Các nhóm từ và tên gọi theo trường nghĩa

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 73)

VI. Cấu trúc luận văn

3.5. Các nhóm từ và tên gọi theo trường nghĩa

3.5.1. Nhóm ý nghĩa thứ nhất

Nhóm ý nghĩa thứ nhất là nhóm địa danh có chứa các yếu tố phản ánh những đặc điểm, tình chất, màu sắc của đối tượng được định danh và mối quan hệ giữa đối tượng đó với các đối tượng, sự vật, hiện tượng, yếu tố khác có liên quan. Nhóm nghĩa này gồm hai tiểu nhóm sau:

3.5.1.1. Tiểu nhóm 1: Bao gồm những địa danh chứa các yếu tố có ý

nghĩa phản ánh những đặc điểm, tình chất, màu sắc của chình bản thân đối tượng được định danh. Tiểu nhóm này có 1349 trường hợp thuộc 7 trường nghĩa sau:

a. Trường nghĩa phản ánh địa hình kiến tạo và cấu trúc của đối tượng địa lý

Trường nghĩa này chiếm tỉ lệ lớn, gồm 989 địa danh. Những trường hợp này đều là những yếu tố chung được chuyển hoá thành những yếu tố riêng trong địa danh. Địa hính kiến tạo của đối tượng địa lý bao gồm: Nà (ruộng), Kéo (đèo), Đon (bãi) …Vì dụ: Bản Nà, bản Kéo, bản Pò (đồi), Nà Kéo (ruộng đèo), Khuổi Nà (suối ruộng), Phiêng Luông (bãi phẳng to), Nà Pài (ruộng sườn đồi), Nà Đon (ruộng bãi), Ngân Sơn…

Trường nghĩa này được phản ánh trong 43 địa danh. Vì dụ: Thôn Đon Dài (bãi cát), thôn Kéo Tôm (đèo đất), thôn Nà Hin (ruộng đá), Nà Dài (ruộng cát), Nà Lạn (ruộng đất màu mỏng), Nà Tảy (ruộng đất màu), bản Đán (làng đá vôi), Nà Phja (ruộng núi đá), Mỏ Đá…

c. Trường nghĩa phản ánh hình dáng, cấu trúc của đối tượng địa lý

Những địa danh phản ánh hính dáng cấu trúc của đối tượng địa lý thường chứa những yếu tố như: Cụt, cong, nghiêng, thẳng, dài, rộng… Hoặc những yêú tố khiến người ta liên tưởng đến sự vật, hiện tượng nào đó, có thể là các con vật hay các dụng cụ sinh hoạt. Trong trường nghĩa này được chia thành hai bộ phận nhỏ sau đây:

+ Bộ phận địa danh chứa các yếu tố phản ánh hính dáng chung của đối tượng theo tiêu chì về độ cao, độ dài, độ rộng, độ cong, độ sâu…Vì dụ: Huyện Na Rí (ruộng dài), thôn Nà ản (ruộng ưỡn), thôn Nà Giàu (ruộng thẳng), thôn Nà Coòng (ruộng còng), thôn Nà Kèng (ruộng nghiêng), thôn Khuổi Coóng (suối cong vồng), bản Luông (to), bản Lon (thon)…

+ Bộ phận địa danh chứa các yếu tố phản ánh hính dáng, kiến trúc, cấu tạo của đối tượng theo sự tưởng tượng, liên tưởng về một hính ảnh tương đồng của đối tượng với một đối tượng, sự vật, hiện tượng khác nào đó. Vì dụ: Thôn Cò Luồng (cổ rồng), bản Áng (cái chậu), thôn Nà Dầy (cái đó), thôn Nà Coọng (cái thang ken), thôn Nà Lẻ (cái rế nồi), thôn Nà Choong (cái trống), thôn Nà Chuông, thôn Khuổi Đẳng (cái náng cày), thôn Nà Roòng (cái đó), thôn Chộc Toòng (cối giã bằng đồng)…

Trường nghĩa này được thể hiện trong 152 địa danh.

