TĂNG HUYẾT ÁP:

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 27 - 31)

10.1. Khi nào gọi là tăng huyết áp: Theo tổ chức y tế thế giới ở người trưởng thành có huyết áp bình thường, nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg thành có huyết áp bình thường, nếu huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu dưới 90mmHg. Gọi là tăng huyết áp khi huyết áp động mạch tối đa trên 160mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu trên 95mmHg. Gọi là tăng huyết áp giới hạn nếu huyết áp động mạch tối đa từ 145- 160mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu từ 90-95mmHg. Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương.

Theo một số nghiên cứu cho thấy huyết áp bình thường của người Việt Nam:

- Ở nam giới: Huyết áp động mạch tối đa trung bình 120mmHg. Huyết áp động mạch tối thiểu trung bình: 76 mmHg.

- Ở nữ giới: Huyết áp động mạch tối đa trung bình 110mmHg. Huyết áp động mạch tối thiểu trung bình: 75 mmHg.

Gọi là huyết áp bình thường khi: Huyết áp động mạch tối đa dưới 140mmHg, huyết áp động mạch tối thiểu dưới 90mmHg.

Ban đêm cả huyết áp tối đa và tối thiểu đều giảm 20% so với ban ngày, thấp nhất là vào khoảng 2-3 giờ sáng.

10.2. Phân loại tăng huyết áp:

Muốn khẳng định là có bệnh tăng huyết áp, phải được đo huyết áp ít nhất hai kỳ khác nhau, mỗi kỳ đo được ít nhất 3 lần trong những điều kiện khác nhau, phải được nghỉ ngơi trước đó ít nhất 20 phút. Sở dĩ phải làm như vậy vì huyết áp chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như: hoạt động, tình trạng thể lực, trạng thái tâm thần kinh, môi trường, ăn mặn, tư thế đứng, mức độ lao động trí óc và chân tay, thời thiết hoặc là bị stress v.v...

- Tăng huyết áp thường xuyên: Có thể phân ra tăng huyết áp lành tính và tăng huyết áp ác tính.

- Tăng huyết áp cơn: Trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường có những cơn cao vọt, những lúc này thường có tai biến.

- Tăng huyết áp dao động - tăng huyết áp giới hạn: huyết áp có thể lúc tăng, có lúc không tăng.

Phân loại theo nguyên nhân:

- Tăng huyết áp thứ phát hay còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng nếu tìm thấy nguyên nhân.

- Tăng huyết áp nguyên phát, còn gọi là tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân.

10.3. Những nguyên nhân chủ yếu của tăng huyết áp:10.3.1. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát: 10.3.1. Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát:

- Nguyên nhân từ thận: Viêm cầu thận cấp, viêm thận mạn tính do mắc phải hoặc do di truyền (cầu thận, kẽ thận), thận đa nang, ứ nước bể thận, hẹp động mạch thận, u tăng tiết renin.

- Nguyên nhân nội tiết: Cường Aldosteron tiên phát (Hội chứng Conn), phì đại thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, u lõi thượng thận, tăng Calci máu, to đầu chi v.v...

- Những nguyên nhân khác: Hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, do rối loạn chuyển hoá, tăng áp lực sọ não v.v...

10.3.2. Tăng huyết áp nguyên phát: Khi không tìm thấy nguyên nhân gọi là tăng huyết áp nguyên phát. là tăng huyết áp nguyên phát.

Do đó khi được chẩn đoán tăng huyết áp, cần đến bệnh viện khám để xác định đúng nguyên nhân và điều trị. Nếu không tìm thấy nguyên nhân sẽ được theo dõi và điều trị tăng huyết áp nguyên phát.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp nguyên phát và tổn thương cơ quan đích:

- Yếu tố nguy cơ: Hút thuốc lá, rối loạn chuyển hoá lipid máu, tiểu đường týp 2, tuổi trên 60, nam và nữ sau mãn kinh, tiền sử gia đình có mắc bệnh tim mạch, chế độ ăn nhiều muối, uống nhiều rượu.

- Tổn thương cơ quan đích: Tại tim (dầy thất trái, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim cũ, suy tim, đã từng điều trị tái tưới máu động mạch vành. Tai

biến mạch máu não và cơn thiếu máu thoảng qua, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh lý thận do cao huyết áp, bệnh võng mạc.

- Stress: do căng thẳng thần kinh hệ thần kinh giao cảm tăng cùng hoạt động giải phóng adrenalin và Nor adrenalin làm tim tăng co bóp, nhịp nhanh hơn, tiểu động mạch co lại và làm huyết áp tăng.

- Bệnh xơ vữa động mạch: Bệnh xơ vữa động mạch phối hợp với tăng huyết áp sẽ thúc đẩy sự tiến triển của bệnh, dễ gây biến chứng nặng, như tai biến mạch máu não.

10.4. Các giai đoạn của tăng huyết áp:

- Giai đoạn 1: Không có dấu hiệu gây tổn thương thực thể rõ ở các cơ quan và động mạch.

- Giai đoạn 2: Có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể sau đây: Dầy thất trái: phát hiện trên lâm sàng, X quang, điện tim, siêu âm tim; Hẹp các động mạch võng mạc: khi soi đáy mắt; Nước tiểu có Protein niệu và hoặc tăng nhẹ Creatinin huyết tương.

- Giai đoạn 3: Có đủ các biểu hiện chủ quan và khách quan do tổn thương nội tạng.

