Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương 1 Khái niệm về tiền lương.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 39 - 42)

2.1.1.1. Khái niệm về tiền lương.

Để tái sản xuất sức lao động, ngươì lao động sau khi sử dụng sức lao động của mình tạo ra sản phẩm có ích thì sẽ được trả một thù lao nhất định. Số thù lao lao động mà doanh nghiệp trả cho người lao động được căn cứ vào thời gian, khối

lượng và chất lượng công việc mà họ đóng góp gọi là tiền lương hay tiền công.

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu một cách thống nhất như sau” về thực chất, tiền lương dưới

chủ nghĩa xã hội là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ , được nhà nước phân phối, có kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của môĩ người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức, dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự thay đổi của cơ chế quản lý kinh tế đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cuả những nhận thức trên về vai trò của yếu rố sức lao động và bản chất cuả tiền lương trong sản xuất kinh doanh. Qua đó, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động hay tiền lương chính là một yếu tố chi phí kinh doanh. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí . Vì vậy, nếu doanh nghiệp áp dụng chặt chế độ trả lương một cách hợp lý cho người lao động thì dẽ khuyến khích được tinh thần hăng say của họ và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả lao động cuả việc của họ.

Ngoài ra, tiền lương còn hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau thể hiện cở nhiều khái niệm sau.

Tiền lương danh nghiã là khái niệm chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động trả cho người cung cấp sức lao động căn cứ vào hợp đồng thoả thuận giữa hai bên trong việc

thuê lao động. Trên thực tế mọimức lương trả cho người lao động đều là tiền lương danh nghiã lại chưa thể cho ta một nhận thức đầy đủ về mức trả công thực tế cho người lao động.

Tiền lương thực tế là số lượng tiêu thụ sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền lương của mình, sau khi đã đóng các khoản thuế theo quy định của chính phủ, chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.

Ta có công thức: ILTT = IIdnIg

Trong đó: ILTT là chỉ số tiền lương thực tế. IIdn là chỉ số tiền lương danh nghĩa Ig là chỉ số giá cả.

Tiền lương giá cả là một chế định quan trọng bậc nhất của pháp luật lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhất là trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện sức lao động lớn hơn cầu. Ở Việt Nam mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo cho người làm công việc đơn giản nhất trong công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp được sức lao động giản đơn và có một phần tích luỹ để tái sản xuất sức lao động mở rộng. Nó dùng để làm căn cứ tính các mức lương cho các loại lao động khác. Tuỳ theo quy định của chính phủ, lương tối thiểu có thể áp dụng thống nhất trong toàn quốc hoặc khác nhau cho các vùng hoặc khác ngành, các thành phần kinh tế khác nhau.

Tiền lương kinh tế là một khái nịêm của kinh tế học. Các doanh nghiệp muốn có được sự cung ứng sức lao động như nó yêu cầu cần phải trả mức lương lao động cao hơn so với mức lương tối thiểu. Tiền trả thêm vào mức lương tối thiểu để đạt được yêu cầu cung ứng sức lao động gọi là tiền lương kinh tế giống như tiền lương thuần tuý cho những người đã hài lòng cung ứng sức lao động cho doanh nghiệp nào đó, với các điều kiện mà người thuê lao động yêu cầu.

Cả tiền lương tối thiểu và tiền lương kinh tế đều thuần tuý xét theo cơ chế điều tiết của thị trường. Tác nhân chủ yếu hình thành mức lương tối thiểu và mức tiền lương kinh tế là các quan hệ cung cầu của thị trường.

Ngoài tiền lương người lao động tại doanh nghiệp nhận các khoản tiền thưởng do những sáng kiến trong quá trình làm việc. Tiền thưởng thực chất chính là một khoản tiền lương bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại công ty cổ phần cơ khí xây dựng công trình thừa thiên huế (Trang 39 - 42)