CƠN ĐAU QUẶN VÙNG THẮT LƯNG, CÓ ĐIỂM ĐAU RÕ, ĐAU LAN XUỐNG DƯỚI, TIỂU TIỆN ĐỎ NGHĨ ĐẾN SỎI THẬN-TIẾT NIỆU:

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 54 - 56)

DƯỚI, TIỂU TIỆN ĐỎ NGHĨ ĐẾN SỎI THẬN-TIẾT NIỆU:

Cơn đau quặn thận là bệnh thận - tiết niệu do sỏi thường gặp ở cả nam và nữ, là bệnh thường gập và dễ gây biến chứng suy thận. Sỏi thận- tiết niệu do nhiều nguyên nhân và các yếu tố phức tạp gây nên. Việc tạo thành sỏi thường là bắt nguồn từ các muối khoáng hoà tan trong nước tiểu. Sỏi được hình thành từ chất kết tủa của các tinh thể hoà tan trong nước tiểu qua 3 giai đoạn (tạo nhân, dính các phân tử và thượng bì đường tiết niệu, lắng đọng) to dần tạo thành sỏi.

- Sỏi tiết niệu có 5 loại: Sỏi canxi oxalat, sỏi canxi phophat, sỏi amoni -mage photphat, sỏi axit uric, sỏi xystin. Sỏi canxi và sỏi amoni- mage photphat rất cản quang, sỏi axit uric không cản quang, sỏi xystin cản quang vừa phải.

- Sỏi tiết niệu ở nhiều vị trí khác nhau và có dấu hiệu lâm sàng có những đặc điểm riêng của từng vị trí của sỏi như: Sỏi ở đài thận, sỏi bể thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi có các kích thước và tính chất khác nhau như sỏi nhỏ, sỏi vừa, sỏi san hô.

22.1. Những điều kiện thuận lợi để tạo thành sỏi tiết niệu:

Nguyên nhân nội sinh: do nhiều yếu tố như lưu lượng nước tiểu thấp, ứ trệ nước nước tiểu do hẹp, dị dạng, chèn ép, nằm bất động lâu ngày, Canxi niệu tăng, Acid uric niệu tăng, Citrat niệu thấp, độ toan kiềm trong nước tiểu tăng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Nguyên nhân ngoại sinh: về địa lý: nhiệt độ, độ ẩm, đất đai và thành phần của nước có các muối khoáng hoà tan. Do ăn những thức ăn làm cho thiếu nước tiêu hoá như thức ăn quá nhiều rau, sữa hoặc thức ăn làm cho nước tiểu acid hoá nhiều do thức ăn quá nhiều thịt. Nước uống có nhiều muối vôi làm giảm độ acid trong nước tiêu gây ứ thừa muối calci.

22.2. Triệu chứng: Sỏi tiết niệu có trường hợp diễn biến tiềm tàng và âm thầm nhưng phần lớn có biểu hiện lâm sàng rõ nét. Có thể phối hợp các triệu thầm nhưng phần lớn có biểu hiện lâm sàng rõ nét. Có thể phối hợp các triệu chứng hoặc đơn thuần:

- Đau: cơn đau nhói dữ dội, thường được gọi là cơn đau quặn thận. Thường bệnh nhân đau ở vùng thắt lưng, đau dọc đường đi của niệu quản xuống gò mu, bàng quang, bẹn, đùi... đặc biệt lúc sỏi di chuyển và gây tắc đường tiết niệu. Đau thường có cơn do sự di chuyển hoặc thay đổi vị trí của sỏi; cơn đau quặn gây toát mồ hôi, đi lại phải gập người và có trường hợp đau co thắt quá mạnh gây truỵ mạch. Cũng có khi hòn sỏi to di chuyển xuống làm tắc niệu quản gây ứ nước, thận căng to và đau dữ dội cả vùng trước và sau hố lưng.

+ Cơn đau thường xảy ra đột ngột, sau lao động nặng, thể thao (chạy, nhảy. . . ). Đau âm ỉ một bên hoặc cả 2 bên.

