LẠI THẤY MỆT MỎI, GẦY SÚT, DA KHÔ, NƯỚC TIỂU CÓ MÙI KHAI KHÁC BÌNH THƯỜNG NGHĨ ĐẾN: bệnh đái đường (bệnh tiểu đường).
Bệnh đái tháo đường xảy ra là do rối loạn chuyển hoá chất đường trong cơ thể. Chuyển hoá đường cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Trong cơ thể người, tuyến nội tiết đảm bảo chủ yếu cho chuyển hoá đường là tuyến tuỵ tạng tiết ra nhiều nội tiết tố trong đó có Insulin. Khi thiếu hoặc giảm Insulin sẽ sinh ra tiểu đường.
Theo tổ chức y tế thế giới, chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi:
- Đường máu lúc đói trên 8molimol/l (đường máu bình thường 4,4- 6. 1molimol/l, nếu tính theo đơn vị gam là 80-120mg/dl) và nước tiểu có đường.
14.1. Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi của bệnh đái tháo đường:
- Yếu tố di truyền và gia đình.
- Các bệnh của tuyến tuỵ: viêm tuỵ cấp và mạn, u tuỵ, phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tuỵ v.v...
- Một số bệnh nội tiết khác: Bệnh tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp.
- Do uống kéo dài một số thuốc: thuốc lợi tiểu, Corticoid v.v... - Bệnh béo bệu, do ăn uống quá nhiều chất đường(kẹo, bánh ngọt…).
14.2. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường có hai typ: hai typ:
- Đái tháo đường typ I (Phụ thuộc Insulin): Hay gặp ở tuổi trẻ dưới 30- 40, diễn biến không ổn định và có nhiều biến chứng. Thường phải dùng Insulin để điều trị.
- Đái tháo đường typ II (Không phụ thuộc Insulin): Do rối loạn tác dụng ngoại vi của Insulin song vẫn có thể tiết đủ Insulin nhưng không được sử dụng ở các cơ quan mà nó tác động. Thể này xuất hiện ở tuổi trên 40, diễn biến lâm sàng nhẹ nhàng, nếu không được điều trị đầy đủ cũng sẽ có những biến chứng.
- Triệu chứng chung của bệnh đái tháo đường:
- Bệnh đái tháo đường typ I thường biểu hiện tự nhiên thấy ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, khô mồm, khô da, mệt mỏi, sút cân. Bệnh đái tháo đường týp II thường phát hiện tình cờ do đi khám bệnh hoặc có một số triệu chứng: đau
mỏi khớp, mắt mờ, hay ngứa, lao, ăn vẫn được mà mệt mỏi, cảm giác háo nước và sút cân v.v...
- Ngứa ngoài da, mụn nhọt lâu lành.
- Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm dạ dày, giảm toan trong dịch dạ dầy, viêm ruột, chức năng gan bị rối loạn.
- Bệnh đái đường là một trong những yếu tố đe doạ chính của bệnh xơ vữa động mạch, gây bệnh lý ở võng mạc mắt, đục thuỷ tinh thể, ở hệ thần kinh (rối loạn tuần hoàn não, viêm giây thần kinh) và ở thận (viêm đường tiết niệu, viêm bể thận), viêm bộ phận sinh dục ngoài...
- Xét nghiệm: Đường trong máu tăng (Glucose máu tăng). Có đường trong nước tiểu (Glucose niêụ).
14.3. Điều trị bệnh đái tháo đường:
Người bệnh cần được điều trị bằng chế độ ăn và bằng thuốc Insulin suốt đời với đái tháo đường typ I; Đái tháo đường typ II cần điều chỉnh chế độ ăn và chế độ sinh hoạt, nếu không kết quả khi đó dùng các thuốc hạ đường máu.
Nếu không được điều trị tốt, sẽ xuất hiện các biến chứng mãn tính của bệnh, đặc biệt là biến chứng do đái tháo đường typ I, cần điều trị song song bệnh đái tháo đường và các biến chứng do bệnh gây nên.
14.3.1. Chế độ ăn: Là biện pháp điều trị rất quan trọng và cần thiết. Nếu không tuân thủ chế độ ăn thì dẫu có điều trị bằng thuốc cũng không điều chỉnh không tuân thủ chế độ ăn thì dẫu có điều trị bằng thuốc cũng không điều chỉnh được đường máu, là nguyên nhân dẫn đến bệnh với nhiều biến chứng. Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ tỷ lệ calo của đạm, đường, mỡ: Đường: 50-60%, Đạm: 16- 20%, Mỡ: 24-30%.
Nhóm thực phẩm kiêng tuyệt đối:
- Các loại đường, nước ngọt giải khát, mật ong, kem...
- Các loại quả ngọt phơi khô, các loại mứt bánh kẹo, các loại chè nấu ngọt, sữa đặc có đường.
Nhóm thực phẩm chỉ được ăn với lượng vừa phải:
- Cơm: 3 bát/ngày hoặc cháo đặc: ăn 2 bát cháo đặc tương đương với 1 bát cơm; hoặc phở, mì, bún: ăn 1 bát tương đương với 1 bát cơm; Khoai lang, sắn: ăn 2 củ vừa tương đương với nửa bát cơm.
- Quả có vị ngọt: chỉ ăn 1-2 loại/ngày và chỉ ăn hạn chế trong ngày (chuối 1 quả, xoài nửa quả, cam quýt 1 quả chia 2).
- Sữa tươi không đường: 1-2 cốc/ngày - sữa đậu nành 2-3 cốc/ngày - có thể thêm 1 thìa cà phê nhỏ đường.
- Dùng dầu thực vật thay mỡ.
Nhóm thực phẩm được ăn tự do: (nếu không có bệnh khác) - Thịt nạc, cá tôm, cua, ốc, nước mắm, tương...
- Cải bắp, cải bẹ, dưa leo, mướp, bí đao, cà tím, mưng. - Trái cây ít vị ngọt.
- Nước chè, cà phê không đường.
14.4.2. Điều trị Insulin: theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được tăng giảm tự động hoặc ngừng thuốc tuỳ tiện, thường dùng trong đái tháo đường typ giảm tự động hoặc ngừng thuốc tuỳ tiện, thường dùng trong đái tháo đường typ I.
14.4.3. Điều trị thuốc hạ đường máu: dùng thuốc hạ đường máu phải có chỉ định của thầy thuốc. chỉ định của thầy thuốc.
- Các loại sulfamid hạ đường máu:
+ Nhóm Gliclazide như Predian 80mg, Diamicron 80mg, Clibite 80mg, Glidabet 80mg, Novadiab 80mg...: ngày uống 1-2 viên chia 2 lần.
+ Nhóm Glibenclamide như Glibenhexal 3, 5mg, Maninil 5mg... ngày uống 2-3 viên, chia 2-3 lần.
+ Nhóm Glimepiride như Amaryl 1-2 mg.
(Không dùng thuốc hạ đường máu khi: đái tháo đường typ I, tăng ceton máu, tiền hôn mê do đái tháo đường, suy thận nặng, suy chức năng gan nặng, dị ứng thuốc).
- Biguanid: (Dùng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường có béo) Buformin, Metformin (glucophage, Daimit 500mg, Meglucon 850mg, Daimit 500mg, Diafase 500mg, Brot500mg... ngày 1-3 lần.
- Thuốc y học dân tộc: Gương sen 1-2 gương sen/ngày phơi khô sắc uống hàng ngày, mướp đắng.