d. Trường nghĩa chỉ màu sắc của đối tượng

Màu sắc của đối tượng được phản ánh rõ nét trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn với 32 lần xuất hiện. Vì dụ: Thôn Phja Khao (núi trắng), Nà Đeng (ruộng đỏ), Khuổi Đăm (suối đen), Khuổi Kheo (suối xanh), Vằng

Kheo (vực xanh), Phja Đeng (núi đỏ), Phja Đăm (núi đen), Nặm Đăm (nước đen), Nặm Cắm (nước tìm), Dài Khao (cát trắng); bản Đăm (bản đen); xã Lam Sơn…

đ. Ttường nghĩa chỉ âm thanh phát ra từ đối tượng

Trường nghĩa chỉ âm thanh phát ra từ đối tượng được thể hiện qua 7 địa danh: Bản Tràng (rên), thôn Coóc Moỏng (gõ mõ), thôn Khắp Khình (tiếng tượng thanh của thanh la), thôn Khuổi Nằn (suối vang rền)…

e. Trường nghĩa chỉ nhiệt độ của đối tượng

Nhóm từ này xuất hiện không nhiều, bao gồm 6 địa danh: Bản Lạnh, thôn Khuổi Ún (suối ấm), thôn Thôm Lạnh (ao lạnh)…

g. Trường nghĩa chỉ mùi vị của đối tượng

Mùi vị của đối tượng được xuất hiện trong 9 địa danh: Vi Hương, Hương Nê, Nặm Nầu (nước thối), Nặm Khét (nước hôi), Phja Đắng (núi đắng)…

3.5.1.2. Tiểu nhóm 2: Bao gồm các địa danh chứa các yếu tố phản ánh

mối quan hệ giữa đối tượng được định danh với các đối tượng, sự vật, hiện tượng, yếu tố khác có liên quan. Tiểu nhóm này được thể hiện ở 850 địa danh, gồm các trường nghĩa sau đây:

a. Trường nghĩa chỉ tên gọi các loài thực vật có liên quan tới đối tượng

Dùng tên cây cối để đặt cho địa danh là cách làm phổ biến ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Từ khi mới xuất hiện, con người đã sống dựa vào tự nhiên. Ví vậy, cây cối thường được nhận biết sớm, trực quan và được sử dụng để định danh.

Trường nghĩa này xuất hiện khá nhiều, được thể hiện qua 388 địa danh. Những thực vật được dùng để định danh là những loài cây rất đặc trưng của núi rừng Bắc Kạn. Vì dụ: Thôn Nà Rào (ruộng chò chỉ), Nà Mòn

(ruộng dâu dại), Nà Kham (ruộng me rừng), Nà Lùng (ruộng đa), Khau Cút (đồi rau dớn), khau Cà (núi cỏ tranh), Đông Piầu (rừng vầu), Đon bây (bãi trám đen), Cốc ỏ (gốc sậy), Cốc Diển (gốc nghiến), Cốc Phường (gốc khế), Cốc Tém (gốc sung đất), Cốc Lải (cây lai), Cốc Nọt (gốc ngái), Lủng Lầu (lũng lau), Lủng Pảng (lũng cây báng), Làng Sen, Chè Cọ, bản Lạ (dứa dại), Rịa (nứa ngộ), Pjao (nứa tép), Vẻn (hoa phong lan)…

b. Trường nghĩa chỉ tên gọi các loài động vật sinh sống hoặc có liên quan tới đối tượng

Con người nguyên thuỷ đã biết sống bằng nghề săn bắt, hái lượm. Động thực vật là những đối tượng gần gũi với con người từ rất sớm. Sau này, con người ở nhiều nơi vẫn sống bằng nghề chăn nuôi, trồng cấy. Ví vậy cùng với thực vật, động vật xuất hiện nhiều trong địa danh.

