KHI THẤY THƯỜNG XUYÊN ĐAU HOẶC NÓNG RÁT Ở VÙNG MỎ ÁC, ĐAU LAN RA SAU LƯNG, ĐAU ÂM Ỉ, HAY ĐAU TỪNG CƠN XUẤT HIỆN VÀO LÚC ĐÓ

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 46 - 48)

LAN RA SAU LƯNG, ĐAU ÂM Ỉ, HAY ĐAU TỪNG CƠN XUẤT HIỆN VÀO LÚC ĐÓI HOẶC LÚC NO. TRIỆU CHỨNG NÀY XẨY RA THƯỜNG XUYÊN, CÓ THỂ Ợ HƠI HOẶC Ợ CHUA, ĐẦY BỤNG NGHĨ ĐẾN BỆNH LOÉT DẠ DÀY, HÀNH TÁ TRÀNG:

Bệnh loét dạ dày tá tràng là bệnh phổ biến. Là bệnh mạn tính, diễn biến có tính chu kỳ. Hay gặp nhất là loét hành tá tràng rồi đến loét bờ cong nhỏ, sau đó mới đến loét môn vị, loét ở các vị trí khác thường hiếm. Bệnh loét dạ dầy tá tràng nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị có thể có các biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.

17.1. Nguyên nhân gây bệnh: có nhiều nguyên nhân gây bệnh, một số nguyên nhân chủ yếu và thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh là: nguyên nhân chủ yếu và thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh là:

- Quá trình căng thẳng về thần kinh và tâm lý, do chấn thương về tâm lý, do rối loạn chức năng của tuyến nội tiết.

- Do xoắn khuẩn Helicobacter pylori là khuẩn gram âm, khu trú ở niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày, tá tràng. Chúng tiết ra các men, độc tố làm tổn thương niêm mạc dạ dầy trên cơ sở đó dạ dầy có độ axit cao tác động gây nên ổ loét.

- Do nghiện rượu bia, thuốc lá, ăn chua, cay... Do chế độ ăn không điều độ về thời gian, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng của môi trường, khí hậu. Do uống thuốc làm hại niêm mạc dạ dầy như các loại thuốc chống viêm, giảm đau: aspirin, APC, prednisolon.

- Yếu tố di truyền trong gia đình.

Triệu chứng rất đa dạng tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh và vị trí của ổ loét.

~ Loét dạ dày:

+ Đau: Đau có chu kỳ, đau do loét tâm vị, mặt sau của dạ dày có thể đau khu trú ở phần trên thượng vị bên trái lan lên ngực trái; đau ngay sau khi ăn hoặc sau ăn 15 phút đến 1 giờ thường loét ở tâm vị hoặc bờ cong nhỏ, đau sau 2- 3 giờ sau ăn thường loét ở hang vị, loét môn vị thường đau quặn không liên quan đến bữa ăn. Nếu đau nhiều sau lưng cần theo dõi phản ứng viêm tuỵ.

+ Chướng hơi, ợ hơi, nấc, buồn nôn và nôn, táo bón, đôi khi đau dọc khung đại tràng.

+ Khám: ấn đau vụng thượng vị, óc ách dạ dày. ~ Loét hành tá tràng:

+ Đau bụng vào lúc đói, đau vào ban đêm, đau từ ê ẩm đến có cơn dữ dội, đau có chu kỳ rõ rệt theo thời gian trong ngày và mùa.

+ Đau rát bỏng thượng vị lệch sang phải, xiên ra sau lưng.

+ Buồn nôn và nôn cả lúc đói, ợ chua và cồn cào ăn một chút vào là dễ chịu.

+ Hay chướng hơi, ợ hơi, táo bón.

+ Khám: ấn đau vùng thượng vị lệch sang phải. Tuỳ ổ loét ở thành trước hay thành sau của hành tá tràng mà vị trí đau ra trước, ra sau lưng hoặc lan toả xung quanh.

Chẩn đoán xác định bằng soi dạ dày, chụp XQ dạ dày.

17.3. Điều trị:

- Nguyên tắc điều trị: điều trị theo sinh lí bệnh học, tức là hạn chế bớt yếu tố gây loét và tăng cường yếu tố chống loét.

- Thuốc điều trị:

+ Ngăn chặn bài tiết acid: ức chế trung tâm thần kinh với các thuốc an thần có tác dụng trung tâm như Diazepam (Valium, Seduxen...), Dogmatil 50mg ngày 1-2v...

+ Thuốc chống acid, bảo vệ niêm mạc dạ dầy, băng ổ loét: Hydroxyte Mg, hydroxyte Al dưới dạng viên, gel hoặc bột, nhũ với tên các thuốc biệt dược như: Aluci, Phosphalugel, Gastrofulgite, Almaca, Maalox, Bivina, Mylanta v.v..., Vitamin B1, B6, PP, U.

+ Thuốc tác dụng giảm đau: nếu đau nhiều: Atropin 1/4mg tiêm bắp hoặc Spasmaverin 40mg uống ngày 2-4 viên hoặc No-spa 40mg ngày uống 2-4 viên.

+ Các thuốc chống bài tiết:

• Ức chế cảm thụ H2 (Histamin) của tế bào: cimetidin 800mg x 4-6 tuần, Ranitidin (Zantac, Rintin...) 150-300mg/v x 4-6 tuần, Famotidin 20 mg/ngày x 4 tuần, Histac 150-300mg/v.

• Thuốc ức chế với bơm Proton: Omeprazol (Romesec, Protolog, Lomac...) 20mg / ngày x 28ngày. Nếu nhiều ổ loét có thể tăng liều 40- 60mg/ngày x 14 ngày, sau giảm còn 2v/ng x 4 tuần. Lansoprazole (Lan-30, Lansec, Laprazol, Prevacid, Opelansol) 30mg trong 4 tuần.

• Các thuốc diệt khuẩn helicobacter pylory: dùng 2 thuốc kháng sinh phối hợp: Amoxicillin 1g và Metronidazol 0, 5g x 10 ngày, hoặc Helicocin 2v/ngàyx7 ngày, hoặc Amoxiciclin 1g và Clarythromyne 0, 50g x 10 ngày, hoặc Erythromycin.

- Thuốc y học dân tộc: lá khô cao dạ cẩm, bột nghệ, bột vỏ cây núc nác, châm cứu.

17.4. Chế độ ăn và sinh hoạt:

- Trong đợt đau: ăn nhẹ, kiêng các chất kích thích (rượu, chè, cà phê, thuốc lá, chua, cay) và tránh làm việc nặng. Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ.

- Ăn chất đạm: thịt, cá...

XVIII. KHI THẤY CẢM GIÁC TỨC NẶNG Ở HẬU MÔN HOẶC KHI ĐI NGOÀI CÓ MÁU TƯƠI CUỐI BÃI HOẶC Ở HẬU MÔN CÓ BÚI THỪA KHI ĐI NGOÀI NGHĨ

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 46 - 48)