KHI THẤY CẢM GIÁC TỨC NẶNG Ở HẬU MÔN HOẶC KHI ĐI NGOÀI CÓ MÁU TƯƠI CUỐI BÃI HOẶC Ở HẬU MÔN CÓ BÚI THỪA KHI ĐI NGOÀI NGHĨ

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 48 - 50)

ĐẾN BỆNH TRĨ:

Trĩ là giãn một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai ở hậu môn tạo thành búi (từ 1-3 búi to hoặc nhiều hơn). Bệnh trĩ có 3loại:

- Trĩ nội: Là búi trĩ ở phía trên đường ranh giới giữa niêm mạc hậu môn với da.

- Trĩ kết hợp: Là búi trĩ nằm ở ngay giữa đường ranh giới giữa niêm mạc hậu môn với da.

- Trĩ ngoại: Là búi trĩ nằm ở phía dưới đường ranh giới, có da phủ trên mặt.

18.1. Triệu chứng của bệnh trĩ:

- Chảy máu: Đi ngoài thấy có máu, thường là mầu đỏ tươi, xẩy ra ngay sau khi đi đại tiện, máu dính theo phân hoặc cuối bãi có vài giọt máu hoặc thành tia. Máu đỏ tươi, số lượng ít, song nếu chảy máu kéo dài sẽ gây thiếu máu.

- Lòi trĩ: Sau một thời gian trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất lúc đi đại tiện nhưng về sau sa liên tục. Nhiều khi bị sa do lao động nặng hoặc ngồi lâu. Lúc đầu tự co lại gọi là trĩ sa độ 1, sau phải dùng tay đẩy mới vào dược là trĩ sa độ 2, đến khi ấn vào không được là trĩ sa độ 3. Búi trĩ ra ngoài gây loét, nhiễm khuẩn, đau khi ngồi hoặc di chuyển khó khăn, có thể tắc do huyết khối khi đó sẽ gây đau.

- Tắc búi trĩ: Bệnh nhân đột ngột cảm thấy đau dữ dội liên tục ở hậu môn. Không ấn vào được vì xung quanh búi trĩ tắc thường đã có máu tràn ra và phù nề. Nếu búi trĩ nội tắc có thể không gây đau đớn vì ở đây vùng niêm mạc không gây cảm giác gì.

18.2. Những yếu tố thuận lợi gây bệnh:

- Táo bón, đi ngoài phải rặn nhiều.

- Thường xuyên ỉa chảy, rối loạn vi khuẩn ruột.

- Do nghề nghiệp: đứng nhiều, ngồi lâu nhất là ngồi xổm. - Do ăn uống: Rượu, cà phê, ăn nhiều ớt, hạt tiêu.

18.3. Điều trị, dự phòng bệnh trĩ: Quan trọng là vấn đề đến bệnh viện khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn. khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn.

- Chế độ ăn và sinh hoạt: tránh dùng nhiều gia vị (ớt, hạt tiêu, mù tạc v.v...), bia rượu. Thức ăn nhiều chất sợi, nhiều rau cải, trái cây, uống nhiều nước. Tránh rặn nhiều khi đại tiện, tránh khuân vác nặng.

• Hàng ngày đi ngoài đều, ngâm rửa hậu môn với nước ấm ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút, có thể đắp gạc lạnh, tránh chùi giấy cứng. Không nên rửa bằng sà phòng vì dễ gây kích thích ngứa nhiều hơn.

• Ngồi lâu hoặc đứng lâu phải xen kẽ vận động giúp tránh táo bón, bớt hoạt động quá mức.

- Thuốc: + Vitamin P, Rutin, Dafflon 500 ngày 4 viên trong cơn cấp, sau duy trì 2v/ngày, Cyclo 3For ngày 2 viên.

hydrocortisone tại chỗ ví dụ như Protolog hoặc Preparation ngày 1-2v.

+ Thuốc y học dân tộc: hoa hoè, lá diếp cá. Nếu có tắc, viêm: Dùng kháng sinh phối hợp.

- Nếu bệnh không giảm cần đến bệnh viện khám để có thể phải tiêm xơ các búi trí, thắt trĩ...

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w