Các loại động vật được phản ánh trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn chiếm tỉ lệ khá cao (119 địa danh), bao gồm cả động vật trên cạn lẫn dưới nước. Vì dụ: Thôn Đon Mạ (bãi ngựa), Còi Mò (đồi bò), Khuổi ổn (suối con dũi), Khuổi Mật (suối kiến), Khuổi Lầy (suối ong), Khuổi Căng (suối vượn mặt đỏ), Lủng Ngù (lũng rắn), Nà Tảng (ruộng con trăn gió), Nà Rầy (ruộng con bọ mạt), Nà Quang (ruộng nai), Nà Pha (ruộng ba ba), Nà Niếng (ruộng con niễng), Nà Nạc (ruộng dái cá), Nà Nộc (ruộng chim), Nà Hoi (ruộng ốc), bản Ruộc (nòng nọc), bản Tặc (con sĩ), bản Ca (quạ), bản Cạu (cú), Pù Mắt (đồi bọ chó), Phiêng My (bãi phẳng gấu), Lỏn Lứng (cầy hôi), Con Kiến…

Những động vật trên đều quen thuộc, dễ gặp ở rừng núi Bắc Kạn. Một số động vật sinh sống hoặc hay xuất hiện ở khu vực đó. Một số được định danh theo hính dáng của đối tượng.

c. Trường nghĩa chỉ các loại khoáng sản có trong đối tượng

Bắc Kạn có suối đãi vàng Có Hồ Ba Bể, có nàng áo xanh.

Sách “Đại Nam nhất thống chì” có viết: “Vàng: châu Bạch Thông có mỏ Bằng Thành mỗi năm nộp thuế 15 lạng”, “Bạc: Huyện Cảm Hoá có mỏ Ngân Sơn, mỗi năm nộp thuế 370 lạng”…Điều này cũng thể hiện rõ trong 11 địa danh. Vì dụ: Huyện Ngân Sơn, Thôn Nà Ngần (ruộng bạc), Nà Lếch (ruộng sắt), Nà Toòng (ruộng đồng), Mỏ Khang (mỏ gang), Bó Lếch (mỏ sắt) …Nguyễn Văn Âu cho rằng: “Địa danh cũng có thể giúp cho việc tìm mỏ quặng như: Ngân Sơn, Lùng Lếch…”. [3, tr .9].

d. Trường nghĩa chỉ thiên nhiên hoặc các hiện tượng thiên nhiên có liên hệ nào đó với đối tượng

Trường nghĩa này chiếm tỉ lệ không nhiều. Gồm có 9 địa danh Thôn Nà Hai (ruộng trăng), Nà Lồm (ruộng gió), Đèo Gió, Nà Phạ (ruộng trời), Khau Moóc (núi sương mù)…

đ. Trường nghĩa chỉ vị trí, phương hướng của đối tượng

Trường nghĩa này được thể hiện ở 56 địa danh, xuất hiện nhiều ở địa danh Hán Việt và dân tộc thiểu số. Bao gồm hai bộ phận nghĩa:

+ Bộ phận nghĩa chỉ vị trì: Xã Nông Thượng, Bính Trung, Nông Hạ, Thượng Quan, Yên Thượng, Cao Trĩ, Cao Tân, bản Đâng (trong), bản Vẻn Trong, bản Vẻn Ngoài, Khuổi Chang (suối giữa), Nà Chang (ruộng giữa), Nà Tẳng (ruộng dọc), Nà Khoang (ruộng ngang), Nưa Phja (trên núi)…

+ Bộ phận nghĩa chỉ phương hướng chủ yếu được xuất hiện qua các yếu tố: “bắc”, “Nam”: Tỉnh Bắc Kạn, xã Nam mẫu, Nam Cường, Nam Lanh Chanh, Nam Đội Thân, Bắc Đội Thân…

e. Trường nghĩa chỉ số thứ tự và số lượng của đối tượng

Các số chỉ thứ tự và số lượng của đối tượng thường mang lại rất ìt thông tin về bản thân chúng. Đặc biệt các từ chỉ thứ tự có thể bị mất đi do những

nguyên nhân tách ghép các đơn vị hành chình. Hầu hết các tổ phốC, tiểu khu ở thị trấn, thị xã đều đánh số thứ tự như: Tổ 1, tổ 2…tiểu khu 1, tiểu khu 2…Bên cạnh đó ở các thôn bản cũng có một số ìt địa danh đánh số thứ tự: Thạch Ngoã 1, Thạch Ngoã 2, Pác Nghè 1, Pác Nghè 2…Từ chỉ số lượng đem lại nhiều thông tin hơn: Thôn Slam Coóc (ba góc), Slam Pác (ba trăm), Slam vè (ba hớt) …hoặc Phố Sáu Hai nằm ở vị trì cây số thứ sáu hai tình từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn.ẩTường nghĩa này được thể hiện trong 157 địa danh.

