TIÊU CHẢY CẤP: Gọi là tiêu chẩy cấp khi đột ngột đi lỏng Khi bị tiêu chảy cấp cần nghĩ đến các bệnh sau:

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 40 - 43)

cấp cần nghĩ đến các bệnh sau:

15.1. Sau khi ăn hay uống vài phút, vài giờ hay một ngày một thực phẩm bị nhiễm độc người bệnh thấy đột ngột có triệu chứng tiêu hoá như: phẩm bị nhiễm độc người bệnh thấy đột ngột có triệu chứng tiêu hoá như:

buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài lỏng nghĩ đến nhiễm trùng, nhiễm độc do ăn uống:

Là bệnh rất hay gặp, ăn phải thức ăn đã bị nhiễm bởi vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn. Hay gặp nhất là nhiễm độc thức ăn do Salmonella. Thường xuất hiện sau khi ăn từ 6-12-36 giờ với các triệu chứng sau:

15.1.1. Thể viêm dạ dày và ruột cấp:

- Bệnh bắt đầu thường đột ngột sau khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn (6- 12-36 giờ) với các triệu chứng: Nếu nhẹ chỉ đi lỏng vài lần, bụng đau nhẹ, không sốt... Nếu bị thể vừa và nặng: Sốt 38-400, rét run, nhức đầu, mệt mỏi. Đau vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi đau toàn bụng. Buồn nôn, nôn, ỉa chảy như tháo cống, không mót dặn phân có thức ăn chưa tiêu, có thể có nhầy máu và mầu nước phân có khi như nước rửa thịt, mùi thối. Khát nước, môi khô, mắt trũng, gầy sút, có thể có chuột rút, huyết áp sụt, mạch nhỏ.

15.1.2. Thể nhiễm khuẩn huyết:

- Bệnh khởi đầu cũng bằng sốt kéo cao và sốt kéo dài, nhiễm độc thần kinh(nhức đầu, mỏi toàn thân, mất ngủ, buồn nôn…), bụng chướng, gan lách to. Trên da có những nốt ban hồng, rối loạn tiêu hoá.

15.1.3. Điều trị:

- Uống nước để bổ sung nước và điện giải: Hydrit ngày 2-4 viên, mỗi lần 1 viên pha với 1 cốc nước, uống từ từ để thấm dần, hoặc Oresol 1 gói pha vào 1 lít nước. Nếu không có điều kiện dùng 1 lít nước pha với muối và đường hoặc cháo loãng có đường, muối.

- Thuốc băng niêm mạc ruột: uống Smecta ngày 2-3 viên chia 2-3 lần. - Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn: như Amoxyclin 500mg x 4 viên/ngày; Bisepton (Bactrim) 480mg x 4-6 viên/ngày, OpeCipro...

- Thuốc giảm đau: Spasmaverin 40mg x 4 viên/ngày hoặc No-spa 40mg x 4viên/ngày hoặc Visceralgin 2-6 viên/ngày.

- Thuốc cầm ỉa chỉ uống sau khi đi hết phân giai đoạn đầu có thể uống: Imodium 2mg: 2viên/1 lần, sau 4 giờ vẫn đi nhiều uống 1 viên/1 lần hoặc Ercefuryl 200mg x 4v/ngày.

15.1.4. Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh ăn uống.

15.2. Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do ăn uống mà nguyên nhân do tụ cầu: Đến khám bác sĩ ngay để điều trị sớm. Bệnh khởi phát nhanh sau khi do tụ cầu: Đến khám bác sĩ ngay để điều trị sớm. Bệnh khởi phát nhanh sau khi ăn 30 phút dến 6 giờ (trung bình 2-4 giờ).

- Triệu chứng: Đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn. Buồn nôn và nôn nhiều lần, nôn trước khi ỉa lỏng, có thể 50% trường hợp không ỉa lỏng. Không sốt hoặc sốt nhẹ, nhức đầu, mệt, vã mồ hôi, tiêu chẩy, khát, mất nước. Bệnh rầm rộ nhưng hồi phục nhanh.

- Điều trị: Thuốc kháng sinh diệt khuẩn, bổ sung nước và điện giải (Hydrit - Oresol - truyền dịch), trợ tim mạch.