Biết được giai đoạn của bệnh giúp cho thầy thuốc và bệnh nhân biết được tình trạng của bệnh để có cách điều trị và dự phòng tai biến.

10.5. Phòng và chữa bệnh tăng huyết áp:

Trước tiên cần chữa các bệnh có thể là nguyên nhân của tăng huyết áp như đã nêu ở trên. Khi bằng mọi cách không tìm được nguyên nhân, mới được coi là tăng huyết áp nguyên phát.

10.5.1. Chế độ ăn và sinh hoạt: Hạn chế ăn muối nhưng không cần thiết khắt khe, kiêng muối ít hay nhiều còn phụ thuộc vào bệnh; kiêng thuốc lá vì khắt khe, kiêng muối ít hay nhiều còn phụ thuộc vào bệnh; kiêng thuốc lá vì nicotin thuốc lá làm co mạch ngoại biên; dùng dầu thực vật (trong dầu có chứa vitamin F và những axit béo không bão hoà có vai trò trong việc điều hoà Cholesterol máu); giảm thức ăn chứa Cholesterol như lòng đỏ trứng, óc, bầu dục, tim v.v...; uống Vitamin E do có tác dụng chống oxy hoá có vai trò phòng vữa xơ động mạch, VitaminE có trong giá đỗ, cà chua chín, dầu lạc, dầu đậu tương... Không uống rượu, cà phê.

- Sinh hoạt điều độ, tránh Stress căng thẳng thần kinh.

- Tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ ngắn, thở sâu.

10.5.2. Điều trị tăng huyết áp:

- Nguyên tắc chung điều trị tăng huyết áp:

+ Ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

+ Làm giảm trực cho tiếp các tiểu động mạch bằng cách cản trở ion calci không vào trong thành mạch.

+ Làm tăng đào thải nước tiểu và natri bằng thuốc lợi niệu. + Cản trở hoạt động của renin angiotensin.

- Điều trị tăng huyết áp dao động:

Nếu tăng huyết áp vừa phải, không cần các thuốc chống tăng huyết áp. Chỉ cần dùng thuốc an thần, ăn hạn chế muối, nghỉ ngơi, thư giãn, giảm mọi căng thẳng thể lực và tinh thần.

Nếu tăng huyết áp dao động liên tục, nhịp tim nhanh và dùng các biện pháp nói trên không hiệu quả thì nên dùng thuốc làm hạ huyết áp như thuốc lợi tiểu là thuốc đầu tiên được sử dụng (hiện nay Indapamide và Thiazides là loại được ưa chuộng), loại chẹn Bêta giao cảm là thuốc được chọn điều trị sau lợi tiểu. Các thuốc khác như đối kháng canxi, ức chế men chuyển... đều có thể được chọn khi điều trị khởi đầu tuỳ theo tình trạng của bệnh. Một số thuốc làm hạ huyết áp hiện nay thường được khuyên dùng như:

Các thuốc lợi tiểu như: Thiazides, nhóm sulfonamide (Fludex, Natrrilix...), lợi tiểu quai (Furosemide, lasix...), lợi tiểu ít thải kali...

Nhóm thuốc chẹn giao cảm bêta: Atenolol, Nadolol, Metoprolol, Talliton...

Nhóm thuốc đối kháng calcium: Dehydropyridin loại thuốc tác dụng chậm (Nifedipin, Adalat, Nifehexal...), Amlor, Verapamin, Diltiazem...

Nhóm ức chế men chuyển: Quinaprin, Captoprin, Enalapril, Coversyl, Ednyt, Eman, Rinitec...

Nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II: Aprrovel, Losacar...

- Điều trị tăng huyết áp thường xuyên lành tính: Thực hiện 3 bước:

• Bước 1: + Người tăng huyết áp dưới 45 tuổi, thuốc đầu tiên cần dùng là loại chẹn bêta hoặc thuốc ức chế men chuyển Angiotensin ngày 1-2 lần.

+ Người tăng huyết áp trên 45 tuổi, thuốc đầu tiên là thuốc thuộc nhóm lợi niệu ngày một lần.

Nếu điều trị như vậy mà huyết áp không xuống, chuyển sang bước 2.

• Bước 2: Phối hợp 2 thứ thuốc lợi niệu + chẹn bêta, hoặc men ức chế chuyển angiotensin, hoặc thuốc đối kháng Calci ngày 1-2 lần. Nếu huyết áp xuống thì giữ ở liều tác dụng. Nếu huyết áp không xuống hoặc xuống quá ít, có thể tăng dần liều. Nếu huyết áp không xuống chuyển sang bước 3.

• Bước 3: thường phối hợp 3 thuốc; bước 4: phối hợp 4 thuốc. Việc sử dụng thuốc khi đó nhất thiết đến khám lại bác sĩ để cho chỉ định điều trị và theo dõi diễn biến bệnh điều chỉnh thuốc kịp thời.

- Điều trị tăng huyết áp ác tính:

Cần được điều trị nội trú tại các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế vì hay có biến chứng nguy hiểm.

Với những cơn tăng huyết áp cao vọt tại nhà: Để bệnh nhân nằm tại giường, phải dùng thuốc loại giãn mạch nhanh như: Nhỏ ngay dưới lưỡi 3 giọt viên nang Adalat (cắt viên nang, giỏ giọt thuốc vào dưới lưỡi), ngậm dưới lưỡi 1 viên Nitroglycerin, mời bác sĩ khám, sau nửa giờ huyết áp chưa xuống có thể dùng thêm và đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu điều trị và theo dõi diễn biến của bệnh.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w