Danh pháp phức chấ t:

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 38 - 41)

- Làm cho HS tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội tuyển HSG

h) Chính sách hỗ trợ, động viên, xã hội hóa công tác bồi dưỡng học sinh giỏ

2.2.2.2. Danh pháp phức chấ t:

a) Trước Werner

- Các phức chất thường được mang tên của những người đã tổng hợp, phát minh ra chúng.

Ví dụ :

Cr(SCN)3.NH4SCN.2NH3 : muối Reinecke (ngày nay ứng với công thức NH4[(CrNCS)4(NH3)2] ); (NH4)2SO4.[Fe(OH2)6]SO4 : muối Mohr

PtCl2.KClC2H4 : muối Zeise (công thức ngày nay K[PtCl3(C2H4)]) PtCl2.2NH3 : muối Payron (công thức ngày nay cis- [PtCl2(NH3)2]

- Cách gọi này đôi khi vẫn còn dùng. Ngoài ra người ta còn gọi theo màu sắc như violet coban clorua (cis- [CoCl2(NH3)4]Cl)

b) Cách gọi theo Werner

• Phức chất chứa cation phức : theo thứ tự

+ Tên phối tử : phối tử là các phân tử trung hòa được giữ nguyên, trừ vài trường hợp ngoại lệ như NH3 – gọi là ammin (2 chữ “m”), H2O- gọi là aqua, đồng

thời thêm chữ số hi lạp đi, tri, tetra…. Để chỉ số lượng gốc axit, các phân tử trung hòa.

+Tên ion trung tâm Mn+ : nếu ion Mn+ có số oxi hóa bằng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 thì đuôi của nó lần lượt là a, o, i, e, an, on, in, en.

+ Cuối cùng là tên cầu ngoại Ví dụ :

[Co(NH3)6]Cl3 : hexaammincobanti clorua

[PtCl2NO2NH3(en) : đicloronitro aminetylenplate clorua

• Phức chất chứa anion phức : gọi tương tự như trên, chỉ thêm đuôi “at” ở ion trung tâm

Ví dụ :

K3[Co(NO2)6]: Hexanitrocobantiat kali

K[PtCl3NH3] : Tricloroamminplatoat kali

• Phức chất không điện ly : cách gọi rất đơn giản không cần đuôi gì cả Ví dụ :

[PtCl2(NH3)2] : Điclorođiamminplatin.

c) Cách gọi theo quy định của Ủy ban danh pháp quốc tế

Năm 1960, hiệp hội hóa học lý thuyết và ứng dụng quốc tế (IUPAC: Internation Union of Pure and Applied Chemistry) đề nghị cách gọi tên các hợp chất vô cơ nói chung và phức chất nói riêng như sau :

• Gọi cation trước rồi đến anion

[Cr(NH3)6](NO3)3 : Hexaammin crom(III) nitrat [Cr(NH3)6]Cl3 : Hexaammin crom (III) clorua [Co(H2O)5Cl]Cl2 : Cloropentaaquacoban(III) clorua Na2[Zn(OH)4] : Natri tetrahyđroxozincat

K4[Fe(CN)6] : Kali hexaxianoferat(II) • Tên các phối tử

- Phối tử là phân tử trung hòa : gọi bình thường như tên của phân tử tương ứng

Ví dụ :

H2N- NH2 : Hiđrazin - Một số trường hợp ngoại lệ : H2O- aqua ; NH3- ammin (2 chữ “m”) NO- nitrozil; CO- cacbonyl ; H- - hiđrito.

- Phối tử là anion : thêm tiếp vị ngữ “o” như Cl- (cloro), Br- (bromo), CH3COO- (axetato)

2

NO− -nitro.

Ngoài ra, các ion SCN-, NO2 còn dùng các tên sau để phân biệt : SCN- : Thioxianato (liên kết được thực hiện qua nguyên tử N) NCS- : Izothioxianato (liên kết được thực hiện qua nguyên tử S) ONO- : Nitrito (liên kết được thực hiện qua nguyên tử O)

- Phối tử là cation : Thêm tiếp vị ngữ “ium” như H2N- NH3+

- Hiđrazinium (rất ít gặp) • Trật tự gọi tên phối tử :

-Gọi tên phối tử âm điện trước, đến phối tử trung hòa, cuối cùng là phối tử dương điện. Khi viết không tách chúng bằng gạch nối, các phối tử được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, theo thứ tự a, b, c… thêm tiếp đầu ngữ :

+ đi, tri, tetra…. Trước các phối tử đơn giản (Cl-, Br-, NO2−)

+ bis, tris, tetrakis,… trước các phối tử phức tạp (như en) chỉ để số lượng của phối tử trong những phức đã có các tiếp đầu ngữ “ đi”, “tri”, “tetra”…

• Tận cùng (đuôi) của ion trung tâm + Phức anion : có đuôi “at”

+ Phức cation hoặc phức trung hòa : không có đuôi • Bậc oxi hóa của ion trung tâm Mn+:

Được biểu thị bằng số La Mã, đặt trong dấu ngoặc đơn, liền với ion Mn+. Nếu số oxi hóa âm hoặc bằng 0 thì đặt dấu “âm” trước số La Mã, hoặc ghi số “0”.

• Các ví dụ :

[PtClNO2(NH3)4]SO4 : Cloronitro tetraamminplatin (IV) sunfat NH4[Cr(NCS)4(NH3)2] : Amonitetrathioxianatodiammincromat (III) K3[Al(C2O4)3] : Kalitrioxalattoaluminat (III)

[CoCl2(en)2]SO4 : Điclorobis-(etylendiamin) coban(III) sunfat [Co(NH3)6]Cl6 : Hexaamin Coban (III) Clorua

[Co(H2O)5Cl]Cl2 : Cloropentaaquacoban(III) clorua Na2[Zn(OH)4] : Natri tetrahidroxozincat…

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w