VI. Cấu trúc luận văn
3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá, xã hội
3.6.1. Địa danh tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một trong số không nhiều các địa danh trên cả nước có những cách giải thìch chưa thống nhất về nguồn gốc tên gọi. Trong đó rất nhiều ý kiến cho rằng đó là địa danh gốc Tày Nùng.
Xung quanh việc giải thìch nguồn gốc cũng như ý nghĩa của địa danh Bắc Kạn, chúng tôi thấy có các ý kiến sau:
1. Bắc Kạn là đất khô cạn ở vùng núi phìa Bắc.
2. Bắc Kạn là từ biến âm của từ Tày - Nùng “ Pác Cạm” có nghĩa là cửa ngõ kinh thành Thăng Long.
3. Bắc Kạn là từ biến âm của từ Tày - Nùng “ Pác Káp” có nghĩa là nơi hợp lưu của sông cầu (là sông chìnhl) với sông Đôn Phong, dòng Nặm cắt, suối Nông Thượng và các suối nhỏ khác.
4. Bắc Kạn là từ biến âm của từ Tày - Nùng “ Pác Can” Pác Can là khu sở Tài Chình, Sở Nông Nghiệp phát triển nông thôn của tỉnh hiện nay. ở đây có cánh đồng Nà Can.
5. Bắc Kạn là từ biến âm của từ Tày - Nùng “ Pá Kạn” có nghĩa là rừng (cây) Kạn.
Việc xác định nguồn gốc địa danh Bắc Kạn là một việc làm không đơn giản. Để xác định nguồn gốc địa danh này cần phải dựa trên nhiều nguồn: cơ sở quy tắc ghép vần của chữ Quốc ngữ, dựa vào từ nguyên và có tình đến tâm lý xã hội. Về chình tả, trong tiếng Việt phụ âm K chỉ có thể đứng trước i, e, ê. Vì dụ: kim, kém, kênh. Nhưng nếu trong từ vay mượn thí có thể dùng hính thức văn tự để giữ nguyên một ý nghĩa từ nguyên. Vì dụ: vải kaki, nguyên tố kali…
Như vậy, viết Bắc Kạn hay Bắc Cạn là tuỳ thuộc vào việc xác định nguồn gốc, ý nghĩa của từ. Về từ nguyên, có người cho rằng “Bắc” là âm tiết gốc Hán có nghĩa là phìa Bắc. “Cạn” là từ thuần Việt nghĩa là “hết nước”, “khô kiệt”. Đây là cách giải thìch từ nguyên thông tục, dĩ nhiên là không đúng. Hơn nữa về mặt cấu tạo, trong tổ hợp song tiết có các từ tố chỉ phương vị Đông, Tây, Nam, Bắc chúng ta chỉ thấy các từ tố này kết hợp ở trước các từ tố gốc Hán có ý nghĩa danh từ, động từ, không thấy kết hợp với tình từ,
nhất là tình từ thuần Việt. Chúng ta có Nam tiến, Bắc phạt, Đông du, không thấy có nam quảng, nam lụt …Do đó Bắc Kạn không phải là tổ hợp cấu tạo Bắc (Hán) + Cạn (Việt). Cũng không thể nghĩ rằng “ Cạn” là biến âm của “ Can” Hán ví như thế trái với quy tắc cấu tạo từ Hán Việt: tình từ, định ngữ phải đứng trước danh từ.
Nếu cho Bắc Kạn là biến âm của từ Tày - Nùng “Pác Cạm”, nghĩa là “cửa ngõ” kinh thành Thăng Long thí về mặt ý nghĩa là có lý. Bắc Kạn chình là cửa ngõ, là “phên giậu” Thăng Long từ hướng Bắc. Nhưng xét về mặt ngôn ngữ, “Pác” có thể biến thành “Bắc” nhưng “ Cạm” khó có thể biến thành “Cạn”. Ví qua nghiên cứu quy luật biến đổi ngữ âm tiếng Tày - Nùng, không thấy có hiện tượng phụ âm cuối chuyển từ M sang N.
