Vào việc phát hiện học sinh giỏ

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 94 - 96)

- Làm cho HS tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội tuyển HSG

2.4.1.Vào việc phát hiện học sinh giỏ

2 * s s z x y

2.4.1.Vào việc phát hiện học sinh giỏ

Để phát hiện học sinh giỏi, ta sử dụng bài tập trong hệ thống bài tập đề xuất, trong đó, bài tập được chọn phải gắn liền với kiến thức cơ bản, đồng thời phải có chiều sâu của phần kiến thức nâng cao để khai thác cũng như kiểm tra khả năng của học sinh. Và chấm bài làm của học sinh để thành lập đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi.

Sau khi thành lập đội tuyển, chúng ta sẽ tiến hành bồi dưỡng theo từng dạng bài tập với hệ thống lí thuyết và bài tập nâng cao do giáo viên biên soạn cho học sinh tự nghiên cứu lí thuyết ở nhà trước, lên lớp hỏi những phần chưa hiểu, hết phần lí thuyết thì giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh giải bài tập ở nhà. Lên lớp giáo viên kiểm tra bài giải của học sinh. Sau khi kiểm tra xong, giáo viên mới giải bài giải của mình lên bảng cho học sinh tham khảo, trong phần này giáo viên cần khắc sâu kiến thức cho học sinh cũng như truyền đạt lại những kinh nghiệm khai thác bài tập của mình cho học sinh học tập. Đồng thời cũng không quên động viên học sinh một cách kịp thời nhất. Với những em chưa giải được bài tập hay chưa có kết quả đúng thì nhất thiết phải động viên cho các em phấn đấu hơn trong giờ học tiếp theo. Với những em ra được kết quả thì nên khen ngợi cho các em phát huy hơn nữa khả năng của mình.

Bên cạnh hệ thống kiến thức thì giáo viên cũng không quên khai thác sự ham học hỏi, say mê nghiên cứa của học sinh. Nhất thiết phải có sự say mê học tập và nghiên cứu thì mới hội tụ đủ kiến thức để đi thi .

Bài 15 (Trích đề dự bị Olympic 2013- Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu)

a) Xây dựng giản đồ năng lượng các MO đói với phân tử NO và O2. Viết cấu hình electron, tính độ bội liên kết, xác định từ tính của mỗi chất.

b) Áp dụng quy tắc đẩy giữa các electron hóa trị, dự đoán cấu trúc hình học của các phân tử ICl4−, BrF5. hãy cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong mỗi phân tử trên.

c) Sử dụng thuyết liên kết hóa trị (VB) để giải thích dạng hình học, từ tính của các phức chất sau : [NiCl4]2-, [Ni(CO)4]

Nhận xét :

Với học sinh :

Ở câu a đòi hỏi học sinh phải nắm rõ thuyết MO trong chương liên kết hóa học.Biết khảo sát cấu hình electron của nguyên tử theo phương pháp MO.Từ đó vận dụng công thức để tính độ bội liên kết, xác định số electron độc thân để biết là nghịch từ hay thuận từ.đối với câu c nhất thiết phải nắm được nội dung của thuyết liên kết hóa trị VB trong hóa học phức chất.

Với giáo viên :

Ở bài tập này giáo viên cần chuẩn bị tài liệu về cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học, trong hai phần đều có cả tài liệu cơ bản và nâng cao. Đặt biệt phải có tài liệu về sự tạo thành liên kết hóa học (phần nâng cao viết cấu hình electron của nguyên tử theo phương pháp MO)

Nhất thiết phải cung cấp cho học sinh phần hóa học phức chất, những khái niệm cơ bản về phức chất, thuyết liên kết hóa học VB trong phức chất…

Hướng dẫn :

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 94 - 96)