g. Trường nghĩa chỉ thời điểm đối tượng được thành lập

Các yếu tố chỉ thời điểm đối tượng được thành lập được biểu thị qua 12 địa danh có chứa các yếu tố “tân”, “mới”, “cũ”…Vì dụ: Xã Tân Sơn, thôn Tân Lập, Tân Thành, bản Cáu (cũ), bản Mới (xuất hiện 4 lần), Chợ Cũ, Chợ Mới, Háng Cáu (chợ cũ)…

h. Trường nghĩa chỉ nghề nghiệp truyền thống

Trường nghĩa này được thể hiện qua 8 địa danh như: Thôn Nà ỏi (ruộng mìa) làm nghề trồng mìa, Lẻo Keo (thuốc lào) làm thuốc lào, bản Chén (tiện) làm nghề tiện gỗ, Coọc Mu (chuồng lợn) làm nghề nuôi lợn…hoặc Nông Thượng, Nông Hạ làm nghề nông.

i. Trường nghĩa chỉ các sinh hoạt văn hoá dân gian được tổ chức trên đối tượng

Người Tày Nùng Bắc Kạn có lễ hội Lồng Tồng N (xuống đồng) ở đó có nhiều trò chơi nhưng nổi bật là trò tung còn. Đồng bào Tày Nùng quan niệm nếu ném thủng cái vòng bằng giấy treo trên ngọn cây cao thí năm ấy làm ăn thuận lợi, mọi sự may mắn. Lễ hội này được thể hịên qua 5 địa danh như: Bản Còn, thôn Tọt Còn (tung còn), bản Sáng (con quay) …Trong ca dao cổ của người Tày, lễ hội này được miêu tả rất hay:

Về Nà Đon đánh quay Quay cái đi cái về Còn cái đi cái lại

Trai đánh quay quên ngủ Gái tung còn quên ăn

(Theo tư liệu của ông Hà Văn Viễn, thôn Nà Dí, xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn)

k. Trường nghĩa chỉ ngườik, dòng họ sử dụng quản lý hoặc có liên quan đến đối tượng

Trường nghĩa này xuất hiện trong 21 địa danh. Người Tày Nùng không có thói quen đặt “ông”, “bà”, “cô”, “bác”… trước tên gọi nên rất khó xác định trường nghĩa này trong địa danh Tày Nùng. Ngoài các địa danh như: Xã Đổng Xá (dòng họ Đổng), thôn Nà Ché (ruộng chị), Pác Giả (trăm bà), Thẳm Ông (hang ông), Khuổi Dả (suối bà) thí một số địa danh như thôn Đon Tuấn, Đon Liên (bãi của ông Tuấn, bãi của cô Liên) … cũng được chúng tôi xếp vào trường nghĩa này.

l. Trường nghĩa phản ánh những biến cố lịch sử

Sách “Bắc Kạn lịch sử chống thực dân Pháp” viết: “Năm 1895 Pháp chiếm đóng toàn bộ tỉnh Bắc Kạn. Cùng với việc chiếm đóng, thực dân Pháp đã xây dựng đồn binh Hà Hiệu (Chợ Rã) năm 1889, đồn binh Yến Lạc năm 1891, đồn binh Phủ Thông và đồn binh Ngân Sơn năm 1894”. [7, tr. 21]. Điều này cũng được thể hiện trong các địa danh: Huyện Chợ Đồn, bản Đồn (4 địa danh), thôn Pò Đồn, Đồn Đèn, Đồn Tắm, Lòng Kháng Chiến…

m. Trường nghĩa phản ánh các công trình nhân tạo được xây dựng trên đối tượng

Các công trính nhân tạo được xây dựng trên đối tượng bao gồm: Đồn, phai, đính, chùa, cầu…Vì dụ: Huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, thôn Nà Chùa

