Công ty áp dụng hệ thống tài khoản và chứng từ kế toán theo quyết định số 15/QĐ- BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính và Thông tƣ 244/2009/TT- BTC hƣớng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2009.
3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ 01/2010 ĐẾN THÁNG 06/2013
Công ty Cổ phần Vật tƣ Hậu Giang là một trong 500 công ty nằm trong bảng xếp hạng lớn nhất Việt Nam do Vietnamnet bình chọn. Công ty có tốc độ tăng trƣởng vững mạnh và ổn định trong khu vực. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng tự khẳng định vị trí của mình. Tuy nhiên,trong thời điểm kinh tế không ổn định nhƣ hiện nay, tình hình Công ty cũng có nhiều biến động. Điều đó đƣợc thể hiện thông qua Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tƣ Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta tham khảo ở bảng sau:
Bảng 3.1: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (01/2010 - 06 /2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/6T 2012 Mức % Mức % Mức % 1. Tổng doanh thu 1.468.453 1.647.752 1.589.369 622.965 736.733 179.299 12,2 (58.383) (3,5) 113.768 18,3 2. Tổng chi phí 1.448.156 1.628.638 1.575.910 617.996 728.458 180.482 12,5 (52.728) (3,2) 110.462 17,9 3. Lợi nhuận 20.297 19.114 13.459 4.969 8.275 (1.183) (5,8) (5.655) (29,6) 3.306 66,5
Nhìn chung tình hình hoạt động trong thời gian qua của Công ty có nhiều biến động. Lợi nhuận giảm dần qua 3 năm thế nhƣng sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận có sự gia tăng đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012.
Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (bảng 3.1), ta nhận thấy rằng doanh thu của Công ty tăng 179.299 triệu đồng, tƣơng đƣơng 12,2% so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011 giảm 58.383 triệu đồng, tƣơng đƣơng 3,5%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể tăng 113.768 triệu đồng, tƣơng đƣơng 18,3%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng, giảm này là do sản lƣợng tiêu thụ và giá bán có sự biến động, nền kinh tế có sự không ổn định, giá cả các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là giá xăng, dầu…làm cho sản lƣợng mặt hàng vật liệu cũng biến động theo. Vì vậy mà doanh thu có sự chênh lệch tăng giảm.
Bên cạnh đó, tình hình chi phí của Công ty cũng có chiều hƣớng tƣơng tự, cụ thể tổng chi phí của năm 2011 so với năm 2010 tăng 180.482 triệu đồng, tƣơng đƣơng 12,5%. Và năm 2012 giảm 52.728 triệu đồng, tƣơng đƣơng 3,2% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng chi phí tăng 110.462 triệu đồng, tƣơng đƣơng 17,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng theo tốc độ tăng của lạm phát. Chi phí nguyên vật liệu tăng là do chịu sự tác động của quá trình điều chỉnh giá điện, xăng dầu trong thời gian qua. Điều này kéo theo giá vốn hàng bán tăng, cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng rất đáng kể.
Sự gia tăng đáng kể của chi phí đã làm giảm đi sự gia tăng lợi nhuận của Công ty. Năm 2011, lợi nhuận trƣớc thuế của Công ty là 19.114 triệu đồng, giảm 1.183 triệu đồng so với năm 2010 tƣơng đƣơng 5,8%. Đến năm 2012, lợi nhuận trƣớc thuế giảm, cụ thể giảm 5.655 triệu đồng, tƣơng đƣơng 29,6%. Do doanh nghiệp không nhận đƣợc các khoản điều chỉnh giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tăng khá cao so với 6 tháng đầu năm 2012, với mức tăng thêm là 3.306 triệu đồng, tƣơng đƣơng 66,5%.
