Quá trình đột biến

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 36 - 38)

1.1. Áp lực của quá trình đột biến

Đột biến là nguyên liệu tiến hóa sơ cấp, còn quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản, vì quá trình này đã gây ra một áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể. áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen bị đột biến.Tần số đột biến với từng gen thường rất thấp (trung bình là 10-6 đến 10-4 , nghĩa là cứ 1 triệu đến 1 vạn giao tử thì có 1 giao tử mang đột biến về một gen nào đó) nên áp lực của quá trình đột biến là không đáng kể, nhất là đối với các quần thể lớn.

Để xác định áp lực của quá trình đột biến làm thay đổi tần số gen là không đáng kể ta xét dưới dạng mô hình toán học sau:

Giả sử tại một lôcut có 2 alen là A và a. A đột biến thành a với tần số u tính trên số giao tử trong một thế hệ. Ví dụ ở thế hệ xuất phát tần số tương đối của A là po. Sang thế hệ thứ nhất có u alen A biến đổi thành alen a do đột biến. Tần số của A ở thế hệ này là:

Sang thế hệ thứ hai, A tiếp tục đột biến thành a với tần số u. Lúc đó tần số A: p2 = p1 - up1 = p1(1- u) (2)

Thay thế p1 ở (2) bằng giá trị của nó như ở (1) ta có: p2 = po (1 - u) (1 - u) = po (1 - u)2

Sau n thế hệ tần số tương đối của A sẽ là: pn = po (1 - u)n (3)

Đại lượng u rất nhỏ so với 1 (trung bình là 10-6 - 10-4), cho nên biểu thức (1 - u)n có thể thay thế bằng đại lượng e-un ,do đó từ (3) suy ra:

pn = poe-un (4) Từ (4) xác định được:

qn = 1 - poe-un

Ví dụ, u = 10-5 , để làm giảm Po đi 1/2 phải cần số thế hệ là: 2 1 po = poe-un → 2 1 = 1/eun → n ≈ 69000 thế hệ

Đột biến có thể xảy ra ở một gen theo hai chiều. Song song với đột biến thuận A→a với tần số u có thể có đột biến nghịch a → A với tần số v. Giả sử tại gen A xảy ra đột biến theo cả hai chiều. Sau một thế hệ tần số tương đối của A sẽ là:

P1 = p0 - up0 + vp0

Lượng biến thiên tần số tương đối của A là: ∆p = p1 - p0

Thay giá trị của p1 vào ta có:

∆p = (p0 - up0 + vp0 ) - p0 = vq0 - up0

Tần số tương đối p của A q của a sẽ đạt thế cân bằng khi số lượng đột biến thuận và nghịch bù trừ cho nhau, nghĩa là ∆p = 0 khi vq = up, mà q = 1- p nên up = v (1 - p). Từ đó:

up + vp = v , suy ra: p =

u v

v

+ Tương tự như vậy, q =

v u

u

+

Ví dụ, v = 10-6 và u = 3v thì cân bằng mới sẽ đạt được lúc q =

v v v + 3 3 = 4 3 = 0,75

Và p = 0,25 . nếu trong quần thể có 10.106 alen A và a thì lúc cân bằng trong quần thể có 2,5.106 alen A và 7,5.106 alen a.

Trường hợp có cả đột biến nghịch thì tần số tương đối của các alen chậm hơn lúc chỉ có đột biến thuận.

1.2. Vai trò của đột biến

Vai trò chính của quá trình đột biến là tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. Quá trình đột biến gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lí, hoá sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn của cơ thể (hình 10.2).

Hình 10.2 - Một số thể đột biến ở ruồi giấm

Hàng trên: hình dạng, kích thước cánh; Hàng dưới: hình dạng, màu sắc mắt.

Tuy tần số đột biến của từng gen thường rất thấp, nhưng một số gen dễ đột biến, tần số đó có thể lên tới 10-2. Mặt khác,vì thực vật, động vật có hàng vạn gen nên tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn. Ruồi giấm có 5000 gen, tỉ lệ giao tử mang đột biến trong quần thể có thể tới 25%.

Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, đã được hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài. ở một loài ruồi giấm, từ1/4 đến 1/3 số NST đã nghiên cứu có đột biến gây chết hoặc nửa gây chết. Trong môi trường quen thuộc, thể đột biến thường tỏ ra có sức sống kém hoặc kém thích nghi so với dạng gốc. Đặt vào điều kiện mới, nó có thể tỏ ra thích nghi hơn, có sức sống cao hơn. Trong môi trường không có DDT thì dạng ruồi mang đột biến kháng DDT sinh trưởng chậm hơn dạng ruồi bình thường nhưng khi phun DDT thì đột biến này lại có lợi cho ruồi. Như vậy khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi của nó.

Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn alen đột biến là alen lặn. Xuất hiện ở một giao tử nào đó, alen lặn sẽ đi vào hợp tử và tồn tại bên cạnh alen trội tương ứng ở thể dị hợp, do đó nó không biểu hiện ở kiểu hình. Qua giao phối, alen lặn có thể đi vào thể đồng hợp và được biểu hiện. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. Một đột biến nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng đặt trong sự tương tác với các gen trong một tổ hợp khác nó có thể trở nên có lợi.

Đột biến tự nhiên được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá, trong đó đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu vì so với đột biến nhiễm cắc thể thì chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.

Các nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ các nòi, các loài phân biệt nhau thường không phải bằng một vài đột biến lớn mà bằng sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ.

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 36 - 38)