ĐAU BỤNG VÙNG DƯỚI BỜ SƯỜN PHẢI, ĐAU THÀNH CƠN DỮ DỘI, KHÔNG CÓ TƯ THẾ NÀO LÀM GIẢM ĐAU, SỐT, VÀNG DA VÀNG MẮT NGHĨ

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 61 - 62)

KHÔNG CÓ TƯ THẾ NÀO LÀM GIẢM ĐAU, SỐT, VÀNG DA VÀNG MẮT NGHĨ ĐẾN SỎI ĐƯỜNG MẬT.

Đường mật là các ống dẫn mật từ các tiểu phân thuỳ gan hợp với nhau để tạo thành các ống gan, rồi tập hợp thành ống gan chung và thành ống mật chủ. ống mật chủ dẫn mật đổ vào tá tràng.

- Nguyên nhân sỏi mật: Sỏi mật thường là hậu quả của các rối loạn chuyển hoá mỡ, nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng ngược dòng nhất là giun đũa đóng vai trò quan trọng. Đường mật bị viêm nhiễm, xác các tế bào viêm bong ra cộng với xác vi khuẩn nhất là giun đũa, trứng giun đũa làm nhân của viên sỏi. Các viên sỏi lớn dần lên do sự lắng đọng các sắc tố mật, muối mật.

- Triệu chứng lâm sàng của bệnh:

+ Đau bụng: Đau bụng vùng dưới bờ sườn phải, đau thành cơn giữ dội, không có tư thế nào làm giảm đau, đau lan lên vai phải. Cơn đau chỉ giảm khi dùng thuốc giảm đau loại giãn cơ. Sự di chuyển của viên sỏi thường gây những cơn đau.

+ Sốt là dấu hiệu viêm nhiễm đường mật trong bệnh sỏi mật. Thường viêm nhiễm toàn bộ hệ thống đường mật, có khi các ổ viêm khu trú lại tạo nên các ổ áp xe đường mật. Sốt trong viêm nhiễm đường mật thường sốt rất cao và có những cơn rét run.

+ Vàng da, vàng mắt: Hậu quả của quá trình nghẽn tắc đường mật do sỏi là mật không xuống ruột được mà ngấm ngược trở lại máu. Bilirubin tăng rất cao trong máu, thấm ra các tổ chức của cơ thể nên làm cho da vàng da, vàng mắt. Các chất này được đào thải qua thận và gây nên nước tiểu vàng nhiều khi như nước vối. Bệnh thường có thể tái lại nhiều lần, lần tái phát sau thường nặng hơn. Cấc tế bào gan bị nhiễm mật và khi đó sẽ có những biến chứng nặng nề như sốc mật, xơ gan mật, suy gan suy thận...

Vì vậy khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau vùng dưới bờ sườn phải - sốt - vàng da ngay từ lần đầu tiên cần đến bệnh viện khám để được khám và làm các xét nghiệm đặc hiệu để phân biệt với bệnh viêm gan, u tuỵ...

+ Xét nghiệm: siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu về gan, mật, tuỵ.

- Điều trị: Đến ngay bệnh viện để được điều trị coi như là một bệnh cấp cứu. Bệnh nhân thường được điều trị bằng nội khoa, nếu cần có thể lấy sỏi qua dường mổ nội soi tá tràng – ống mật chủ, tán sỏi ngoài cơ thể, mổ lấy sỏi mật.

Để đề phòng tái phát còn là vấn đề khó khăn. Giữ gìn vệ sinh ăn uống chống nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng. Định kỳ tẩy giun 6 tháng một lần, uống thuốc lợi mật như nhân trần, sorbitol..., không ăn mỡ động vật thay bằng dầu thực vật.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 61 - 62)