạn được phản ánh nhiều và rõ nét nhất trong địa danh. Ví vậy, các địa danh này đều được hiểu theo nghĩa tường minh.
Một số địa danh thuần Việt cũng được hiểu theo nghĩa tường minh. Đây là những địa danh do người Kinh di cư lên Bắc Kạn đặt và chúng thường ra đời muộn hơn so với các địa danh khác. Những địa danh được định danh theo lối suy lì, biểu trưng là những địa danh Hán Việt. Những địa danh này tập trung ở các xã và do chình quyền đặt.
3.7.3. Địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là địa danh Tày Nùng. Hầu hết các địa danh này có liên quan đến văn hoá tộc người như điều kiện canh tác, người Tày Nùng có thói quen trồng lúa nước. Họ sống ở ven
các khe suối, chân núi nên dấu ấn “ phja”, “nà”, “khuổi” xuất hiện rất nhiều trong các địa danh.
3.7.4. Địa danh của bất kỳ vùng nào cũng chứa những yếu tố phản ánh cấu trúc địa hính của vùng đó. Địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn chứa các yếu tố phản ánh địa hính của miền núi cao với rất nhiều vết lồi lõm: núi, đồi, sông, suối, khe, lũng, nguồn, thác, gò, bãi…Những cấu trúc địa hính này được ánh xạ vào địa danh tạo nên một bức tranh về địa danh mang tình cảnh quan rõ nét.
3.7.5. Địa danh là một bộ phận của từ vựng nên nó cũng có nghĩa biểu vật và biểu niệm. Nghĩa của tổ hợp các yếu tố này được tạo nên từ nghĩa của từng yếu tố cấu tạo nên nó. So với từ chung thí các yếu tố cấu tạo địa danh có tình linh hoạt hơn trong việc biến đổi từ loại của từ. Sự chuyển loại của các từ loại như tình từ, động từ, số từ…thành danh từ trong địa danh có thể làm cho nghĩa của từ đó thay đổi hoặc giữ nguyên.
Kết luận
Qua việc thu thập, phân tìch và mô tả, khái quát hoá về địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thấy rằng: Mặc dù đã cố gắng nhưng có thể
còn nhiều vấn đề chưa được đưa ra hoặc giải quyết chưa được thoả đáng. Tuy vậy, chúng tôi xin đưa ra những kết luận ban đầu như sau:
1. Địa danh và địa danh học đã được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu. Nghiên cứu địa danh cần có sự kết hợp của khoa học liên ngành. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng vận dụng tình chất liên ngành ấy nhưng chủ yếu là sự tiếp cận theo hướng ngôn ngữ học.
2. Bắc Kạn là địa bàn phức tạp, đa dân tộc, phong phú về ngôn ngữ và văn hoá, đa dạng về loại hính đối tượng địa lý. Sự đa dạng này cũng tạo nên tình đa tầng, phức hợp ngay trong cả địa danh hành chình. Các địa danh này được định danh bằng các từ ngữ của nhiều các ngôn ngữ khác nhau, trong đó chủ yếu là ngôn ngữ dân tộc thiểu số Tày Nùng. Người Tày cổ là dân cư bản địa của vùng đất này, ví vậy đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, các đặc trưng ngôn ngữ, văn hoá Tày thể hiện rất rõ trong địa danh.
3. Mỗi địa danh bao giờ cũng tồn tại trong một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và địa danh. Thành tố chung trong địa danh hành chình không nhiều, song thành tố chung của địa danh địa hính tự nhiên được chuyển hoá rất nhiều vào các vị trì tên riêng trong địa danh hành hành chình. Như vậy, thành tố chung ngoài chức năng hạn định còn có chức năng tham gia cấu tạo địa danh. Sự chuyển hoá này tạo nên tình tầng bậc đa dạng cho địa danh về cấu tạo lẫn ý nghĩa phản ánh.
Nét nổi bật trong đặc diểm cấu tạo địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn là phương thức chuyển hoá (chủ yếu là chuyển hoá từ địa danh địa hính tự nhiên vào địa danh hành chình). Phương thức này đã tạo nên một số lượng lớn các từ ghép và cụm từ chình phụ trong địa danh. Ngoài ra, các yếu tố trong địa danh còn quan hệ với nhau theo quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị.
4. Nhín chung các địa danh Bắc Kạn cũng như các địa danh nói chung đều mang tình lý do. Nghĩa của các địa danh này chỉ được hiểu và hiểu đúng khi xác định nó là tên gọi, là có sự liên quan tới đối tượng được đặt tên như thế nào. Trong số những nhóm ý nghĩa và các trường nghĩa được xác lập có thể nhận thấy hai kiểu ý nghĩa thể hiện qua các yếu tố trong địa danh là ý nghĩa phản ánh những đặc điểm, tình chất của chình bản thân đối tượng, phản ánh mối liên hệ giữa đối tượng với sự vật, hiện tượng hoặc một đối tượng khác có liên quan và ý nghĩa phản ánh nguyện vọng của con người về cuộc sống về quê hương. Tất cả những ý nghĩa mà các yếu tố trong địa danh phản ánh đều phù hợp với hiện thực một bức tranh về địa hính, một thực tế lao động, sinh sống và đấu tranh mà con người Bắc Kạn đã trải qua với nhiều gian khổ ở mảnh đất nghèo bị ảnh hưởng của địa hính, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh và đều gắn với các trường thể hiện của văn hoá địa bàn vùng này.