15.3. Nhiễm khuẩn nhiễm độc sau ăn thịt hộp: Đến khám bác sĩ ngay để điều trị sớm và cấp cứu khi thấy có dấu hiệu tiêu chẩy, nôn. để điều trị sớm và cấp cứu khi thấy có dấu hiệu tiêu chẩy, nôn.

- Khởi phát sau khi ăn phải thịt hộp bị nhiễm khuẩn từ 5 giờ đến 5 ngày. Người bệnh: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy khá nặng.

- Toàn phát: Liệt chi 2 bên đối xứng, biểu hiện mất nước (người mệt, giảm tiết nước mắt, nước bọt, khó nói, da khô, khô miệng, khát, trương lực cơ giảm), bụng chướng, táo bón.

- Điều trị: Cần đưa ngay đến cơ sở điều trị vì dễ tử vong. + Rửa dạ dày ngay khi vào viện, tiêm huyết thanh kháng độc.

+ Tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, trợ tim mạch v.v...

15.4. Tiêu chẩy cấp như tháo cống, mất nước nhanh, sau vài giờ nôn nghĩ đến do bị bệnh tả (Cholera). nghĩ đến do bị bệnh tả (Cholera).

Bệnh tả là bệnh lây theo đường tiêu hoá qua nguồn nước, thực phẩm, rau quả bị nhiễm mầm bệnh hoặc tay bẩn, dụng cụ v.v... do nhiễm khuẩn tả gây đi lỏng và nôn, bệnh diễn biến rầm rộ, thành dịch và dễ gây tử vong.

- Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng điển hình của bệnh tả khác với các bệnh tiêu chẩy là ỉa trước nôn sau.

+ Thời kỳ nung bệnh: 12-24 giờ, dài nhất 10 ngày, trung bình 2-5 ngày. + Thời kỳ khởi phát: Đột ngột bằng ỉa lỏng dữ dội (toàn nước, mầu trắng

đục như nước vo gạo, có lẫn hạt lổn nhổn, mùi tanh hoặc như gạch cua mầu trắng nhạt). Đi ngoài dễ dàng, số lượng 300-500 ml/lần, ngày đi ngoài 30-40 lần do đó gây mất nước nhanh biểu hiện bằng khát, da khô và da mất tính đàn hồi.

• Nôn: bệnh nhân xuất hiện nôn sau vài giờ đi lỏng, nôn dễ dàng, nôn ra nước nhiều, nôn ra thức ăn, chất nôn giống như dịch của phân.

• Thường đau bụng nhẹ không như bệnh nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn hoặc lỵ, không có cảm giác mót rặn.

• Sốt nhẹ hoặc không sốt.

• Mệt lả, khát, chuột rút, sau đó đi vào choáng (mạch nhanh, huyết áp hạ, da xanh, vật vã.

- Điều trị: khi có triệu chứng iả liên tục, nôn sau và mất nước nhanh, phải đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, cách ly và điều trị cấp cứu. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong do mất nước và truỵ tim mạch. Song song với bổ xung nước, điện giải cần uống thuốc kháng sinh như Doxycylin 1 liều duy nhất 300mg, Tetracyclin 500mg x 4 lần /ngày x 3 ngày, Bicepton 800mg x 2lần/ngày x 3 ngày, Furazilidon 100mg x 4 lần/ngày x 3 ngày.

Khi nghi ngờ có bệnh tả báo cáo ngay với y tế để có biện pháp cách ly, nhiều khi phải cách ly ngay tại chỗ, khử trùng tẩy uế, phòng bệnh và điều trị kịp thời để giảm tỷ lệ tử vong.

Một số bài thuốc y học dân tộc có thể nghiên cứu sử dụng bước đầu trong chữa tiêu chẩy cấp như:

- 100g lá bông mã đề(3 nắm), 15g quả kẻ sao cháy sắc đặc lấy 1 bát, uống dần trong ngày để cầm tiêu chẩy và bù nước.

- 5g gừng nướng, 10g vỏ quýt, 1g củ gấu sao, 10g vỏ hoặc nụ vối. Đổ 3 bát nước đun sôi 15 phút, uống nóng 3-4 lần trong ngày.

- 40g lá khổ sâm, 10g cam thảo. Đổ 3 bát nước đun sôi 15 phút, uống thay nước uống hàng ngày.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 40 - 43)