(ruộng chùa), Nà Đình (ruộng đính), Nà Phai (ruộng phai), Háng Cáu (chợ cũ), Xì nghiệp, Xưởng Cưa, Lâm Trường, Xây Dựng, bản Cấu (cầu)…

n. Trường nghĩa chỉ thành tố chung của một đối tượng cùng loại có sự gần gũi về hình thức và ý nghĩa

Đây là kết quả của sự chuyển hoá địa danh từ thành tố chung vào vị trì các yếu tố trong tên riêng. Trường nghĩa này được biểu hiện trong 6 địa danh cùng có tên là thôn Nà Bản. Ngoài ra còn có các địa danh như: Xã Rã Bản, Bản Thi…

o. Trường nghĩa chỉ những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh mà con người trên đối tượng phải trải qua

Bắc Kạn là vùng đất nghèo, từ xa xưa, con người ở đây luôn phải chống chọi với thiên tai và dịch bệnh. Điều này được thể hiện rõ trong địa danh: Bản Rả (chết dịch), thôn Đông Lẻo (rừng thiêng chôn người chết trẻ), bản Tràng (rên), bản Giác (đói), bản Nản (bản khổ)…

p. Trường nghĩa chỉ nguồn gốc, sự ra đời của đối tượng (gắn với thuộc tính nào đó ngoài những thuộc tính đã nêu)

Phần lớn những địa danh này lì giải nguồn gốc ra đời của đối tượng địa hính tự nhiên. Những địa danh chỉ địa hính tự nhiên này chuyển hoá thành địa danh hành chình. Chẳng hạn, thôn Đán Mẩy (núi đá cháy), Nà Mẩy (ruộng cháy) …cũng phản ánh đặc điểm của đối tượng gắn với những sự kiện đã xảy ra.

Địa danh thôn Tốc Lù (rơi hố) chỉ thuộc tình, đặc điểm của đối tượng. ở

đây có một số dòng chảy rơi xuống một cái hố rộng, rồi biến mất vào trong lòng đất sau đó chảy ngầm ra con sông cách đó khá xa.

Nhóm nghĩa thứ hai bao gồm những địa danh có yếu tố chỉ nguyện vọng, tâm lý, tính cảm, tìn ngưỡng của con người. Đa số những địa danh này được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt và chủ yếu là tên gọi các xã. So với nhóm nghĩa thứ nhất, nhóm nghĩa này chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ có 172 địa danh.

3.5.2.1. Tiểu nhóm 1: Bao gồm những địa danh chứa các yếu tố có ý nghĩa phản ánh niềm mong ước tốt đẹp của con người cho cuộc sống và quê hương. Tiểu nhóm này có số lượng không nhiều trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn.

a. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về sự đổi mới, sự trẻ trung, khoẻ khoắn của quê hương

Trường nghĩa này được thể hiện qua các yếu tố “tân”, “xuân”, “mới”... Vì dụ: Huyện Chợ Mới; xã Cao Tân, Tân Tiến, Xuân La, Xuân Dương, Xuân Lạc; thôn Tân Thành, Tân Lập; bản Mới…

b. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước của con người về một quê hương đẹp đẽ, hữu tình

Niềm mong ước về quê hương đẹp đẽ, hữu tính được thể hiện qua các địa danh có chứa yếu tố “mỹ”. Vì dụ: Xã Mỹ Phương, Mỹ Thanh, Yên Mỹ; thôn Khuổi Mỹ, bản Nguộc (đẹp)…

c. Niềm mong ước về quê hương có cuộc sống giàu có, thịnh vượng

Niềm mong ước này được gửi gắm qua các địa danh có chứa các yếu tố „lộc”, “thịnh”, “lạc”, “lợi”... Vì dụ: Xã Phúc Lộc, Cường Lợi, thôn Cao Lộc…phản ánh niềm mong ước về một vùng quê tài lộc dồi dào; xã Yên Thịnh, Nông Thịnh thể hiện ước mơ về sự hưng thịnh, phát đạt và bính yên; xã Xuân Lạc, Yến Lạc…gợi sự đầy đủ, sung sướng…

d. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về cuộc sống nhân ái, lễ nghĩa

