Phân tích các tỷ số hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 64)

Phân tích các tỷ số hoạt động của Công ty để đo lƣờng tình hình quản lý các loại tài sản của Công ty. Chúng ta có thể đánh giá các số liệu về các loại tài sản là cao hay thấp so với hiện tại cũng nhƣ các mức độ hoạt động trong tƣơng lai. Sau đây là bảng phân tích các tỷ số hoạt động:

a) Vòng quay hàng tồn kho: (vòng)

Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả nhƣ thế nào. Nhƣ đã phân tích ta thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá nhiều trong tổng tài sản ngắn hạn nhƣng khi phân tích ta thấy vòng quay hàng tồn kho biến động qua các năm và có chiều hƣớng tăng dần. Cụ thể, vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 21,7 vòng, năm 2011 là 22,0 vòng, năm 2012 là 21,2 vòng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 8,5 vòng tăng 2,9 vòng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn do tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán lớn hơn tỷ lệ tăng tồn kho bình quân. Hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho Công ty giảm đƣợc chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tổn kho. Điều này cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty qua các năm vẫn luân chuyển bình thƣờng, thậm chí còn tốt hơn.

b) Kỳ thu tiền bình quân: (ngày)

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian cần phải thu hồi là bao lâu. Từ bảng số liệu ta thấy kỳ thu tiền bình quân qua các năm giảm dần, cụ thể năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 32,4 ngày, năm 2011 là 29,6 ngày và năm 2012 là 27,5 ngày. Đến 6 tháng đầu năm 2013 kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm 20,9 ngày so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này thể hiện chính sách thu hồi nợ của Công ty đạt hiệu quả, Công ty chỉ cho các đơn vị chiếm dụng trong thời gian vừa phải, điều này làm cho vòng quay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tốt hơn. Bên cạnh đó Công ty phải tăng

cƣờng nổ lực thu hồi những khoản nợ chậm trễ của mình đề rút ngắn thêm thời gian thu tiền bán hàng trung bình.

Bảng 4.10 : Các tỷ số hoạt động của Công ty (01/2010 – 06/2013)

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.394.151 1.558.413 1.509.722 587.898 697.999

2. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 64.300 70.714 71.195 104.340 82.005

3. Khoản phải thu Triệu

đồng 126.020 142.983 98.448 118.160 124.904 4. Khoản phải thu bình

quân

Triệu

đồng 130.780 135.083 120.838 139.271 121.532 5. Doanh thu thuần Triệu đồng 1.451.877 1.640.826 1.584.302 621.962 732.936 6. Doanh thu bình quân 1

ngày Triệu đồng 4.033,0 4.557,9 4.400,8 1.727,7 2.035,9 7. Tài sản cố định Triệu đồng 85.931 84.414 82.610 83.706 80.711 8. Tổng tài sản Triệu đồng 277.720 339.388 242.189 296.165 310.047 9. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 21,7 22,0 21,2 5,6 8,5

10. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 32,4 29,6 27,5 80,6 59,7 11. Vòng quay tài sản cố

định Vòng 16,9 19,4 19,2 7,4 9,1

12. Vòng quay tổng tài

sản Vòng 5,2 4,8 6,5 2,1 2,4

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (01/2010 - 06/2013) c) Vòng quay tài sản cố định: (lần)

Vòng quay tài sản cố định biến động qua các năm. Nhìn vào bảng số liệu ( bảng 4.10) ta thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh thì thu đƣợc lần lƣợt qua các năm, năm 2010 là 16,9 lần, năm 2011 là 19,4 lần, năm 2012 là 19,2 lần doanh thu thuần. Sang 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay tài sản cố định là 9,1 lần, tăng 1,7 lần so với 6 tháng đầu năm 2012. Ta thấy doanh thu thuần của công ty biến động qua các năm nhƣng vào 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu thuần tăng 111.641 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Riêng tài sản cố định thì giảm dần qua 3 năm, chiếm tỷ trọng

cũng không nhỏ. Qua đó, ta thấy Công ty đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định và cũng đã tận dụng khá triệt để năng lực của mình.