Bắc Kạn là biến âm của từ Tày - Nùng “Pác Káp”, nghĩa là “ngã ba”, là nơi hợp lưu của ba con sông: sông Cầu, sông Đôn Phong và dòng Nặm Cắt? Cũng như trường hợp trên, trong tiếng Tày - Nùng không có hiện tượng phụ âm cuối chuyển từ P sang N.
Bắc Kạn là biến âm của từ Tày Nùng “Pá Cạn”, có nghĩa là rừng cây “cạn”: Pá là bãi, rừng; Kạn là cây Kạn? Về mặt hệ thống, đây là từ có chung kiểu cấu tạo với địa danh Pá ội, Pá Danh…do quy luật đồng hoá ngữ âm: “Pá” bị ảnh hưởng của “ Kạn” đã biến âm thánh “Pak”, sau đó biến thành “Bắc”. Tuy nhiên “Kạn” là loại cây như thế nào, hiện nay không thấy tồn tại loại cây này. Như vậy cũng chưa đủ sức thuyết phục.
Hay Bắc Kạn là biến âm của từ Tày Nùng “Pác Can”? Về mặt ngữ âm, điều này có thể xảy ra. Tuy nhiên tại sao lại lấy tên một mảnh đất nhỏ để đặt tên cho một tỉnh là điều chúng ta cần nghiên cứu.
Theo chúng tôi Bắc Kạn là một từ gốc Hán Việt. Tỉnh Bắc Kạn được thành lập năm 1900. Khi thành lập một tỉnh mới, việc đặt tên chắc chắn có sự tham gia của các quan lại người Việt, vào thời bấy giờ những người này
thường rất thông thạo chữ nho, có thói quen dùng từ Hán Việt để đặt tên các địa danh tương ứng với các đơn vị hành chình. Bắc Kạn không nằm ngoài thông lệ ấy. Thực tế cho thấy, bản sao bài văn bia “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Hán khắc trên đá dựng ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể, do tác giả Phạm Đính Hoè – Quan án sát tỉnh Bắc Kạn viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng bia năm 1925 (Bài văn bia này đã được giới thiệu trên Tạp chì Văn học số 6/1986), chữ “Kạn” trong từ Bắc Kạn có bộ tài gẩy bên chữ “Can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, chữ này có nghĩa là ngăn giữ, bảo vệ, chống cự. Theo ông Lương Bèn – giảng viên ngôn ngữ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên thí một số văn bản Hán Nôm, nhất là sách Nôm Tày cũng viết chữ “Kạn” như vậy. Những bản Hán Nôm về sau mới viết “Cạn” nghĩa là khô kiệt.
Như vậy, ta có thể phỏng đoán ban đầu, các quan chức đã dùng hai chữ “ Bắc Cản” để đặt tên cho một tỉnh mới. Trong tư duy của người nắm quyền cai trị thời đó, nơi đây là vùng chiến lược phòng thủ quân sự từ hướng Bắc.
Về mặt cấu tạoV, “Bắc Cản” cùng kiểu cấu tạo với Nam tiến, Bắc phạt, Đông du …Bên cạnh đó, vào thời bấy giờ chữ quốc ngữ chưa trở thành chữ viết phổ thông còn chữ Hán và chữ Pháp thí ìt người biết đến và không biểu thị thanh điệu. Ví vậy, “Bắc Kản” đã tồn tại trong dân chúng theo cách phát âm của địa phương. Những từ Hán Việt và từ thuần Việt đi vào ngôn ngữ Tày - Nùng có một quy luật biến thanh: thanh “hỏi” thành thanh “nặng”. Vì dụ: Quả ổi (Việt) biến thành ội (Tày); lửa bỏng (Việt) biến thành bọng
(Tày); thẳng (Việt) biến thành thặng (Tày) …Theo quy luật này, từ “Bắc Kản” đã được phát âm thành từ “Bắc Kạn”, chữ Quốc ngữ và Hán Nôm mới theo cách phát âm thực tế viết thành Bắc Kạn như ngày nay. Như vậy, Bắc Kạn là một từ Hán Việt đã được Tày - Nùng hoá.
