Phân loại và danh pháp phức chất

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 146 - 152)

X : Là trung bình cộng của lớp thực nghiệm.

5-Phân loại và danh pháp phức chất

a-.Phân loại : (HS nghiên cứu trong tài liệu tham khảo)

b-Danh pháp phức chất

Trước Werner

- Các phức chất thường được mang tên của những người đã tổng hợp, phát minh ra chúng.

Ví dụ :

Cr(SCN)3.NH4SCN.2NH3 : muối Reinecke (ngày nay ứng với công thức NH4[(CrNCS)4(NH3)2] ); (NH4)2SO4.[Fe(OH2)6]SO4 :

muối Mohr

PtCl2.KClC2H4 : muối Zeise (công thức ngày nay K[PtCl3(C2H4)])

bảng, yêu cầu HS làm trong 5 phút.

HS : Sau 5 phút

thảo luận thì lên bảng trình bày.

GV : Nhận xét và

củng cố lại kiến thức.

HS: Tự ghi bài.

PtCl2.2NH3 : muối Payron (ngày nay cis- [PtCl2(NH3)2] - Cách gọi này đôi khi vẫn còn dùng. Ngoài ra người ta còn gọi theo màu sắc như violet coban clorua (cis- [CoCl2(NH3)4]Cl)

Cách gọi theo Werner

Phức chất chứa cation phức : theo thứ tự

+ Tên phối tử : phối tử là các phân tử trung hòa được giữ nguyên, trừ vài trường hợp ngoại lệ như NH3 – gọi là ammin (2 nhữ “m”), H2O- gọi là aqua, đồng thời thêm chữ số hi lạp đi, tri, tetra…. Để chỉ số lượng gốc axit, các phân tử trung hòa.

+Tên ion trung tâm Mn+ : nếu ion Mn+ có số oxi hóa bằng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 thì đuôi của nó lần lượt là a, o, i, e, an, on, in, en.

+ Cuối cùng là tên cầu ngoại

Ví dụ :

[Co(NH3)6]Cl3 : hexaammincobanti clorua

[PtCl2NO2NH3(en) : đicloronitro aminetylenplate clorua • Phức chất chứa anion phức : gọi tương tự như trên,

chỉ thêm đuôi “at” ở ion trung tâm

Ví dụ :

K3[Co(NO2)6]: Hexanitrocobantiat kali

K[PtCl3NH3] : Tricloroamminplatoat kali

• Phức chất không điện ly : cách gọi rất đơn giản không cần đuôi gì cả

[PtCl2(NH3)2] : Điclorođiamminplatin.

Cách gọi theo quy định của Ủy ban danh pháp quốc tế

Gọi cation trước rồi đến anion (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[Cr(NH3)6](NO3)3 : Hexaammin crom(III) nitrat [Cr(NH3)6]Cl3 : Hexaammin crom (III) clorua [Co(H2O)5Cl]Cl2 : Cloropentaaquacoban(III) clorua Na2[Zn(OH)4] : Natri tetrahyđroxozincat

K4[Fe(CN)6] : Kali hexaxianoferat(II) • Tên các phối tử

- Phối tử là phân tử trung hòa : gọi bình thường như tên của phân tử tương ứng Ví dụ H2N-CH2-CH2-NH2 : Etylenđiamin H2N- NH2 : Hiđrazin - Một số trường hợp ngoại lệ : H2O- aqua ; NH3- ammin (2 chữ “m”) NO- nitrozil; CO- cacbonyl ; H- - hiđrito.

-Phối tử là anion : thêm tiếp vị ngữ “o” như Cl-- cloro, Br- - bromo, CH3COO- - axetato,

2

Phần này GV nhấn mạnh khi làm ví dụ, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ.

Ngoài ra, các ion SCN-, NO2 còn dùng các tên sau để phân biệt :

SCN- : thioxianato (liên kết được thực hiện qua nguyên tử N)

NCS-:Izothioxianato (liên kết được thực hiện qua nguyên tử S)

ONO- : Nitrito (liên kết được thực hiện qua nguyên tử O) - Phối tử là cation : Thêm tiếp vị ngữ “ium” như H2N- NH3+ - Hiđrazinium (rất ít gặp)

Trật tự gọi tên phối tử :

-Gọi tên phối tử âm điện trước, đến phối tử trung hòa, cuối cùng là phối tử dương điện. Khi viết không tách chúng bằng gạch nối, các phối tử được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, theo thứ tự a, b, c… thêm tiếp đầu ngữ :

+ đi, tri, tetra..Trước các phối tử đơn giản (Cl-, Br-, NO2−) + bis, tris, tetrakis,..trước các phối tử phức tạp(như en) chỉ để số lượng của phối tử trong những phức đã có các tiếp đầu ngữ “ đi”, “tri”, “tetra”…

Tận cùng (đuôi) của ion trung tâm

+ Phức anion : có đuôi “at”

+ Phức cation hoặc phức trung hòa : không có đuôi • Bậc oxi hóa của ion trung tâm Mn+:

Được biểu thị bằng số La Mã, đặt trong dấu ngoặc đơn, liền với ion Mn+. Nếu số oxi hóa âm hoặc bằng 0 thì đặt dấu “âm” trước số La Mã, hoặc ghi số “0”.

