Phản ứng oxi hóa – khử

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 66 - 67)

- Làm cho HS tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội tuyển HSG

AO của Mn+

2.2.7.2. Phản ứng oxi hóa – khử

- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự trao đổi electron giữa các phần tử tham gia vào phản ứng. Sự trao đổi electron có thể xảy ra bằng cách chuyển electron trực tiếp như trong một số nguồn điện hóa, hay bằng cách chuyển nguyên tử. Đối với các phức chất, sự trao đổi electron xảy ra giữa các nguyên tử kim loại nằm trong cầu nội, bị bao quanh bởi các phối tử, do đó chúng không thể tiếp xúc trực tiếp với nhau để thực hiện sự chuyển electron. Người ta cho rằng có 2 cơ chế thực hiện phản ứng oxi hóa- khử trong các phức chất là cớ chế cầu nội và cơ chế cầu ngoại.

a- Cơ chế cầu nội

- Cơ chế cầu nội được gợi ý từ phản ứng giữa một phức chất trơ là [Co(NH3)5Cl]2+ và một phức chất linh động [Cr(H2O)6]2+ :

2 2 2 2

3 5 2 6 3 5 2 2 5

- Bởi vì trong các sản phẩm phản ứng người ta nhận thấy có phức chất của Co(II) và [Co(NH3)5Cl]2+.

- Một phản ứng theo cơ chế cầu nội thường bao gồm 3 giai đoạn là : • Tạo thành phức chất cầu nối giữa chất khử và chất oxi hóa. • Trao đổi electron giữa các nguyên tử kim loại

• Phân hủy phức chất cầu nối để tạo thành các sản phẩm

Trong 3 giai đoạn này giai đoạn nào chậm nhất sẽ quyết định tốc độ phản ứng.Vì trong các phản ứng cầu nội phối tử cầu nối thường chuyển từ cầu nội của phức chất oxi hóa sang cầu nội của phức chất khử nên khó có thể khẳng định rằng trong các phản ứng này đã xảy ra sự trao đổi electron hay trao đổi nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử).

b- Cơ chế cầu ngoại

- Các phản ứng theo cơ chế cầu ngoại xảy ra giữa các phức chất không linh động

• Ví dụ :

3 4 2 3

3 6 3 6

[ (Fe phen) ]+ +[ (Fe CN) ] −¬ →[ (Fe phen) ]++[ (Fe CN) ]− Trong đó phen : o-phenantrolin

- Vì các phức chất tham gia phản ứng đều trơ cho nên không có sự phân li của các phối tử và do đó không thể tạo thành cầu nối trong khoảng thời gian rất ngắn của phản ứng. Do đó sự trao đổi electron giữa chất khử và chất oxi hóa phải xảy ra theo một cách khác so với các phản ứng cầu nội.

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w