HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG CẤP TÍNH: 1 Thế nào gọi là đau bụng cấp tính?

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 52 - 54)

1. Thế nào gọi là đau bụng cấp tính?

Đang bình thường hoặc đang đau âm ỉ mà tự nhiên nổi lên đau rất mạnh ở vùng bụng gọi là đau bụng cấp tính.

Đau có thể tự nhiên không sờ, nắn cũng đau hoặc có thể do gây ra khi sờ, nắn, hít thở, trở mình, vận động...

Đau có thể khu trú ở một điểm, ở một vùng hay toàn bụng, nông ngoài lớp da, cơ của thành bụng hoặc trong sâu ở màng bụng, ở các phủ tạng. Đau có thể xuyên đi các nơi khác: đau lưng, bả vai, xuống hạ bộ, bẹn, đùi...

Đau có thể thường xuyên hay từng cơn, hoặc lúc đầu nhẹ sau nặng dần. Cường độ đau có thể mạnh như dao đâm, xoắn vặn, lôi kéo cào cấu, chà xát nóng rát. . . Đau có thể đơn thuần hoặc phối hợp với những triệu chứng khác như: sốt, buồn nôn, nôn, ở hơi, ợ chua, nấc, đi lỏng hoặc táo, hoặc bí đại tiện, trung tiện hoặc bí trung tiện, nổi cục cuộn ruột từng lúc như rắn bò, sôi bụng, bí tiểu tiện hoặc đái dắt, đái buốt, ra máu. Trạng thái toàn thân có thể suy sụp, mạch nhanh, huyết áp hạ, mệt lả, choáng do nhiễm độc.

2. Những trường hợp đau bụng cấp tính cần chú ý:

- Đang đau dạ dày hoặc có tiền sử bệnh dạ dày tá tràng mà tự nhiên đang đau như dao đâm ở vùng dưới mỏm ức rồi sau đó bụng cứng như gỗ thì nghi thủng dạ dày.

- Viêm dạ dày cấp tính có khi cũng rất đau dưới mỏm ức nhất là khi ấn sâu xuống, thường kèm với nôn mửa, ợ hơi.

- Sau một bữa liên hoan, bị khó thở, bụng càng trướng to nhanh, cần nghi giãn dạ dày cấp tính.

- Sau khi ăn thức ăn nguội hoặc không được nấu chín (lòng lợn, cá ôi...) mà bị nôn mửa, đau bụng từng cơn, đi lỏng thì cần nghĩ đến viêm dạ dày - ruột cấp tính hoặc nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn.

- Sau bữa ăn liên hoan tiệc tùng bị đau bụng đột ngột, dữ dội ở vùng thượng vị xuyên ra sau lưng, cũng có thể chỉ đau liên tục ở vùng thượng vị, phía trên rốn, bụng chướng, buồn nôn và nôn, thường phải ngồi dậy hay nằm sấp mới dễ chịu, sốt và kèm theo mạch nhanh, huyết áp hạ thì nghi viêm tuỵ cấp, trường hợp này bệnh thường nặng.

- Đau bụng vùng hạ sườn phải từng cơn mạnh, xuyên ra sau lưng và bả vai phải, kèm theo có vàng mắt vàng da thì nghi là cơn đau túi mật do sỏi hay giun vào ống mật chủ. Cần chú ý cơn đau quặn này thường hay gây tụt huyết áp.

- Có tiền sử táo bón kéo dài, thường bị lâm râm đau bụng, nổi cục dọc khung đại tràng, một lúc thì tự hết mà tự nhiên có cơn đau mạnh, nổi cục thì có thể là đại tràng co thắt.

- Có triệu chứng sốt, nhiễm khuẩn, đau toàn thành bụng, ấn vào bụng lúc thả ra thì đau hơn, đó là triệu chứng nghi viêm phúc mạc do thủng một tạng bên trong như ruột thừa viêm, thủng dạ dày, viêm túi mật có mủ, viêm phúc mạc do phế cầu khuẩn...

- Đau toàn bụng lúc đầu rồi tập trung dần vào hố chậu phải, lúc đầu âm ỉ rồi tăng dần có kèm theo sốt, buồn nôn cần nghĩ đến viêm ruột thừa cấp.

+ Có khi sỏi phân ở ruột thừa cũng gây ra các cơn đau ở hố chậu phải. + Khi ruột thừa viêm, chuẩn bị thủng cũng có thể có cơn đau từng cơn ở

hố chậu phải.

- Nếu trước đó đã bị mổ về bụng (viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, mổ đẻ, mổ dạ dày...) hoặc lao màng bụng, mà tự nhiên đau bụng từng cơn, mỗi khi đau có nổi cục chạy như rắn bò, đánh rắm hay sôi bụng được thì dịu đau, cần nghi bán tắc ruột do dính.

+ Các cơn đau lúc đầu thưa, sau mau dần, đau mạnh hơn, bí trung đại tiện, cần nghi tắc ruột thực sự.

+ Nếu có triệu chứng tắc ruột toàn bụng bị đau nhưng trạng thái suy sụp nhanh, mặt tái, huyết áp tụt, mạch nhanh, môi khô, chân tay lạnh..., nhiễm độc

- Nếu đau lưng, đau bụng bên phải hay bên trái, từng cơn mà xuyên xuống hạ bộ, bẹn hay đùi, kèm đái dắt, đái buối hoặc bí đái và đấm lưng rất đau thì nghi cơn đau quặn thận do sỏi hay viêm tiết niệu.

Trường hợp đau hố chậu bên phải, cần phải phân biệt với viêm ruột thừa cấp.

- Đang theo dõi huyết áp tăng mà tự nhiên đau vùng giữa bụng từ mỏ ác xuống rốn, sờ có cục đập theo nhịp tim, nghe có tiếng thổi mạch máu, thì cần nghi giãn động mạch hay phình tách động mạch chủ bụng.

Khi thấy có hội chứng đau bụng cấp cần được khám bác sĩ để có chẩn đoán xác định bệnh sớm và theo dõi điều trị kịp thời, nhiều khi không cấp cứu kịp sẽ gây tử vong.

Một phần của tài liệu 25 bệnh, triệu chứng bệnh mới, thường gặp (Trang 52 - 54)