[Co(NH3)6]Cl6 : Hexaamin Coban (III) Clorua [Co(H2O)5Cl]Cl2 : Cloropentaaquacoban(III) clorua Na2[Zn(OH)4] : Natri tetrahidroxozincat…

K3[Al(C2O4)3] : Kalitrioxalattoaluminat (III)

6- Hiện tượng đồng phân

- Một số phức chất, dù ở dạng phân tử trung hòa hay ion, là một phần tử đa nguyên tử do đó, tùy thuộc vào sự sắp xếp của các nguyên tử trong không gian sẽ tồn tại những đồng phân lập thể (đồng phân hình học, đồng phân quang học)

a- Đồng phân hình học

- Trong phức chất, các phối tử có thể chiếm những vị trí khác nhau đối với nguyên tử trung tâm. Khi phức chất có các loại phối tử khác nhau, nếu hai phối tử giống nhau ở cùng một phía đối với nguyên tử trung tâm thì phức chất là đồng phân dạng cis và nếu hai phối tử giống nhau ở về hai phía đối với nguyên tử trung tâm thì phức chất là đồng phân dạng trans.

Ví dụ : Phức chất hình vuông [Pt(NH3)2Cl2] có hai đồng phân cis và trans

Pt Cl Cl NH3 NH3 Cl NH3 Pt H3N Cl cis-diclorodiaminPlatin(II) trans-diclorodiaminPlatin(II) màu vàng da cam màu vàng nhạt

b- Đồng phân quang học

- Đồng phân quang học sinh ra khi phân tử hay ion không có mặt phẳng đối xứng hay tâm đối xứng, nghĩa là phân tử hay ion không chồng khít lên ảnh của nó ở trong gương. Do có cấu tạo không đối xứng, các đồng phân quang học đều hoạt động về mặt quang học : làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực,

Hoạt động 4: GV:Thuyết giảng HS:Lắng nghe và

ghi bài.

các đồng phân quang học của một chất có tính chất lí hóa giống nhau trừ phương làm quay trái hay phải mặt phẳng của ánh sáng phân cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ

Ion phức [Co(NH3)2enCl2]+ có đồng phân quang học

Vạch liền chỉ liên kết, vạch chấm chỉ hình vuông trong cấu hình bát diện và en (etylendiamin )

c- Đồng phân phối trí

- Hiện tượng đồng phân phối trí xảy ra khi trong phân tử phức chất có ít nhất là 2 ion kim loại trung tâm và 2 loại phối tử, để sự hoán vị các phối trí của chúng có thể tạo thành các ion phức khác nhau.

Ví dụ :

[Co(NH3)6][Cr(CN)6] và [Co(NH3)6][Co(CN)6] [Cu(NH3)][PtCl4] và [Pt(NH3)][CuCl4]

d- Đồng phân ion hóa

- Hiện tượng đồng phân ion hóa sinh ra do sự sắp xếp khác nhau của anion trong cầu nội và cầu ngoại của phức chất

Ví dụ :

[Co(NH3)5Br]SO4 và [Co(NH3)5SO4]Br

Màu tím đỏ Màu hồng đỏ

- Dung dịch của đồng phân màu tím đỏ, khi tác dụng với Ba2+ cho kết tủa trắng BaSO4 còn dung dịch của đồng phân màu

GV :Yêu cầu HS

thào luận và lên bảng trình bày ví dụ.

GV :Hướng dẫn

thông qua ví dụ.

hồng-đỏ, khi tác dụng với Ag+ cho kết tủa AgBr

e- Đồng phân liên kết

- Đồng phân liên kết sinh ra khi phối tử một càng có khả năng phối trí qua hai nguyên tử.

Ví dụ

Tùy thuộc vào điều kiện, anion NO2−

có thể phối trí qua nguyên tử N (liên kết M-NO2) hay qua nguyên tử O (liên kết M- ONO), anion SCN- có thể phối trí qua nguyên tử S (liên kết M- SCN) hay qua nguyên tử N (liên kết M-NCS)

Ví dụ :

[Co(NH3)5NO2]Cl2 và [Co(NH3)5ONO]Cl2

III- Các thuyết nghiên cứu về phức chất :

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 146 - 152)