Vậy, phải viết là „Bắc Kạn” hay “Bắc Cạn”? Theo chúng tôi, Bắc Kạn là từ Hán Việt đã được Tày - Nùng hoá thí cũng là địa danh thuộc ngôn ngữ Tày - Nùng. Viết Bắc Kạn là hợp lý hơn cả.
Về phương diện tâm lý, nếu viết “Bắc Cạn” chữ “Cạn” dễ gợi đến sự khô kiệt, nghèo khó…mà không ai muốn quê hương mính mang một nét nghĩa không đẹp.
Như vậy, chúng ta cần lưu ý vấn đề văn hoá và lịch sử để nghiên cứu một địa danh. Chình ta địa danh cần được xác định trên cơ sở ngôn ngữ học và những hiểu biết về văn hoá và lịch sử địa danh ấy.
3.6.2. Địa danh huyện Ba Bể
Huyện Ba Bể trước đây có tên là huyện “Chợ Rã”H, biến âm từ từ Tày Nùng “Chẻ Già” nghĩa là “núi già” (theo Đại Nam nhất thống chì). Thời Pháp thuộc gọi là châu Chợ Rã, từ năm 1945 gọi là huyện Chợ Rã. Năm 1978 Quốc hội quyết định tách huyện Chợ Rã thuộc về tỉnh Cao Bằng . Năm 1984 đổi thành huyện Ba Bể. Khi tái lập tỉnh (1997) huyện Ba Bể được tái nhập vào địa giới hành chình tỉnh Bắc Kạn.
Huyện Ba Bể là địa danh hành chình được chuyển hoá từ thuỷ danh: Hồ Ba Bể.
Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới, là hồ tự nhiên lớn nhất nước ta. Hồ Ba Bể đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng là di tìch lịch sử văn hoá đồng thời đang được đề nghị UNESCO công nhận là danh thắng Thế giới.
Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, rộng khoảng 500 ha, gồm ba hồ nhỏ là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lồm. Người Tày địa phương từ xa xưa gọi hồ này là Nặm Pé (nước biển). Sự kiến tạo của hồ là do hiện tượng chân núi đá vôi bị ăn mòn (Cát tơ), làm sụt lở vách núi đá chặn dòng khu vực Đầu Đẳng, nước dâng lên thành hồ. Hồ có độ sâu trung bính khoảnh 25m, cao 150m so với
mặt nước biển. Theo niên giám thống kê của người Tày địa phương: Một ngày tháng tám, năm Giáp Tý, niên hiệu Thái Hoà thứ ba (1444 đời vua Lê Thánh Tông) bỗng nhiên trời tối sầm lại, nổi mưa to gió lớn, đất rung chuyển rồi thụt xuống khiến nước dâng lên thành hồ. Báo Nhân dân ngày 8 - 12 - 1 977 cho biết: “ Theo tài liệu địa chất, trận động đất 24h đêm 15 - 8 -1444 năm Giáp Tý làm núi đá sập xuống sông Năng thành hồ. Động Puông dài chừng 250m, hồ Ba Bể rộng khoảng 670m, dài hơn 7000m, dáng con giao long, thắt lưng ong ba đoạn. Nơi sâu nhất là 30m”. [21], [22].
