Sự phản ánh bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 70 - 71)

VI. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Sự phản ánh bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét

Địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn phản ánh khá rõ nét bức tranh cấu trúc địa hính của tỉnh Bắc Kạn. Đó là một vùng đất đồi núi trùng điệp, nhiều nếp lồi, lõm, nhiều khe suối, tạo nên sự đa dạng và phong phú của sơn danh, thuỷ danh. Do đó rất nhiều sơn danh, thuỷ danh đã được chuyển hoá vào địa danh hành chình.

Đối tượng tồn tại dương so với mặt đất bao gồm: 412 nà (ruộng), 39 phiêng (bãi phẳng), 31 khâu (núi), 15 đon, 11 phja (núi đá), 11pù (đồi), 13 pò (đảo, đồi), 9 kéo (đèo), 8 tổng (cánh đồng)…

Đối tượng tồn tại âm so với mặt đất bao gồm: 257 khuổi (suối), 34 lủng (lũng), 24 thôm (ao), 19 nặm (sông – dòng chảy), 10 bó (nguồn nước) 8 vằng (vực)…

Tất cả các địa hính trên phân bố đan xen, đồi núi đa dạng, sông suối chằng chịt với đủ hính dáng, đường nét, màu sắc, độ cao thấp, to nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, nông sâu khác nhau tạo nên một bức tranh sinh động về thiên nhiên, núi rừng Bắc Kạn.

Địa hính Bắc Kạn đặc trưng cho địa hính của các tỉnh miền núi phìa Bắc, nhiều đồi núi, sông suối. Điều này được thể hiện rõ qua những yếu tố có tần số xuất hiện cao và các địa danh trùng tên gọi mà chúng nêu ở bảng 2.5, 2.6 chương 2.

Người Bắc Kạn chủ yếu là người Tày, họ là chủ nhân của nghề trồng lúa nước. Đất canh tác ìt, họ phải tận dụng đất ven sông suối, thậm chì cả đất đồi, đất đá để trồng trọt. Trong 412 địa danh mang yếu tố (ruộng), chúng

tôi thấy hiện lên một bức tranh cảnh quan đặc sắc. ở trên đồi, núi có ruộng núi đá, ruộng đồi, ruộng dốc, ruộng hạn, ruộng đá…17 lần ruộng cỏ tranh (Nà Cà) xuất hiện (cỏ tranh chỉ mọc ở những nơi đất cằn cỗi). ở dưới nước, có ruộng bột, ruộng trũng, ruộng thụt, ruộng mềm…Hính dáng của ruộng cũng đa dạng: ruộng cong, ruộng ưỡn, ruộng còng, ruộng nghiêng, ruộng thẳng…Trên ruộng, các động vật, thực vật của núi rừng Bắc Kạn cũng hiện lên thật sinh động: cây nhội, cây chò chỉ, cây hoành, bồ quân, me rừng, hồng rừng, rau má, rau bóp…con vật trên cạn có trăn gió, hươu, cầy hôi, rắn, chim, gà, trâu, bò, dê, chó…dưới nước có dái cá, niềng niễng, ba ba, ốc…và nhiều loại cá.

Qua 257 địa danh mang yếu tố Khuổi (suối), chúng tôi thấy bức tranh cảnh hiện lên cũng thật đẹp. Có đủ các loại suối: Suối cong, suối nghiêng, suối dốc, suối vênh…mức nước cũng thật đa dạng: Suối cạn, suối khô, suối ngập, suối lội…với đủ màu sắc: Suối đen, suối đỏ, suối xanh…Đặc biệt hệ động thực vật ở đây cũng phong phú. Động vật gồm có: Vượn mặt đỏ, con dũi, kiến, chim, vẹt, ong, dái cá, ngựa, dê, gà…Hệ thực vật cũng rất đa dạng: Nứa, sậy, hèo, hóp, chò nâu, trám đen, trám trắng, dâu, mìt, muỗm, nhót, vải, nho, chàm mìt…

Như vậy, bức tranh thiên nhiên trên địa bàn Bắc Kạn hiện lên thật sống động qua các địa danh. Các địa danh này có khả năng gợi hính ảnh, gợi liên tưởng và có khả năng miêu tả cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 70 - 71)