KHI THẤY SỐT, ĐI NGOÀI RA MÁU VÀ NHẦYVÀ CÓ THỂ CÓ MỦ, MÓT RẶN, RÁT TỨC HẬU MÔN, PHÂN ĐI ÍT MỘT NGHĨ ĐẾN HỘI CHỨNG LỴ CẤP:

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 43 - 46)

RẶN, RÁT TỨC HẬU MÔN, PHÂN ĐI ÍT MỘT NGHĨ ĐẾN HỘI CHỨNG LỴ CẤP:

Bệnh lỵ cấp thường có hai loại là lỵ trực khuẩn và lỵ amip.

16.1. Bệnh lỵ trực khuẩn cấp: Là bệnh việm đại tràng cấp do trực khuẩn lỵ Shigella gây ra. Bệnh lây theo đường tiêu hoá, lây trực tiếp(lây từ người sang lỵ Shigella gây ra. Bệnh lây theo đường tiêu hoá, lây trực tiếp(lây từ người sang người, hoặc do bàn tay bẩn nhiễm khuẩn), lây gián tiếp(thường qua nước uống, thức ăn) và bệnh dễ thành dịch.

- Triệu chứng của bệnh:

+ Thời gian nung bệnh: 1-7 ngày.

+ Bệnh khởi phát thường đột ngột rồi nhanh chóng sang thời kỳ toàn phát với hai hội chứng: hội chứng nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ.

Hội chứng nhiễm trùng: Sốt 38-390, gai rét hoặc rét run, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, đau lưng, đau khớp, buồn nôn, khát nước, môi khô.

Hội chứng lỵ: Đau âm ỉ quanh rốn rồi lan toàn bụng theo khung đại tràng và hai hố chậu, hạ vị. Cuối cùng thành cơn đau quặn bụng khu trú ở hố chậu trái làm bệnh nhân muốn đại tiện, mót đi ngoài và khi đi ngoài phải rặn nhiều dẫn đến rát hậu môn. Lúc đầu phân sền sệt, sau lỏng chỉ toàn nhầyvà máu, có khi vàng đục như mủ. Máu và nhầy không có ranh giới mà lẫn vào nhau không có độ bám dính, máu không tươi mà hồng nhạt hoặc như máu cá. Dịch phân như máu cá hay nước rửa thịt, rất thối. Có thể phân tự chảy qua hậu môn.

+ Tiến triển của bệnh: Hội chứng nhiễm khuẩn thường ngắn thường từ 2-4 ngày có khi dài hơn. Hội chứng lỵ có thể từ 5-10 ngày hoặc hơn. Ruột trở lại bình thường sau 3-4 tuần.

- Điều trị: Bệnh nhân lị trực khuẩn cần cách li tại nhà, tại cơ sở y tế suốt thời gian bị bệnh cấp; dụng cụ bát đĩa, cốc chén... đều phải dùng riêng. Các chất thải không để vương vãi...

+ Kháng sinh diệt khuẩn như: Bisepton 480mg x 2 viên/1 lần x 2 lần/ngày x 5 ngày, Pelicxacin 400mg x 2 lần/ngày x 5 ngày, Ofloxacin 200mg x 2 lần/ngày x 5 ngày, Ciprofloxacin 400mg x 2lần/ngày x 5 ngày, dây hoàng đằng 5-10g ngày sắc nước uống trong 5-7 ngày, Berberin 0, 05g ngày 8-10v trong 7-10 ngày, lá mơ tam thể 30g+ 1 quả trứng gà, muối trộn đều sào chín hoặc hấp chín ăn trong 4-7ngày.

+ Bổ sung dịch và điện giải: Hydrit/1 viên/1 lần x 3-4 lần/ngày, Oresol... + Thuốc giảm đau như: Spasmaverin 40mg, Nospa 40mg / 1 viên/1 lầnx3- 4 lần, Beladon 10-15 giọt x 2-3 lần/ngày.

+ Băng niêm mạc ruột: Smecta 3g x 1-3gói/ngày.

- Chế độ ăn: Chỉ hạn chế độ ăn một vài ngày đầu, không được nhịn ăn. Ngày đầu ăn cháo nhừ loãng hoặc đặc với bột thịt, từ ngày thứ 3-4 ăn cháo đặc với thịt, trứng, khoai tây nghiền, sữa chua, chuối, sau đó ăn cơm với thịt nạc...