Xưa, dưới các triều đại phong kiến, hồ Ba Bể đã được coi là danh thắng, được sử sách chi chép lại. Sách “Kiến văn tiểu lục” (Lê Quì Đôn) ghi:
Sông Côn Lôn phát nguyên từ núi Ngọc Nữ trang Cổ Đạo, châu Bạch Thông đến trang Đà Nhàm thí hợp với khe nhỏ mỏ Tống Tinh (mỏ Tĩnh Túc) xã Giao Long, chạy xuống qua Thưởng Giáo và Bành Trạch thí tụ lại thành một cái đầm lớn gọi là biển Cao Thượng, chảy xuống qua các xã Cao Cương Thượng và Nam Mẫu, ở phìa dưới có một khe nhánh phát nguyên từ Xuân ổ chảy ngược đến Mĩ Hoá tụ lại thành biển Dù, nước hai xứ hợp với nhau ở phìa trên, về phìa bên trái có một khe nhánh phát nguyên từ xã Quân Bính tụ lại làm thành biển Hoài, cũng chảy xuống biển Dù. Lại ở về phìa bên trái có một chi bên ngoài, phát nguyên từ núi Tuyên Quang, chảy ngược qua Cảm Lạc, An Thịnh, Quảng Bạch, Hoà Viên đến gần xứ Mô Bồng luồn qua hang núi mà đi cũng chảy xuống biển Dù”. [25].
Sách SĐại Nam nhất thống chí” ghi:
Hồ Ba Bể cách châu Bạch Thông 25 dặm về phìa Tây Bắc. Phìa Tây có núi đáH, một đường nước từ trong động núi chảy ra,
đến địa phận xã Nam Mẫu thí mở ra một vùng rộng ước hơn 300 mẫu, sâu 2 trượng, tục gọi là bể Tàu; chảy đến xã Thượng Giáo lại mở ra một vùng nữa cũng rộng hơn 300 mẫu, sâu 2 trượng, tục gọi là bể Hoài. Các bể đều có núi đất đá bao bọc, cạnh bể có dân cư, nước đá xen nhau, cây cối um tùm, trong bể thí núi mọc lô nhô, ẩn hiện trong làn sóng, lúc gió lặng sóng êm, thuyền chài bơi lội tứ tung, phong cảnh tuyệt đẹp. Bản triều, năm Tự Đức thứ ba, liệt vào hàng sông lớn, chép trong điển thờ”. [25].
Cảnh quan tuyệt diệu của Hồ Ba Bể từ xưa đã thu hút các học giả, du khách. Danh nhân Ngô Thí Sĩ thế kỷ XVIII qua đây đã mô tả:
Nguồn nước từ Cao Bằng chảy đến châu Bạch Thông, thí bên phải là một cái biển thuộc địa phận xã Tiên Nam, bên trái là hai cái biển thuộc địa phận xã Nam Mẫu. Chỗ hết biển giáp với Tuyên Quang có bờ đá chặn lại, thuyền bè khó đi qua, nước đổ từ bên bờ đổ xuống rất mạnh. [25, tr. 160].
Trước cảnh đẹp ấyT, ông đã viết:
Một dải non xanh trông xuống làn nước biếc
Chỗ biên thành mà có cảnh đẹp như vậy thật là hiếm Suốt đêm ngày lên chỗ cao mà ngắm cảnh non xanh. (Theo Phan Huy Chú – Lịch triều hiến chương loại chì).
Dân gian hiện nay còn lưu truyền “sự tích Hồ Ba Bể”. Chuyện kể rằng:
Con bò của Bụt (cũng có chuyện kể là bò của thuỷ thần) lạc đàn vào làng, người làng mổ thịt, chia cho bà goá chiếc đuôi bò. Bụt hoá phép thành bà già ăn mặc bẩn thỉu đi tím bò nhưng chẳng ai mách bảo mà lại xua đuổi, đêm đến bà xin khắp làng không nhà nào cho bà ngủ trọ, duy chỉ có bà goá nhà rách dưới là cho ngủ
nhờ. Bà goá còn cho bà già xem chiếc đuôi bò mà bà đang đi tím để trên gác bếp. Sáng hôm sau, trước khi ra về bà già bảo bà goá rải trấu xung quanh nhà. Bà goá làm theo. Đêm đến sấm chớp nổi ầm ầm, mưa như trút nước khiến cả làng bị sụt đất chím sâu, nước ngập mênh mông chỉ còn nhà bà goá nay là Pò Giả Mải (Đảo Bà Goá§) và những chiếc thuyền đi lại do vỏ trấu biến thành. Thấy bể lớn, các loài thuỷ quái đến đây tranh giành nơi ở. Thuồng luồng cổ đỏ thắng thế chia hồ thành ba vùng (Ba Bể – Slam pé) là Pé Lèng, Pé Lù, Pé Lồm cho ba con gái cai quản.