Trường nghĩa này được phản ánh qua các yếu tố “lễ‟, “nghĩa”…Vì dụ: Xã Cư Lễ, Hảo Nghĩa, Nghĩa Tá…đều phản ánh ý thức coi trọng lễ nghĩa của con người; xã Ân Tính, Thượng Ân; thôn Khuổi Slương (suối yêu thương) …thể hiện niềm mong muốn về một vùng quê mà ở đó con người sống với nhau hoà thuận và coi trọng ân đức, tính cảm.

e. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về một cuộc sống thanh bình, hoà hợp và yên ổn

Niềm mong ước này được gửi gắm qua các địa danh có chứa các yếu tố “an”, “yên”, “hoà‟, “bính”…Vì dụ: Các địa danh xã Yên Trạch, Yên Cư, Yên Hân, Yên Mỹ, Yên Thịnh, Yên Đĩnh, An Thắng, Thanh Bính; thôn Phiêng An…đều phản ánh niềm khát khao có được cuộc sống thanh bính, yên ả. Xã Trung Hoà, Hoà Mục; thôn Đoàn Kết…thể hiện cuộc sống hoà thuận, êm ấm…

g. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về một sức sống khoẻ mạnh

Trường nghĩa này được thể hiện qua các địa danh: Xã Cường Lợi, Nam Cường, Khang Ninh; thôn Tân Khang…với niềm mong ước về sức khoẻ của con người và sức sống dài lâu của quê hương.

h. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về sự tiến bộ của con người và quê hương

Niềm mong ước về sự tiến bộ được phản ánh qua các địa danh: Xã Tân Tiến, Văn Minh; thôn Tiến Bộ…Các địa danh này đều thể hiện ý chì phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

3.5.2.2. Tiểu nhóm hai: Bao gồm các địa danh chứa những yếu tố có ý nghĩa phản ánh nguyện vọng của con người về nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Tiểu nhóm này gồm những trường nghĩa sau:

a. Trường nghĩa phản ánh niềm mong ước về sự rèn luyện phẩm chất trong sáng, thanh cao, liêm chính

Niềm mong ước này được phản ánh qua các địa danh chứa các yếu tố “minh”, “liêm”, “phúc”…Vì dụ: Xã Côn Minh, Văn Minh, Liêm Thuỷ, Quảng Bạch, Đồng Phúc, Cư Lễ, Cao Thượng; thôn Tân Minh…Những yếu tố này vừa phản ánh niềm mong ước về cuộc sống tuân thủ những giá trị truyền thống tốt đẹp vừa tiếp thu những sự tiến bộ của thời đại để rèn luyện phẩm chất tốt đẹp hơn.

b. Trường nghĩa phản ánh ý chí phấn đấu vươn lên

Trường nghĩa này được thể hiện trong các địa danh: Chì Kiên, Tiến Bộ, Tân Tiến, Tân Thành, Tiền Phong…

3.5.2.3. Tiểu nhóm 3: Bao gồm những địa danh có chứa những yếu tố phản ánh tâm lý, tính cảm của con người hướng tới những mong ước về vùng đất thiêng, về sự cậy nhờ ơn đức và về những tính cảm sâu nặng dành cho quê hương cội nguồn gốc gác xưa. Tiểu nhóm này gồm các trường nghĩa sau:

a. Trường nghĩa phản ánh mong ước về một vùng đất thiêng có khả năng giúp con người ăn nên làm ra, học hành tiến bộ

Điều này được phản ánh qua các địa danh có chứa các yếu tố “linh”, “rồng”…Vì dụ: Xã Địa Linh, Phương Linh, Cò Luồng (cổ rồng)…

Một phần của tài liệu Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Cạn (Trang 73)