Khái niệm chuyên đề

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 26 - 28)

- Làm cho HS tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội tuyển HSG

h) Chính sách hỗ trợ, động viên, xã hội hóa công tác bồi dưỡng học sinh giỏ

2.1.1. Khái niệm chuyên đề

a) Khái niệm

Là một chuyên tương đối khó và chủ yếu chỉ dùng cho các trường THPT Chuyên hoặc các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, các kì thi Olympic quốc tế nên mức độ quan trọng là không thể chối cãi, Từ lí thuyết đến việc xây dựng các bài tập đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức bao gồmmm các bước sau :

-Tổng kết lí thuyết nâng cao

-Xây dựng các bài tập về hóa học phức chất -Hướng dẫn học tập cho học sinh

Theo từ điển Tiếng Việt : “ Chuyên đề là vấn đề chuyên môn có giới hạn được nghiên cứu riêng”. Như vậy, ta có thể hiểu chuyên đề hóa học là những vấn đề hóa học được nghiên cứu riêng. Trong dạy hóa học, việc biên soạn chuyên đề nâng cao dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi có ý nghĩa và tác dụng vô cùng to lớn :

- Giúp giáo viên có cái nhìn toàn diện, tổng quát về các vấn đề nâng cao cần được bồi dưỡng cho học sinh.

- Giúp giáo viên có động lực để khái quát, mở rộng vấn đề nâng cao

- Là cơ sở, là tài liệu quý báu để phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên.

- Giáo viên sử dụng chuyên đề trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, sẽ giúp học sinh có những hiểu biết đầy đủ và chắc chắn về các vến đề nâng cao, điều này đem lại hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi.

b) Nguyên tắc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học

Qua tìm hiểu từ thực tế, chúng tôi đề xuất các nguyên tắc biên soạn chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học như sau :

+ Các nội dung tương đối khó, mới đối với cả giáo viên và học sinh.

+ Các nôi dung mà SGK chưa hề đề cập đến hoặc đề cập đến một cách sơ lược. + Các nội dung mang tính chất tổng hợp, bao quát nhiều phần của chương trình. + Các nội dung cần bồi dưỡng cho học sinh giỏi, thường gặp trong các đề thi học sinh giỏi

Xây dựng được đề cương của chuyên đề :

+ Tên chuyên đề

+ Loại chuyên đề : bắt buộc, tham khảo, tự chọn.... + Mô tả vắn tắt nội dung chuyên đề

+ Nội dung chi tiết của chuyên đề. + Tài liệu tham khảo

Biên soạn chuyên đề phải nêu lên được :

+ Các kiến thức cơ bản

+ Các kiến thức mở rộng, nâng cao

+ Các ví dụ minh họa, các bài tập vận dụng + Hệ thống bài tập chọn lọc, bài tập đề nghị • Xây dựng chương trình :

Hiện nay, có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, internet,...song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa, vì thế soạn thảo một chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu chúng ta không có sự chuẩn bị trước, tìm tòi và chọn lọc tốt.

Soạn thảo một tiết dạy bồi dưỡng môn hóa học gồm có : + Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà của học sinh. + Kiến thức cần truyền đạt (lý thuyết từ cơ bản đến nâng cao) + Bài tập vận dụng

+ Tổng kết và giao nhiệm vụ học tập ở nhà (hệ thống bài tập cho về nhà, học sinh tự giải, sau đó giáo viên kiểm tra, nhận xét)

Điều cần thiết, giáo viên cần đầu tư thời gian tham khảo nhiều tài liệu để đúc rúc, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, Ở một số giờ ôn tập, giáo viên cần giúp các em tổng hợp các dạng bài tập, các phương pháp giải theo hệ thống.

• Hướng dẫn học sinh tự học và tổng kết

Trong thời gian bồi dưỡng, giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước các phần lý thuyết cơ bản trong SGK, trong một số tài liệu tham khảo, tập hợp lí thuyết cơ bản để hỗ trợ giải quyết các vấn đề theo các chủ đề liên quan.

Giao bài tập nhỏ, bài tập lớn, bài tập chuyên đề cho cá nhân và nhóm học sinh Tài liệu giúp học sinh giỏi tự học tốt nhất là bài vở của các học sinh giỏi năm trước được giữ lại cho các học sinh giỏi năm sau. Các đề thi Olympic, học sinh giỏi tỉnh, quốc gia, quốc tế và các tài liệu chuyên khảo đặc biệt được do các chuyên gia bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học biên soạn.

Tất cả các học sinh giỏi đều phải viết bài tổng kết lớn đối với các kiến thức đã được học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua công việc này, mỗi học sinh sẽ rèn luyện được khả năng phân tích và tổng hợp.[25]

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w