Hồ Ba Bể luôn là niềm tự hào của người dân Bắc Kạn. Đến nay dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:
Bắc Kạn có suối đãi vàng Có Hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.
3.6.3. Địa danh thôn Nà Tu
Nà Tu là địa danh thuộc xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, nằm cạnh quốc lộ số 3 cách thị xã Bắc Kạn 10km về phìa Bắc. Trong kháng chiến chống Pháp đây là nơi tổng đội thanh niên xung phong công tác trung ương 312 đóng quân thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông – vận tải phục vụ kháng chiến.
Là địa phương được giải phóng sớm nhất trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bắc Kạn nhanh chóng trở thành hậu phương căn cứ kháng chiến của cả nước. Sau chiến thắng biên giới thu đông năm 1950, quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chình đã về tay ta. Biên giới được khai thông, thế bao vây cả trong lẫn ngoài bị phá vỡ, căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng giúp ta có điều kiện mở rộng nhiều chiến dịch lớn. Để ngăn chặn sự chi viện từ biên giới, từ căn cứ địa Việt Bắc cho các chiến trường, giặc Pháp dùng máy bay bắn phá các tuyến đường giao thông,
trong đó đoạn đường số 3 đi qua Bắc Kạn là một trọng điểm. Vấn đề đảm bảo giao thông vận tải trở thành nhiệm vụ trọng yếu của tỉnh Bắc Kạn cũng như của toàn cuộc kháng chiến.
Đầu năm 1950, Trung ương Đảng đã chủ trương sửa chữa, khôi phục đường số 3 và phát động chiến dịch cầu đường ở ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Nhiều đội thanh niên xung phong công tác trung ương, trong đó có đội 312, được phân công nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù và đoạn đường từ thị xã Bắc Kạn lên thị trấn Phủ Thông. Mặc dù công việc nặng nhọc, vất vả, nguy hiểm lại thiếu thốn mọi bề nhưng họ đã cùng nhân dân Bắc Kạn hoàn thành tốt công việc Đảng và nhà nước giao phó.
Cuối tháng 3-1951, Hồ Chủ Tịch đã đến Nà Tu, tại đây Người đọc bốn câu thơ bất hủ:
Không có việc gí khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chì ắt làm nên.
Lời của Người dạy trong bài thơ đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên cho các thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp và giữ nước.
Ngày 18 tháng 3 năm 1996, di tìch lịch sử Nà Tu được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng di tìch lịch sử cấp Quốc gia. [5].
3.7. Tiểu kết
Qua nghiên cứu các trường nghĩa được thể hiện ở các yếu tố cấu thành địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, có thể rút ra một số nhận xét về đặc điểm ý nghĩa của các yếu tố đó như sau:
3.7.1. Khi định danh cho một đối tượng địa lý, người ta thường dựa vào kết quả tri giác, quan sát, nhận thức, đánh giá và miêu tả đối tượng trong thực tế về các mặt vị trì tồn tại, phương hướng, đặc điểm, loại hính…để tạo
nên những địa danh có khả năng có sức gợi tả cao thông qua những nét nghĩa biểu niệm của từ được dùng để định danh; đồng thời gửi vào đó những cách nhín, quan niệm, tính cảm, ước nguyện của mính để tạo nên ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh.
Các yếu tố nghĩa trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn rất phong