Qua phân tích sơ lƣợc ta thấy tình hình hoạt động của Công ty trong những năm qua sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí rất thấp, dẫn đến lợi nhuận Công ty đạt đƣợc tƣơng đối không cao, lợi nhuận giảm đều qua 3 năm. Điều này không có gì làm lạ với tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Tuy nhiên, lợi nhuận Công ty có sự chuyển biến tích cực vào 6 tháng đầu năm 2013. Điều này thể hiện mạng lƣới hệ thống phân phối của Công ty ổn định, Công ty vẫn duy trì đƣợc mức lợi nhuận và có thể phát triển mạnh hơn trong
tƣơng lai vì vậy Công ty nên duy trì và phát huy. Tuy nhiên, đây chỉ là phân tích sơ lƣợc một số chỉ tiêu và kết quả đạt đƣợc của Công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn tình hình tài chính của Công ty ở những chƣơng tiếp theo để có thể thấy rõ hơn.
3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN,MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRIỂN CỦA CÔNG TY
3.5.1 Thuận lợi
- Công ty luôn hoạt động kinh doanh đúng pháp luật,đã tạo đƣợc uy tín trên thƣơng trƣờng đối với khách hàng và nhà sản xuất.
- Có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, có hệ thống khách hàng rộng khắp các thị trƣờng chính của từng ngành hàng, địa điểm kinh doanh thuận lợi. - Từ khi thành lập Công ty luôn không ngừng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên luôn đƣợc nâng cao kiến thức cả về lãnh đạo, hoạt động chiến lƣợc và kỹ thuật. Có tính trách nhiệm và đoàn kết nội bộ tốt.
3.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi giúp Công ty có điều kiện phát triển thì vẫn tồn tại những khó khăn phải kể đến:
- Công tác Marketing còn hạn chế: chƣa thu thập đƣợc thị trƣờng cũng nhƣ xử lý các thông tin. Thu hồi nợ ngày càng khó khăn nhất là các công trình.
- Khả năng cạnh tranh của các đối thủ ngày càng quyết liệt.
- Phƣơng tiện vận chuyển chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của Công ty nhất là khai thác thị trƣờng bán lẻ.
3.5.3 Mục tiêu
Mục tiêu đặt ra của Công ty trong thời gian tới là làm sao cho năng suất năm sau phải cao hơn năm trƣớc cả về doanh số và lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu Công ty phải không ngừng phấn đấu, có kế hoạch chỉ đạo hợp lý, chủ động kinh doanh và phải quan tâm đến nhiều mặt nhƣ:
- Giữ vững và phát triển các mặt hàng truyền thống của Công ty. - Chú ý phát triển thị trƣờng bán lẻ và thị trƣờng nông thôn.
- Đa dạng hóa ngành hàng thuộc các mặt hàng gần gũi với mặt hàng truyền thống.
- Tốc độ phát triển bình quân từ 5-15%/ năm tùy theo từng ngành hàng. - Giảm nợ quá hạn.
- Quan tâm đến việc đào tạo và đãi ngộ cán bộ, trả cổ tức cho cổ đông hợp lý, bảo tồn và phát triển vốn.
3.5.4 Định hƣớng phát triển
- Chú trọng thị trƣờng thu mua và thị trƣờng tiêu thụ nhằm đáp ứng đầy đủ quan hệ cung cầu.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng và hoạt động Marketing nhằm nâng cao hoạt động bán hàng và giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn.
- Phối hợp chặc chẽ giữa lãnh đạo và các phòng ban tạo sự đồng bộ về giải pháp quản lý chặt chẽ chi phí nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.
- Cải tiến hệ thống quản lý theo ISO 9001, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Phấn đấu tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực, nhằm tăng doanh thu ổn định giá cả trên địa bàn.
- Tận dụng các nguồn đầu vào tại địa phƣơng để giảm bớt chi phí vận chuyển tạo điều kiện cho tăng khối lƣợng tiêu thụ.
- Không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất của họ.
