Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 73 - 76)

4.5.2.1 Quản lý tốt chi phí

Qua phân tích cho thấy các khoản chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty là rất cao đặc biệt là giá vốn hàng bán, do yếu tố bên ngoài tác động nên giá vốn tăng cao qua các năm, năm 2011 lên đến con số 1.558.413 triệu đồng, năm 2010 chiếm 96,3%, năm 2011 chiếm 95,7%, năm 2012 chiếm 95,8% và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. Và do Công ty chuyên về hoạt động phân phối sản phẩm, nên khó có thể điều chỉnh đƣợc giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, Công ty có thể điều chỉnh giảm giá mua hợp lý bằng cách mở rộng mối quan hệ với nhiều đối tác, để tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác nhau.Vì thế, Công ty cần tìm hiểu tình hình tiêu thụ và tồn kho để có thể dự báo nhu cầu sắp tới với mức tồn trữ hàng hóa ổn định.

Và nhận thấy khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng đến việc giảm lợi nhuận của Công ty, vì vậy nên kiểm soát hai khỏan chi phí này.

- Về chi phí bán hàng: chiếm khá cao năm 2010 là 38.031 triệu đồng, năm 2012 là 36.801 triệu đồng, năm 2011 là 39.611 triệu đồng, tỷ trọng qua 3 năm trong tổng chi phí là 2,5% và chỉ sau giá vốn hàng bán. Muốn giảm đƣợc chi phí này Công ty cần sử dụng tối đa công sức của phƣơng tiện vận chuyển, luân chuyển hàng hóa một cách khoa học, hợp lý tránh sử dụng lãng phí khi thật sự không cần thiết. Bên cạnh đó, Công ty cần có kế hoạch quảng cáo cụ thể, lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, hàng tồn kho cũng là nguyên nhân góp phần gia tăng chi phí vì khi lƣợng dự trữ hàng lớn thì Công ty phải bỏ ra khoản tiền để xây dựng kho và chi phí lƣu kho, Công ty nên tồn trữ với khối lƣợng vừa đủ để giảm bớt ảnh hƣởng của giá giảm, nếu lƣợng tồn kho nhiều khi giá giảm Công ty phải gánh chịu một khoản chi phí rất lớn. Muốn có lƣợng dự trữ hợp lý thì Công ty cần phải có sự nghiên cứu kỹ về nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của thị trƣờng để vừa đáp ứng đủ khi nhu cầu thị trƣờng tăng vừa tiết kiệm đƣợc chi phí, vừa góp phần gia tăng lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Về chi phí QLDN: chi phí QLDN cũng ở mức cao, năm 2010 là 13.392 triệu đồng, năm 2011 là 18.252 triệu đồng, năm 2012 là 11.372 triệu đồng, Công ty cần có những biện pháp để giảm chi phí này nhƣ: quy định mức tối đa chi phí điện, nƣớc, điện thoại,…, giữa các phòng ban, quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý tiền điện thoại, chi phí tiếp khách và không đƣợc sử dụng điện thoại, fax…vào mục đích riêng, mục đích cá nhân. Bên cạnh đó, Công ty cần xây dựng quy chế thƣởng phạt về việc sử dụng tiết kiệm

hay lãng phí tài sản của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm chi phí trong cán bộ, công nhân viên ở từng đơn vị. Nhƣ vậy, sẽ làm cho cán bộ, công nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn và Công ty có thể kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.

- Xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, quản lí chặt chẽ tình hình thực hiện chi phí theo kế hoạch, những chi phí nào vƣợt kế hoạch phải có sự chấp thuận của cấp quản lí. Hạn chế sử dụng nguốn vốn đi vay từ ngân hàng nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay. Tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu giá cả hợp lí, chất lƣợng tốt, địa điểm thuận lợi để tiết kiệm chi phí, giảm phí vận chuyển nhằm hạ giá thành. Bằng cách Công ty phải thƣờng xuyên theo dõi giá cả thị trƣờng, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu, có những chính sách dự trữ hợp lý các nguồn này nhằm tiết kiệm đƣợc một khoản chi phí khi giá tăng đột ngột.

- Tăng cƣờng kiểm tra hàng tháng tình hình chi phí của Công ty, nhằm phát hiện những chi phí tăng bất thƣờng để có biện pháp giảm thiểu những chi phí không cần thiết, đặc biệt chi phí vận chuyển, cần đƣa ra các lộ trình phù hợp, tận dụng tối đa công suất của phƣơng tiện vận chuyển tránh sử dụng lãng phí xe.

4.5.2.2 Nâng cao khả năng thanh toán

Vốn bằng tiền của Công ty mặc dù từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 tăng khá cao nhƣng vẫn không đảm bảo nhu cầu thanh toán của Công ty. Do đó định kỳ Công ty nên kiểm tra lƣợng tiền mặt dự trữ tại quỹ, tiền gởi ngân hàng kết hợp với so sánh thu chi của các kỳ trƣớc và lập kế hoạch tiền mặt để dự đoán trƣớc lƣợng tiền cần sử dụng. Song song đó định kỳ kiểm kê vốn thanh toán để xác định vốn lƣu động hiện có của công ty để có thể huy động kịp thời từ các nguồn vốn bổ sung.

4.5.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

- Cần lựa chọn đúng đắn trong việc đầu tƣ thêm TSCĐ để tránh tình trạng lãng phí. Nếu cần Công ty nên giảm bớt tỷ trọng của TSCĐ không dùng trong hoạt động, đồng thời thanh lý những tài sản cũ kỹ, lạc hậu, nhƣợng bán những tài sản không cần thiết để tăng vốn… có nhƣ thế mới phát huy đƣợc hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

- Sử dụng triệt để thời gian công suất của mọi TSCĐ để nâng cao năng suất sử dụng TSCĐ, đặc biệt là các máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển khi không dùng đến.

- Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu quả hoạt động của máy, xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, lỗi

thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định và đầu tƣ thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng số vòng quay của tài sản.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 73 - 76)