d) Vòng quay tổng tài sản: (vòng)

Vòng quay tổng tài sản biến động qua các năm cuối cùng vẫn là tăng cho thấy tổng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất ngày càng hiệu quả vì lƣợng hàng tồn kho và các khoản phải thu còn chiếm tỷ trọng khá nhiều trong tổng tài sản lƣu động nên hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty hiện nay chƣa đƣợc tốt. Cụ thể, năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản chỉ dao động từ 2,1- 6,5 lần. Nghĩa là với 1 đồng tài sản có tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh chỉ tạo ra đƣợc 2,1- 6,5 lần doanh thu thuần. Vì vậy, Công ty cần xem xét lại việc dự trữ hàng tồn kho và công tác thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản hơn nữa.

4.4.3 Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính

Các tỷ số đòn bẫy tài chính đánh giá mức độ mà Công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Các công ty có tỷ số đòn bẫy tài chính cao có khả năng không trả đƣợc nợ. Vì vậy để biết mức độ mà công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay ta có các tỷ số đòn bẫy tài chính. Để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích cụ thể thông qua bảng 4.11

a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu giá trị hình thành từ vốn vay. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản biến động qua các năm. Năm 2010 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 75,5% , năm 2011 tăng lên 78,5% và năm 2012 giảm còn 69,6%. Qua 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 67,3% giảm 1,5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ số giảm thể hiện giá trị của tài sản hình thành từ vốn vay ngày càng giảm. Riêng năm 2011 tăng 3,0% so với năm 2010 là do Công ty nợ nhà cung cấp nhiều hơn cụ thể khoản nợ phải trả năm 2011 tăng 56.750 triệu đồng so với năm 2010. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty không cao điều này thể hiện mức độc lập về tài chính của Công ty khá tốt.

b) Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu

Cũng giống nhƣ tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu biến động qua các năm. Năm 2010 tỷ số nợ là 3,1% tức là có 3,1 của chủ nợ tham gia cùng với 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động kinh doanh. Năm 2011 tăng 3,7% và năm 2012 giảm lại còn 2,3%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn 2,1% so với 6 tháng đầu năm 2012 có tỷ số là 2,2%. Điều này chứng tỏ Công ty không lạm dụng nhiều vào các khoản nợ để

Bảng 4.11: Các tỷ số đòn bẫy tài chính của Công ty (01/2010 – 06/2013)

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang 01/2010 đến 06/2013

phục vụ cho mục đích thanh toán của mình mà đa số sử dụng vốn tự có nhiều hơn, hạn chế sử dụng vốn vay. Vì vậy, khả năng tự chủ của Công ty khá tốt.

c) Tỷ số đảm bảo lãi vay

Thông qua chỉ tiêu này cho ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trƣớc hết có đủ để chi trả lãi vay hay không. Chỉ tiêu này còn thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ phản ánh hoạt động tài chính của Công ty. Nhìn chung từ năm 2010 đến năm 212 ta thấy lợi nhuận của Công ty có thể đảm bảo đủ trã lãi vay nhƣng lại có xu hƣớng giảm dần. Năm 2010 tỷ lệ là 9,4% sang năm 2011 giảm còn 2,6%, và năm 2012 tiếp tục giảm còn 1,8%. Trong trƣờng hợp này do tỷ lệ gia tăng lãi vay thấp hơn tỷ lệ tăng lãi trƣớc thuế và lãi vay. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ lãi vay có tăng 0,8% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng không đáng kể. Tóm lại, khả năng đảm bảo lãi vay của Công ty khá thấp, lãi trƣớc thuế và lãi vay lớn hơn chi phí trả lãi cao nhất là 9,4 lần ( năm 2010).