- Với phƣơng châm chăm sóc tốt nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ khẩu hiệu “ Uy tín - Chất lƣợng - Hiệu quả”.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦACÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ
HẬU GIANG
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh giá trị của tài sản và nguồn vốn của một tổ chức. Bảng cân đối kế toán đƣợc kết cấu thành hai phần: phần Tài sản và phần Nguồn vốn.
Thông qua việc so sánh, phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán của Công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 giúp ta có những nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của Công ty, xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán có hợp lý hay không và xu hƣớng biến động của nó nhƣ thế nào.
4.1.1 Phân tích tình hình tài sản
Trong bảng cân đối kế toán, phần Tài sản bao gồm các khoản mục Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Đối với Công ty Cổ phần Vật tƣ Hậu Giang thì khoản mục Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn.
Qua số liệu ở bảng 4.1, ta thấy tổng tài sản của Công ty biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011 tồng tài sản của Công ty tăng 61.668 triệu đồng tƣơng đƣơng 22,2% so với năm 2010. Và năm 2012 so với năm 2011 giảm 97.199 triệu đồng tƣơng đƣơng 28,6%. Nhƣng sang 6 tháng đầu năm 2013 tổng , tài sản lại tăng lên 15.731 triệu đồng, tƣơng đƣơng 7,7% so với 6 tháng đầu năm 2013. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu của sự tăng giảm trên là do biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng tài sản của Công ty, cụ thể nhƣ sau: năm 2010 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 66,3%,năm 2011 là 73,2%, năm 2012 là 63,4%. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 71,2% trong khi đó 6 tháng đầu năm 2012 là 69,3%. Nhìn chung mức biến động tỷ trọng tài sản ngắn hạn qua các năm tăng, giảm rõ rệt. Nhƣng mức chênh lệch giữa các năm thì tƣơng đối nhiều, trong đó đáng chú ý nhất là mức tăng của năm 2011 so với năm 2010 cụ thể tăng 64.137 triệu đồng, tƣơng đƣơng 34,8%.
Bảng 4.1: Kết cấu tài sản của Công ty (01/2010 - 06/2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/ 6T 2012
Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền %
Giá trị % Giá trị % Giá trị % TSNH 184.179 66,3 248.316 73,2 153.540 63,4 205.127 69,3 220.858 71,2 64.137 34,9 (94.776) (38,2) 15.731 7,7 TSDH 93.541 33,7 91.072 26,8 88.649 36,6 91.038 30,7 89.189 28,8 (2.469) (2,7) (2.423) (2,7) (1.849) (2,0) Tổng TS 277.720 100,0 339.388 100,0 242.189 100,0 296.165 100,0 310.047 100,0 61.668 22,2 (97.199) (28,6) 13.882 4,7
Ngƣợc lại, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng tài sản và có xu hƣớng giảm, cụ thể tài sản dài hạn năm 2011 giảm 2.469 triệu đồng tƣơng đƣơng 2,6% so với năm 2010. Năm 2012 lại giảm 2.423 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng đƣơng với 2,7% so với năm 2011. Và 6 tháng đầu năm 2013 so với năm 2012 giảm 1.849 triệu đồng với tỷ lệ giảm 2,0%.
Để hiểu rõ hơn về sự gia tăng của tổng tài sản có hợp lý hay không ta cần đi sâu vào phân tích biến động của từng loại tài sản trong bảng cân đối kế toán.
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của Công ty. Bao gồm nhiều khoản mục tạo thành ứng với mỗi khoản mục nó đƣợc sử dụng với mục đích khác nhau, có đặc điểm khác nhau. Nhìn chung tài sản ngắn hạn biến động liên tục qua các năm tăng giảm không đều nhau. Để hiểu rõ hơn sự biến động này ta tiến hành đi sâu phân tích từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn của Công ty.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Từ số liệu phân tích ở bảng 4.2, ta thấy rằng cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty tập trung vào tiền mặt. Năm 2011 tăng 3.258 triệu đồng, tƣơng đƣơng 69,6% so với năm 2010. Năm 2012 giảm 966 triệu đồng so với năm 2011 tỷ lệ giảm tƣơng đƣơng 12,2% và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 835 triệu đồng, tƣơng đƣơng 11,5%. Sở dĩ lƣợng tiền tăng mạnh ở năm 2011 là do Công ty đã thu về đƣợc các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản thu khó đòi. Việc lƣợng tiền tăng nhƣ vậy giúp Công ty có khả năng thanh toán nhanh.
