- Xác định các tiêu chí thiết kế hệ thống câu hỏi trong kịch bản phần mềm
b. Phơng pháp thực hiện.
Từ việc xác định mục tiêu, phân tích logic nội dung, xác định kiến thức mã hoá thành các dạng câu hỏi và su tầm các hình ảnh, đoạn băng hình phù hợp cho từng nội dung kiến thức đã xác định, GV bắt đầu viết kịch bản để nhập vào phần mềm. Kịch bản bài giảng chính là một bản kế hoạch thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa mục đích, nội dung và phơng pháp dạy học cho từng bài học cụ thể (xem phụ lục 2). Sau đó, tiến hành nhập liệu thông tin (lí thuyết, hình ảnh, âm thanh, video...) vào phần mềm đã đợc thiết kế với những tính năng mong muốn.
Nội dung kịch bản phải rõ ràng, mạch lạc đúng với Form thiết kế của phần mềm. Cần lu ý mỗi một đơn vị kiến thức cần những hình ảnh, đoạn băng nào thì phải nêu rõ để tránh đa hình ảnh không phù hợp với nội dung. Những câu hỏi trong kịch bản phải có sẵn đáp án để chuyên gia tin học dễ dàng đa vào phần trợ giúp. Kiến thức trong kịch bản phải bám sát SGK và chỉ bổ xung những kiến thức cần thiết và phù hợp, kiến thức phải dễ hiểu, tinh giảm, đảm bảo thời gian của một tiết học nếu nh giáo viên muốn dùng PMDH để tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
Kịch bản của mỗi bài học đều có các phần sau: - Mục tiêu bài học
- Học kiến thức mới - Ghi nhớ
- Em có biết : GV có thể bổ sung t liệu phù hợp với nội dung SGK.
Trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình xây dựng trên, chúng tôi đã xây dựng kịch bản chơng II: “Ngành ruột khoang”- SGK Sinh học 7, để chính thức đa vào phần mềm (xem phụ lục 2). Dới đây chúng tôi xin đa ra một ví dụ:
Bài 8: Thuỷ tức