+ Đau kèm theo bí đái do sỏi chít tắc cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo. - Đái ra máu toàn bộ kèm theo cơn đau, xuất hiện khi vận động, giảm bớt khi nằm nghỉ. Nước tiểu hồng hoặc đỏ do sự di chuyển hoặc thay đổi vị trí của sỏi gây tổn thương ở thận, niệu quản, bàng quang. Nhiều khi đái ra máu không thấy được bằng mắt thường, thấy nước tiểu không trong.

- Nhiễm khuẩn: khi có bị nhiễm khuẩn kèm theo sẽ thấy xuất hiện sốt hoặc có khi không sốt, phù, đái đục, đái rắt và đái buốt - thận to ra do ứ nước, có mủ.

- Xét nghiệm: Nếu có điều kiện đến cơ sở y tế làm các xét nghiệm: Bạch cầu trong máu ngoại vi tăng. Nước tiểu có nhiều hồng cầu, bạch cầu. Chụp xquang: Xác định vị trí, tính chất của sỏi và chức năng của thận. Siêu âm hệ tiết niệu: Xác định hình ảnh sỏi cản âm, hình ảnh màu của bàng quang, thận viêm và ứ nước, đài bô thận giãn. Soi bàng quang tìm sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, hình ảnh viêm bàng quang.

22.3. Điều trị cơn đau quặn thận:

Khi được xác định là cơn đau quặn thận do sỏi tiết niệu, trước mắt điều trị:

- Giảm đau: Các thuốc giảm đau, giảm co thắt như: Spasmaverin 40mg ngày 2-6viên chia nhiều lần, mỗi lần 1 viên, Visceralgin ngày 2 đến 4 viên, mỗi lần 1 viên, No-spa 40mg ngày 2-6 viên, mỗi lần 1 viên. Nếu đau dữ dội: Có thể tiêm Visceralgin 1 ống/bắp thịt hoặc Atropin 1/4mg x 1ống/bắp thịt.

- Chống nhiễm khuẩn: tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn thầy thuốc sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh như: Cephalexin500mg ngày2-3 viên, Amoxicilin 500mg ngày 2- 4 viên, Noroxin 400mg ngày 2 viên...

- Các thuốc có tác dụng bào mòn sỏi bằng tây y hoặc Y học dân tộc như Rowatinex ngày 3-4 viên sau ăn, khi đau nhiều thuốc còn có tác dụng giảm đau, khi đó có thể dùng 8 viên/1 ngàyx 4 tuần, Cystone ngày 4 viên, uống trong 4-6 tháng, Ursa 200mg ngày 2-3 viên, Kim tiền thảo ngày 10 viên, Bài thạch ngày 10 viên.

- Chế độ ăn uống: uống ngày 3-4 lít nước trong 2-3 ngày, kèm theo vận động chạy nhẩy, đi bộ nhiều.

+ Sỏi canxi oxarat : Hạn chế thức ăn có nhiều canxi và oxarat. + Sỏi amon photphat: Nên ăn thức ăn có nhiều oxalic.

+ Sỏi axit urric: khuyên nên ăn các chất chứa nhiều purin. + Sỏi cystin: uống nhiều nước có bicacbonat.

+ Uống nhiều nước: Râu ngô, bông mã đề... nhất là trong điều kiện làm việc nóng.

- Điều trị ngoại khoa: Tuỳ theo giai đoạn của bệnh của thái độ xử trí cho đúng và kịp thời theo chỉ định của thầy thuốc, có thể tiến hành:

+ Tán sỏi ngoài cơ thể qua da, mổ lấy sỏi bằng nội soi, phẫu thuật lấy sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi bàng quang, cắt bỏ thận bán phần hoặc một bên. - Dự phòng sỏi tái phát:

+ Uống nhiều nước hàng ngày, tối thiểu 2 lít/ngày.

+ Ăn thức ăn, nước uống ít calci, ít oxalat, ít purin(không ăn quá nhiều thịt nạc, cá nạc, sữa...

XXIII- NAM GIỚI TUỔI TRÊN 45, ĐI TIỂU RẮT VỀ ĐÊM, CẢM GIÁC KHÔNG HẾT BÃI NGHĨ ĐẾN U TIỀN LIỆT TUYẾN.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 54 - 56)