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Đầu tƣ tài chính ngắn hạn của Công ty năm 2010 là 8.000 triệu đồng, toàn bộ là đầu tƣ vào công trái của Nhà nƣớc. Sang năm 2011, toàn bộ công trái này đƣợc hoàn trả cho Công ty nên khoản mục đầu tƣ tài chính ngắn hạn của Công ty 2011 bằng 0. Đến năm 2012 khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn là 100 triệu đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn
Nhìn chung các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Cụ thể nhƣ sau: năm 2011 các khoản thu ngắn hạn tăng 16.963 triệu đồng tƣơng đƣơng 13,5% so với năm 2010. Năm 2012 so với năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn giảm khá nhiều 44.535 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 31,2%.
Bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2013 thì lại tăng lên 6.744 triệu đồng, tƣơng đƣơng 5,7% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Năm 2011 các khoản thu tăng lên là do các khoản phải thu khách hàng tăng lên đáng kể. Phải thu khách hàng tăng 17.497 triệu đồng, tỷ lệ tƣơng đƣơng 13,9%. Nguyên nhân là do Công ty có thêm hợp đồng hợp tác với nhiều đối tác vì Cần Thơ đang có nhiều dự án xây dựng. Ngoài ra khoản mục các khoản phải thu khác giảm 449 triệu đồng giảm tƣơng đƣơng 48,9%. Riêng khoản mục trả trƣớc cho ngƣời bán tăng 573 triệu đồng tƣơng đƣơng 59,4% và dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng tăng 613 triệu đồng tƣơng đƣơng 26,8%. Điều này cho thấy Công ty đã nổ lực trong công tác thu hồi nợ.
Năm 2012 các khoản thu ngắn hạn giảm, khoản mục phải thu khách hàng giảm 45.986 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 32,0%. Khoản mục trả trƣớc cho ngƣời bán và dự phòng các khoản phải thu khó đòi đều giảm tƣơng ứng trả trƣớc cho ngƣời bán giảm 644 triệu đồng tƣơng đƣơng 41,9%. Và dự phòng các khoản phải thu khó đòi giảm 1.658 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 57,2%. Riêng khoản mục các khoản phải thu khác tăng 437 triệu đồng tăng tƣơng đƣơng 84,7%. Vì do Công ty cần tìm kiếm khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trƣờng kinh doanh.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 các khoản thu ngắn hạn tăng từ 118.160 triệu đồng tăng lên 124.904 triệu đồng. Nguyên nhân là do phải thu khách hàng tăng, tăng 6.804 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 5,8%, trả trƣớc cho ngƣời bán tăng 239 triệu đồng tƣơng đƣơng 22,8%. Bên cạnh đó các khoản phải thu khác và dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng tăng. Tƣơng ứng các khoản phải thu khác tăng 431 triệu đồng tƣơng dƣơng 50,2%. Dự phòng các khoản thu khó đòi tăng 730 triệu đồng, tƣơng đƣơng 64,6%. Khoản phải thu tăng đứng về phƣơng diện sản xuất cho thấy Công ty đang thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Tuy nhiên xét về phƣơng diện tài chính thì điều này gây không ít khó khăn cho Công ty trong việc xoay trở đồng vốn vì đồng vốn bị ứ đọng nhiều hơn vào các khoản phải thu. Vì vậy Công ty cũng nên có chính sách thu tiền hiệu quả hơn tránh để tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn.
Hàng tồn kho