ĐAU XƯƠNG Ở NGƯỜI GIÀ NGHĨ ĐẾN LOÃNG XƯƠNG:

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 34 - 35)

Loãng xương là hiện tượng giảm dần khối mô xương do tiêu xương, chủ yếu là phần xương xốp. Đây là hậu quả của sự suy giảm mạnh khung protein và lượng calci gắn với các khung này. Bệnh thường gập ở người cao tuổi.

12.1. Nguyên nhân: Bệnh loãng xương có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. ra.

- Loãng xương nguyên phát: Là mức độ nặng của tình trạng thiểu sản xương sinh lý do quá trình hoá già của các tế bào sinh xương gọi là tạo cốt bào. Tuổi càng cao thì tình trạng thiểu sản xương càng tăng cho đến khi trọng lượng xương giảm trên 30% thì có biểu hiện lâm sàng.

- Loãng xương thứ phát: Do các bệnh về nội tiết, bệnh thận, do dùng thuốc nhất là các thuốc steroide, sau phẫu thuật...

- Các yếu tố tạo điều kiện làm cho dễ bị bệnh: nghiện thuốc lá, nghiện rượu, cuộc sống tĩnh tại, thiếu vận động.

12.2. Triệu chứng lâm sàng:

- Đau xương: Đau hay gặp ở vùng cánh chậu, vùng đốt sống thắt lưng. Đau tăng khi đi lại, đứng lâu, giảm khi nghỉ ngơi.

- Đau thần kinh hông và các dây thần kinh liên sườn.

- Khám: Biến dạng đường cong cột sống như gù, ưỡn cột sống.Người bệnh không làm được các động tác về cột sống lưng: cúi, ngửa, quay, nghiêng v.v... Người béo bệu, có thể tăng huyết áp, rối loạn nội tiết.

- Hình ảnh X quang: thấy hình ảnh loãng xương, vùng bè xương, màng xương mỏng.

- Xét nghiệm: Định lượng tỷ trọng chất khoáng trong xương, nếu dưới 1 và 2,5 là hiện tượng giảm khối lượng khối xương, đo canxi máu...

12.3. Điều trị loãng xương:

- Thuốc khi có dấu hiệu loãng xương rõ: dùng các thuốc có canxi như: Calcinol 4-6v/ngày, Calcium 500mg 2v/ngày, Vitacalcin 1-2 gói/ngày, Rocaltron 0, 2microgam1v/ngày, Viartril 4v trong 6 tuần.

- Thuốc giảm đau: Aspirin pH 8 và các loại không có steroid (Voltaren 20mg, Felden 10mg, Mobic 7, 5-15mg, Vioxx 25mg v.v...)

- Thuốc tăng đường hoá: Nerobol, Nérobocon.

12.4. Điều trị dự phòng loãng xương:

- Tăng cường vận động.

- Viên Calci uống mỗi ngày 1-1, 5g. - Vitamin D.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 34 - 35)