Một trong những đặc điểm của phương thức định danh trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn là cách dùng các yếu tố thuộc ngôn ngữ khác nhau với nghĩa và ý nghĩa biểu hiện khác nhau để cấu tạo nên địa danh. Thông thường, yếu tố Hán Việt mang lại nghĩa hàm ý cho các địa danh xã, còn các yếu tố thuần Việt và các yếu tố thuộc ngôn ngữ các dân tộc thiểu số tập trung ở các địa danh thôn bản lại biểu đạt tình trực quan sinh động khi phản ánh tình chất, đặc điểm của đối tượng địa lý và những sự vật, hiện tượng có liên quan tới đối tượng địa lý ấy.
5. Sự tiếp xúc tộc người, sự tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá đã để lại dấu ấn trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Một số lượng lớn các địa danh ghép giữa yếu tố ngôn ngữ của dân tộc này với yếu tố ngôn ngữ của dân tộc khác dẫ minh chứng cho điều này. Tuy nhiên, nền văn hoá Tày Nùng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong địa danh Bắc Kạn. Dấu ấn của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cũng được lưu giữ trong địa danh. Hầu hết các dịa danh
đều phản ánh những biểu hiện của văn hoá vùng này thông qua địa lý, lịch sử, tôn giáo, tìn ngưỡng, tâm lý ứng xử của con người và ngôn ngữ. Nền văn minh lúa nước, những sinh hoạt văn hoá dân gian, bức tranh về phong cảnh, địa hính, những giá trị về vật chất, tinh thần thể hiện trong địa danh …thực sự hấp dẫn và đem lại sự thú vị cho người nghiên cứu địa danh Bắc Kạn.
6. Địa danh Bắc Kạn được hính thành và biến đổi nhờ các các nhân tố bên trong ngôn ngữ như qui luật ngữ âm và các nhân tố bên ngoài như lịch sử, địa lý, dân cư và văn hoá.
7. Địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn phần nào đã cung cấp được những thông tin về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, lịch sử, dân cư và văn hoá trong quá khứ của vùng đất này. Những kết quả của việc nghiên cứu địa danh sẽ giúp các nhà nghiên cứu thuộc các ngành xã hội học, dân tộc học, khảo cổ học, văn hoá học, lịch sử học tím được những cứ liệu có giá trị cho lĩnh vực nghiên cứu của mính. Tuy nhiên kết quả thu được từ việc nghiên cứu địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn mới chỉ là khởi đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về các loại địa danh khác.
Những bài báo của tác giả đã được công bố có liên quan đến luận văn
1. Hà Thị Hồng (2008), "Tím hiểu về nguồn gốc địa danh Bắc Kạn",
Văn nghệ Ba Bể, 2(56), tr. 29 - 32.
2. Hà Thị Hồng (2008), "Bức tranh địa hính và cảnh quan trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn ", Báo Bắc Kạn, 1586, tr. 5.
3. Hà Thị Hồng (2008), "Tím hiểu về địa danh Bắc Kạn", Ngôn ngữ và đời sống, (10), tr. 43 - 44.
4. Hà Thị Hồng (2008), "Địa danh hành chình có yếu tố Nà, tỉnh Bắc Kạn", Hội thảo khoa học Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Nghệ An.
1. Đào Duy Anh (2005), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Ban chỉ đạo dự án tỉnh Quảnh Ninh (1996), Địa danh Quảng Ninh, Nhà in Quảng Ninh, Quảng Ninh.
5. Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Bắc Kạn (2003), Bác Hồ trong lòng Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nhà in Bắc Kạn, Bắc Kạn.
6. Lương Bèn (1997), “Chình tả một địa danh: Viết Bắc Cạn hay Bắc Kạn”, Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
7. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn (2001), Bắc Kạn lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
8. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn (2004), Bắc Kạn lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
9. Công an tỉnh Bắc Kạn (2003), Lịch sử công an nhân dân Bắc Kạn, Nhà in Bắc Kạn, Bắc Kạn.
10. Nguyễn Dược, Nguyễn Trung Hải (2005), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Phạm Xuân Đạm (2005), Địa danh Nghệ An, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
12. Đảng bộ xã Dương Quang (2005), Lịch sử Đảng bộ xã Dương Quang, Nhà in Bắc Kạn, Bắc Kạn.
13. Lê Trung Hoa (2002), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học, Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chì Minh.
14. Huyện uỷ Ba Bể (2001), Lịch sử Đảng bộ huyện Ba Bể, Xưởng in giao thông, Hà Nội.
15. Huyện uỷ Bạch Thông (1996), Lịch sử Đảng bộ huyện Bạch Thông, Nhà in Quân đội, Hà Nội.
16. Huyện uỷ Na Rí (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Na Rì, Nxb thế giới, Hà Nội.
17. Huyện uỷ Ngân Sơn (1990), Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Ngân Sơn, Xì nghiệp in báo Hà Nội mới, Hà Nội.
18. Huyện uỷ Ngân Sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ huyện Ngân Sơn tập II, Xưởng in giao thông, Hà Nội.
19. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo (1984), Từ điển Việt – Tày – Nùng, Nxb Khoa học giáo dục, Hà Nội.
20. Từ Thu Mai (2004), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.
21. Nhiều tác giả (2004), Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
22. Nhiều tác giả (2003), Các dân tộc ở Bắc Kạn, Nxb Thế giới, Hà Nội.
23. Hoàng Phê (1999), Chính tả tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
24. Hoàng Phê (chủ biên)(2006), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
25. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn (2003), Địa lý tỉnh Bắc Kạn, Nhà in Bắc Kạn.
27. Hoàng Tất Thắng (2001), Địa danh thành phố Đà Nẵng, Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Huế, Huế.
28. Tỉnh uỷ Bắc Kạn (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn tập I, Nxb chình trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Tỉnh uỷ Bắc Kạn (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn tập II,
Nhà in Bắc Kạn, Bắc Kạn.
30. Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2004), Đề cương chi tiết