NGỘ ĐỘC, CÔN TRÙNG ĐỐT VÀ ĐỘNG VẬT CẮN:

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 50 - 52)

1. Ngộ độc nuốt phải chất gây bỏng (Axit, dầu hoả v.v...)- Không để nôn vì nếu nôn sẽ gây bỏng nhiều hơn - Không để nôn vì nếu nôn sẽ gây bỏng nhiều hơn

- Uống từng ngụm nước hoặc sữa. - Chuyển ngay cấp cứu tới cơ sở y tế.

2. Ngộ độc nuốt phải chất độc không gây bỏng (thuốc trừ sâu, thuốc chuột, nấm độc, thuốc v.v...) chuột, nấm độc, thuốc v.v...)

- Làm cho bệnh nhân nôn (dùng ngón tay ngoáy vào thành sau họng 15phút/1 lần).

- Uống nhiều nước sau khi đã nôn. Nước sữa hoặc nước pha với lòng trắng trứng là tốt nhất.

- Chuyển ngay cấp cứu đến cơ sở y tế.

3. Chó cắn:

- Rửa vết thương bằng nước xà phòng. - Phủ lên miếng vải sạch và băng lại.

- Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế và nơi có tiêm vacxin và huyết thanh kháng dại.

- Tiêm và theo dõi chó: Nhốt chó theo dõi 10 ngày xem có bị dại không. Nếu là chó dại phải diệt ngay.

4. Rắn cắn, bò cạp cắn:

- Để bệnh nhân nằm xuống và nằm yên để làm chậm sự lan truyền của nọc độc.

- Rửa sạch vết cắn bằng nhiều nước để lấy đi nọc độc. - Bất động chi bị rắn cắn bằng nẹp.

- Chuyển bệnh nhân cấp cứu tới bệnh viện. - Xác định loại rắn nếu có điều kiện.

5. Ong đốt:

- Ong bò lỗ, ong bò vẽ đốt: + Dùng tay rút ngòi cắm trên da.

+ Đặt gạc ẩm lên trên chỗ bị đốt càng lạnh càng tốt) + Chuyển cấp cứu đến cơ sở y tế.

- Ong vàng, ong mật đốt:

+ Dùng tay rút ngòi cắm trên da. + Đặt gạc ẩm lên chỗ đốt.

Một số bài thuốc nam để tham khảo điều trị côn trùng đốt:

- Ong đốt: khi bị ong đốt có thể áp dụng một số bài thuốc y học cổ truyền điều trị như sau: Dùng vôi đã tôi bôi vào vết đốt. Hạt và lá quất hồng bì giã nhuyễn nhỏ đắp lên vết đốt. Măng tre vòi tươi non xát vào vết đốt. Thuốc lào tẩm nước điếu hoặc giã nát chấm vào vết đốt. Cắt một lát củ dáy dại xát vào vết đốt. Lá và dây củ chìa vôi giã nhỏ bôi vào vết đốt.

- Ve cắn: khi ve cắn không tự rút nó ra mà phải xử trí như sau: Lờy nước điếu đặc chấm vào miệng con ve, tự nó sẽ nhả ra, sau đó lấy vôi tôi xát vào vết cắn. Lấy kim băng đốt nóng đỏ chọc vào bụng ve, ve bị nóng tự rơi ra, sau đó lấy vôi tôi bôi vào vết cắn.

- Bọ nẹt, sâu róm: Lấy tóc rối sát kỹ vào chỗ bị sâu chạm hoặc nắm cơm xôi lăn đi lăn lại nhiều lần làm dính hết lông sâu. Rau má, rau khoai lang, khoa sọ mỗi thứ 1 nắm giã nhỏ xát vào chỗ ngứa.

XX. BỎNG:

1. Bỏng nhẹ:

- Nhanh chóng cứu nạn nhân khỏi nơi nguy hiểm.

- Làm mát tại chỗ bỏng: Đưa vào nước lạnh 10 phút cho đến khi hết đau.

- Nhanh chóng cởi áo quần chật, đồng hồ, nhẫn trước khi phần bị bỏng sưng lên.

- Cắt bỏ quần áo đã bị ngấm dịch hoặc hoá chất nóng. - Rửa tay sạch, phủ lên vết bỏng bằng vải sạch.

2. Bỏng rộng:

- Đặt bệnh nhân nằm cáng.

- Phủ lên chỗ bỏng bằng vải sạch. - Uống nước hoặc Oresol.

- Chuyển ngay cấp cứu đến cơ sở y tế. Những điều không được làm:

+ Không được lấy bất cứ vật gì bám vào chỗ bỏng. + Không được bôi mỡ hoặc dầu lên vết bỏng. + Không được dùng bông làm sạch vết bỏng. + Không được dùng băng dính.

+ Không được chọc thủng các nốt bỏng.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 50 - 52)