16.2. Lỵ amíp (Amebiasis)

Lỵ amíp là bệnh nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica gây ra bệnh tổn thương là loét ổ niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ áp xe ở những cơ quan khác nhau (gan, não v.v...). Bệnh có xu hướng kéo dài và mãn tính nếu không điều trị tích cực và đủ liều.

Bệnh lây qua đường tiêu hoá: Lây trực tiếp là từ người sang người, lây gián tiếp là lây qua thức ăn, nước uống nhiễm kén amíp. Người là nguồn bệnh chủ yếu.

- Triệu chứng lâm sàng của bệnh Amip:

+Bệnh khởi phát có thể từ từ hoặc cấp tính với các triệu chứng:

• Đau bụng quặn: Đau từng cơn ở hố chậu phải và có thể đau cả hai hố chậu.

• Mót rặn và đi ngoài “giả”; cảm giác mót rặn sau mỗi cơn đau bụng đi ngoài phải rặn nhiều. Muốn đi ngoài nhưng không có phân, khác với lỵ trực khuẩn đi ngoài bao giờ đi ngoài cũng có phân.

• Đi ngoài nhiều lần, thường 4-10 lần/ngày, phân có nhầy và máu, nhầy trong như nhựa chuối và máu như máu cá. Nhầy và máu riêng rẽ nhau, dính chặt như đồng xu.

Lỵ amíp cấp tính kéo dài 4-6 tuần, nếu không được điều trị đặc hiệu sẽ chuyển sang mãn tính và có những biến chứng: Thủng ruột, chảy máu ruột, sa niêm mạc trực tràng, viêm ruột thừa...

- Điều trị lỵ amip:

+ Thuốc tác dụng trực tiếp do tiếp xúc: Chiniofon (Mixiode, Yatren): 0,25g/1 viên - ngày 1, 5g-2g chia 2-3lần x7ngày, kết hợp uống và thụt giữ xen kẽ vào lòng ruột hai ngày đầu 0, 25g pha 200ml nước ấm, ngày thứ 3-4: 0, 5g, ngày thứ 5-6: 0, 75, ngày thứ 7: 1g. Nghỉ 7 ngày dùng tiếp 1-2 đợt

Hoặc Diiodoquine(Direxiode) 0, 2 ngày uống 5-10v chia 2 lần trong 20 ngày.

+ Thuốc tác dụng tới amip trong tế bào (tại niêm mạc ruột):

Emetine chlorhydrate: 1mg/kg / ngày tiêm bắp x 5-7 ngày hoặc Dehydroemetine (Mebadin) thuốc ít độc hơn hẳn emetine: 1mg /kg /ngày x 5-7 ngày tiêm bắp.

+ Thuốc tác dụng trên cả amip và thể kén amip: Metronidazole (Flagyl, Klion): 0, 25/1 viên, ngày 1-1, 5g x 7- 10 ngày, nếu cần dùng đợt 2. Hoặc Secnidazole (Flagentyl) 0, 5g/v, ngày 3v chia 3 trong 4-5 ngày, hoặc Tinidazole 0, 5g/v ngày 1-2v trong 5-10 ngày.

+ Thuốc y học dân tộc như: Hoa mộc trắng(không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

+ Thuốc giảm đau và băng niêm mạc ruột: No-spa 40mg, Spasmaverin 40mg ngày 3-4 lânà, mỗi lần 1 viên, Smecta 3g ngày 2 gói, chia 2 x 5- 7 ngày, Gastrofulgit ngày 2-3 gói, chia 2 x 5-7 ngày.

• Ngày thứ 2: Cháo sánh nấu với ruốc hoặc thịt nạc xay, bánh mì nướng.

• Ngày thứ 3-4: Cháo đặạc với thịt xay, sữa chua.

• Từ ngày thứ 5 trở đi ăn dần trở lại bình thường.

Uống nước: Oresol pha trong 1 lít nước, ngày uống 1, 5-2 lít hoặc hơn, nước chè pha ít glucose hoặc đường.

16.3. Phòng bệnh lị cấp:

- Quản lý bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân.

- Quản lý phân người: Không dùng phân tưới bón ruộng. - Bảo vệ nguồn nước không để ô nhiễm phân người.

- Vệ sinh môi trường: Xử lý rác thải, ruồi nhặng, côn trùng. - Cá nhân vệ sinh ăn uống.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 43 - 46)