4.4.4 Phân tích khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của kinh doanh, nếu chỉ phân tích sự tăng giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm ta sẽ không thấy đƣợc mức độ hợp

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 1. Nợ phải trả Triệu đồng 209.592 266.342 168.552 203.747 208.523 2. Tổng tài sản Triệu đồng 277.720 339.388 242.189 296.165 310.047 3. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 68.128 73.046 73.637 92.418 101.524 4. Lợi nhuận trƣớc

thuế và lãi vay Triệu đồng 22.726 31.420 31.393 14.029 13.733 5. Chi phí lãi vay Triệu

đồng 2.429 12.306 17.934 8.250 5.458 6. Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 75,5 78,5 69,6 68,8 67,3 7. Tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu % 3,1 3,7 2,3 2,2 2,1 8. Tỷ lệ đảm bảo lãi vay Lần 9,4 2,6 1,8 1,7 2,5

lý của sự tăng giảm đó. Chính vì thế chúng ta cần phải phân tích các tỷ số lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu cũng nhƣ toàn bộ vốn tự có để có thể đánh giá mức độ biến động có phù hợp hay không.

Bảng 4.12: Khả năng sinh lời của Công ty (01/2010 – 06/2013) Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng đầu

năm 2012

6 tháng đầu năm 2013 1. Lợi nhuận sau

thuế

Triệu

đồng 16.544 14.395 10.611 4.334 6.206 2. Doanh thu thuần Triệu

đồng 1.451.877 1.640.826 1.584.302 621.962 732.936 3. Tổng tài sản Triệu

đồng 277.720 339.388 242.189 296.165 310.047 4. Vốn chủ sở hữu Triệu

đồng 68.128 73.046 73.637 92.418 101.524 5. Lợi nhuận trên

doanh thu % 1,1 0,9 0,7 0,6 0,8

6. Lợi nhuận trên

tổng tài sản % 6,0 4,2 4,4 1,3 2,0

7. Lợi nhuận trên

vốn CSH % 24,3 19,7 14,4 4,0 6,1

Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (01/2010 - 06/2013) a) Lợi nhuận trên doanh thu – ROS (%)

Qua bảng số liệu ( bảng 14), ta thấy ROS giảm qua các năm, do tốc độ tăng của doanh thu thuần luôn cao hơn lợi nhuận nên làm cho hệ số này luôn giảm, cụ thể là năm 2010 tỷ số này đạt 1,1% thể hiện cứ 100 đồng doanh thu mang đến 1,1 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 0,9%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 công ty thực hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ làm cho lƣợng khách hàng của Công ty tăng lên đáng kể, kéo theo doanh thu trong năm tăng theo, bên cạnh đó lợi nhuận cũng tăng nhƣng do chi phí trong năm tăng nhiều làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đến năm 2012, tỷ số này còn 0,7%, nguyên nhân là do Công ty mở thêm chi nhánh làm cho chi phí trong năm tăng nhiều. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả nhƣng về công tác kiểm soát chi phí thì chƣa tốt. Sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số ROS có chiều hƣớng tăng lên, cụ thể tỷ số ROS 6 tháng đầu năm 2013 là 0,8% tăng 0,2 so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công ty điều này nói lên hiệu quả quản lý đồng lời của Công ty đã tốt hơn.

b) Lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA(%)

Đây là chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời của tài sản. Ta thấy hệ số sử dụng tài sản của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2010, tỷ số ROA là 6,0% thể hiện cứ 100 đồng tài sản mà công ty bỏ ra đem lại 6,0 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2011 và 2012 tỷ số này lần lƣợt là 4,2% và 4,4%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 và 2012 Công ty mua quyền sử dụng đất để dự trữ cộng thêm việc mở thêm chi nhánh nên giá trị tài sản tăng cao. Bên cạnh đó việc kinh doanh của chi nhánh còn mới chƣa đi vào quỹ đạo nên lợi nhuân đạt đƣợc cũng không cao . Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chƣa tốt so với tốc độ tăng của tài sản do đó dẫn đến tỷ suất sinh lời của tổng tài sản giảm qua các năm. Tuy nhiên sang 6 tháng đầu năm 2013 tỷ số này là 2,0% tăng 0,7% so với 6 tháng đầu năm 2012 đã thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty có hƣớng khởi sắc. Vì vậy Công ty cần duy trì tốc độ này cho những năm tới.

c) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE(%)

Chỉ tiêu này rất đƣợc nhà đầu tƣ quan tâm vì nó nói lên khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Cũng nhƣ tỷ số ROA, tỷ số ROE cũng giảm dần qua các năm. Tỷ số này cao nhất là 24,3% năm 2010, thể hiện cứ 100 đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra 24,3 đồng lợi nhuận. Sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ số ROE tăng 2,1% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tỷ số này tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tỷ số từ năm 2010 đến 2012 giảm nhẹ cho thấy tốc độ lợi nhuận tăng chậm hơn tốc độ của vốn chủ sở hữu, điều này tuy không khả quan nhƣng trong thời điểm kinh tế có nhiều biến động nhƣ những năm qua thì đây là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, vào 6 tháng đầu năm 2013 hệ số sinh lời tăng trở lại cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ngày càng sẽ cao.

Qua sơ đồ Dupont, ta có thể thấy khái quát về tình hình tài chính của Công ty trong đó các tỷ số đều có tƣơng tác với nhau. Cụ thể:

Xét bên trài sơ đồ:

Bên trái sơ đồ triển khai mức lợi nhuận trên doanh thu thuần. Khi chia lợi nhuận cho doanh thu ta đƣợc doanh lợi tiêu thụ (ROS). Do đó để nâng cao tỷ số ROS Công ty phải nâng cao lợi nhuận sao cho tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Mà biện pháp tốt nhất để nâng cao lợi nhuận là kiểm soát tổng chi phí. Nhƣ đã phân tích ở phần trên, tổng chi phí của Công ty tăng qua các năm biến động là do sự biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và chi phí thuế TNDN.

4.4.5 Phân tích sơ đồ Dupont

Hình 4.1: Sơ đồ Dupont tình hình tài chính Công ty

ROE (%) 2010: 24,3 2011: 19,7 2012: 14,4 ROA (%) 2010: 6,0 2011: 4,2 2012: 4,4 Tổng TS/VCSH (%) 2010: 407,6 2011: 464,6 2012: 328,9 x Tổng tài sản 2010: 277.720 2011: 339.388 2012: 242.189 ROS (%) 2010: 1,1 2011: 0,9 2012: 0,7 Vòng quay tổng TS (lần) 2010: 5,2 2011: 4,8 2012: 6,5

Lợi nhuận sau thuế

2010: 15.223 2011: 14.336 2012: 10.094

Doanh thu thuần

2010: 1.451.877 2011: 1.640.826 2012: 1.584.302 x : : Tổng DT 1.468.453 1.647.752 1.589.369 Tổng TSNH 184.179 248.316 153.540 Tổng TSDH 93.541 91.072 88.649 - + Tổng chi phí 1.448.156 1.628.638 1.575.910

- Đối với giá vốn hàng bán thì biến động qua các năm, do Công ty mở rộng thêm Công ty cổ phần bê tông trộn sẵn phục vụ ở Cần Thơ nên làm cho giá vốn hàng bán tăng lên trong năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng bên cạnh đó chi phí giá vốn hàng bán cũng biến động tăng, công ty khó mà kiểm soát đƣợc vì giá nguyên vật liệu là do nhà cung cấp chi phối. Do đó để giảm giá vốn Công ty nên bố trí lao động, sử dụng lao động hợp lý, hạn chế lãng phí nguyên vật liệu.

- Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, hai loại chi phí này cũng biến động qua các năm, chủ yếu là do lƣơng nhân viên, chi phí điện, nƣớc, điện thoại, chi phí quảng cáo…Do đó Công ty chỉ có thể kiểm soát

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang (Trang 64)