- Làm cho HS tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội tuyển HSG
h) Chính sách hỗ trợ, động viên, xã hội hóa công tác bồi dưỡng học sinh giỏ
2.2.5.2. Hiệu ứng Chelat
- Thực nghiệm cho thấy rằng các phối tử Chelat (vòng càng) thường tạo thành phức chất bền vững hơn so với các phối tử một càng với cùng loại nguyên tử cho, hay cùng bản chất.
Ví dụ : Phản ứng tạo phức của Cd2+ với CH3NH2 (metylamin, viết tắt là ma) và H2NCH3CH3NH2 (etylenđiamin, viết tắt là en) :
Cd2+(aq) + 4ma(aq) € [Cd(ma)4]2+(aq) (1) logK1= 6,52 Cd2+(aq) + 2ma(aq) € [Cd(en)2]2+(aq) (2) logK2= 10,6
- Phức chất với en có độ bền lớn hơn 4 bậc so với phức chất của ma. Trong cả hai phức chất này đều tạo thành 4 liên kết Cd- N, và các liên kết này có cùng bản chất, nghĩa là có độ bền như nhau. Nói cách khác, sự khác nhau về độ bền của các phức chất này không thể giải thích bằng yếu tố entanpi. Như vậy sự khác nhau về tính bền của chúng được quyết định bời yếu tố entropi.
- Một minh chứng cụ thể nữa, trong dung dịch nước, các ion kim loại luôn luôn tồn tại dưới dạng hidrat hóa, hay chính xác hơn là phức chất aquơ, do đó các phản ứng tạo phức nói trên nên biểu diễn dưới dạng phản ứng thay thế phối tử H2O bằng các phối tử tương ứng.
[Cd(H2O)4]2+ + 4ma € [Cd(ma)4]2+ + 4 H2O (1’) [Cd(H2O)4]2+ + 2en € [Cd(en)2]2+ + 4 H2O (2’)
So sánh (1’) và (2’) chúng ta thấy rằng phản ứng (2’) thuận lợi hơn về yếu tố entropi so với phản ứng (1’). Bảng nhiệt động học sau đây sẽ minh họa xác thực cho lập luận này.
Bảng 2.4.Nhiệt động học của một số phối tử
Phối tử ∆H kJmol0( −1) ∆S Jmol0( −1 độ-) − ∆T S KJmol( −1) ∆G kJmol( −1)
Metylamin -57.3 -67.3 20.1 -37.2
Etylen
điamin -56.5 +14.1 -4.2 -60.7
- Như vậy, các phối tử Chelat, do có khả năng tạo nhiều liên kết với ion kim loại, đẩy được nhiều phân tử nước ra khỏi cầu nội của phức chất aquơ, làm cho phản ứng tạo phức thuận lợi về phương diện entropi, ∆Gcủa phản ứng nhỏ, nghĩa là
phức chất bền.