Làm thế nào để thực hiện tốt chương trình và SGK mới?

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 74 - 75)

III. Yêu cầu về phương pháp dạy học

3.2. Làm thế nào để thực hiện tốt chương trình và SGK mới?

Sách giáo khoa là tài liệu học tập, tài liệu khoa học, vừa là nguồn cung cấp kiến thức phong phú cho người học, vừa là phương tiện chủ yếu để người dạy tổ chức hoạt động học.

SGK chứa đựng những kiến thức khoa học, cơ bản và hệ thống nên học sinh có thể lĩnh hội kiến thức một cách lôgíc, ngắn gọn, khái quát nhất.

Với tư cách là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, SGK sử dụng để tổ chức: + Lĩnh hội kiến thức mới.

+ Ôn tập và củng cố kiến thức đã học trên lớp.

+ Trả lời câu hỏi và bài tập, qua đó vừa lĩnh hội kiến thức, vừa rèn luyện thao tác tư duy. SGK được biên soạn lần này theo định hướng đổi mới: kênh hình và kênh chữ trong SGK không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức có sẵn cho HS mà là phương tiện hỗ trợ đắc lực khi dạy trên lớp, là công cụ để giáo viên tổ chức, giải quyết những yêu cầu dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. Khi đó những gì in trong sách chỉ là tài liệu cốt lõi, cơ bản mà cần được gia công theo định hướng của thầy.

Như vậy, việc khai thác, sử dụng SGK mới như thế nào cho có hiệu quả trong dạy học còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp sử dụng nó và phải dựa trên cơ sở triết học, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học,…

SGK- phương tiện để tổ chức hoạt động tự lực của học sinh:

Theo I.F.Khalamop: Bản chất của hoạt động độc lập nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo là ở chỗ việc nắm vững kiến thức mới được thực hiện độc lập với từng học sinh thông qua đọc sách có suy nghĩ kỹ tài liệu nghiên cứu, thông hiểu các sự kiện, các ví dụ nêu ra trong sách và các kết luận khái quát hoá từ các sự kiện và ví dụ đó.

SGK là nguồn cung cấp tri thức quan trọng nhất mà đa số học sinh đều có. Trong quá trình học tập, SGK đối với học sinh là nguồn tư liệu cốt lõi, cơ bản để tra cứu, tìm tòi. Tư liệu tra cứu được từ SGK phải trải qua một chuỗi các thao tác tư duy logic. Do đó trong quá trình làm việc với SGK, học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo đọc sách. Đây là hai mặt quan trọng có quan hệ tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình học sinh độc lập làm việc với SGK.

Trong bài tổng kết kinh nghiệm sử dụng SGK để dạy học Sinh học trung học phổ thông, GS.TS. Đinh Quang Báo đã viết: Để nâng cao giá trị dạy học của SGK, GV phải xem SGK là công cụ để tổ chức hoạt động tự học của học sinh.

Dưới sự tổ chức, định hướng của giáo viên có thể cho phép tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu SGK của học sinh theo một phổ rộng: Từ việc nghiên cứu sách để ghi nhớ tái hiện các sự kiện, tư liệu, đến việc nghiên cứu SGK để giải quyết một nhiệm vụ nhận thức sáng tạo.

Bằng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ giúp học sinh giải mã được kiến thức ở trong SGK bằng các ngôn ngữ riêng như: Sơ đồ, bảng biểu, đồ thị, thí nghiệm,… do đó học sinh vừa chủ động lĩnh hội được kiến thức, vừa nhớ lâu hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và kích thích được hoạt động học tập tích cực của học sinh, tức là học sinh vừa nắm được kiến thức, vừa nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó, phát triển tư duy.

3.2.1. Các kỹ năng học sinh có được từ việc tự lực nghiên cứu SGK: 3.2.1.1. Dạy học sinh kỹ năng thực hiện các lệnh ở SGK (mới):

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 74 - 75)