Bồi dưỡng năng lực tư duy hóa học

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 28 - 29)

- Làm cho HS tự nhận thức được lợi ích, giá trị của việc được chọn vào đội tuyển HSG

2.1.2.1.Bồi dưỡng năng lực tư duy hóa học

h) Chính sách hỗ trợ, động viên, xã hội hóa công tác bồi dưỡng học sinh giỏ

2.1.2.1.Bồi dưỡng năng lực tư duy hóa học

a) Năng lực tiếp thu kiến thức

- Khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng và nhanh chóng vận dụng vào tình huống tương tự (tích hợp kiến thức)

- Luôn hào hứng trong các tiết học, nhất là bài học mới.

- Có ý thức tự bổ sung, hoàn thiện những tri thức đã thu được ngay từ dạng sơ khởi.

b) Năng lực suy luận logic

- Biết phân tích các sự vật và hiện tượng qua các dấu hiệu đặc trưng của hóa học phức chất.

- Biết thay đổi góc nhìn khi xem xét một sự vật, hiện tượng. - Biết cách tìm con đường ngắn để sớm đi đến kết luận cần thiết. - Biết xét đủ các điều kiện cần thiết đạt được kết luận mong muốn. - Biết xây dựng các phần ví dụ để loại bỏ một số miền tìm kiếm vô ích. - Biết quay lại điểm vừa xuất phát để tìm đường đi mới.

c) Năng lực đặc biệt

- Biết diễn đạt chính xác điều mình muốn.

- Biết thu gọn và trật tự hóa các vấn đề để dùng khái niệm trước mô tả cho các khái niệm sau.

d) Năng lực lao động sáng tạo

Biết tổng hợp các yếu tố, các thao tác để thiết kế một dãy hoạt động, nhằm đạt kết quả mong muốn.

e) Năng lực kiểm chứng

- Biết suy xét đúng, sai từ một loạt sự kiện.

- Biết tạo ra các tương tự hay tương phản để khẳng định hoặc bác bỏ một đặc trưng nào đó trong sản phẩm do mình làm ra.

- Biết chỉ ra một cách chắc chắn các dữ liệu cần phải kiểm nghiệm sau khi thực hiện một số lần kiểm nghiệm.

f) Năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn

HS có năng lực vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tế, sản xuất hàng ngày

Một phần của tài liệu Biên soạn chuyên đề hóa học phức chất dùng bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT (Trang 28 - 29)